Luật Sở hữu trí tuệ quy định Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Sau khi hết thời gian nói trên, nếu như chủ sở hữu không tiến hành gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ thì Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ hết hiệu lực. Việc gia hạn hiệu lực sớm sẽ giúp nhãn hiệu tiếp tục được pháp luật bảo hộ.
Thực tế cho thấy rằng, khi nhãn hiệu được thừa nhận và sử dụng rộng rãi trên thị trường sẽ xuất hiện những đối tượng muốn lợi dụng điều đó để tư lợi cá nhân bằng các hành vi như làm giả, làm nhái các sản phẩm mang nhãn hiệu đó. Tuy nhiên, nếu hết thời hạn nhãn hiệu được bảo hộ độc quyền mà doanh nghiệp không tiến hành gia hạn thì khi xảy ra tranh chấp rất khó để bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp. Điều đó gây nên tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp. Vậy nên, chủ sở hữu nhãn hiệu cần phải tiến hành gia hạn nhãn hiệu càng sớm càng tốt để có thể tránh sự xâm phạm quyền lợi và đem lại sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Chuẩn bị hồ sơ gia hạn Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu
Để tiến hành gia hạn Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu, cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
+ Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ theo mẫu;
+ Bản gốc Văn bằng bảo hộ (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào Văn bằng bảo hộ);
+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;
+ Tài liệu khác (nếu cần).
Các lưu ý khi gia hạn Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu
– Thứ nhất, để được gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ, trong vòng 06 tháng tính đến ngày Văn bằng bảo hộ hết hiệu lực chủ Văn bằng bảo hộ phải nộp đơn yêu cầu gia hạn. Có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ.
– Thứ hai, đơn yêu cầu gia hạn có thể được nộp muộn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày Văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ Văn bằng bảo hộ phải nộp thêm lệ phí gia hạn hiệu lực muộn (cộng thêm 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn).
– Thứ ba, trước khi tiến hành gia hạn, chủ sở hữu cần kiểm tra thông tin trên Văn bằng bảo hộ và thông tin thực tế. Chủ sở hữu cần kiểm tra kỹ về tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp và địa chỉ đăng ký. Trong trường hợp có sự thay đổi về thông tin, chủ sở hữu cần cập nhật thông tin về địa chỉ hiện tại khi tiến hành thủ tục gia hạn nhãn hiệu.
– Thứ tư, khi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị mất, bị rách, hỏng, bẩn, phai mờ đến mức không sử dụng được nữa. Đây là một trường hợp xảy ra khá phổ biến trên thực tế. Với trường hợp này, chủ sở hữu có thể thực hiện hoạt động xin cấp lại Văn bằng bảo hộ đã bị mất, bị rách, hỏng, bẩn, phai mờ đến mức không sử dụng được nữa.
– Thứ năm, chủ sở hữu sử dụng nhãn hiệu đúng như mẫu đã đăng ký. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xuất hiện trường hợp chủ sở hữu sử dụng mẫu nhãn hiệu có sự thay đổi đáng kể so với mẫu nhãn hiệu đã đăng ký. Trong trường hợp này, nếu như mẫu nhãn hiệu thực tế có sự thay đổi đáng kể, vượt quá phạm vi quy định, mẫu nhãn hiệu đó sẽ được xem là một dấu hiệu mới và phải tiến hành đăng ký bảo hộ từ đầu. Việc gia hạn trong trường hợp này sẽ không được chấp thuận.
Luật Bạch Minh – đại diện sở hữu công nghiệp, tư vấn và cung cấp dịch vụ:
– Đăng ký bản quyền tác giả;
– Đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu, Kiểu dáng công nghiệp;
– Giải quyết trang chấp Nhãn hiệu, Thương hiệu;
– Nhượng quyền, Li – xăng, chuyển nhượng Nhãn hiệu.
Chi tiết vui lòng liên hệ:
Phòng Sở hữu Công nghiệp – Văn phòng luật sư Bạch Minh
Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội
VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28
Email: luatbachminh@gmail.com