Doanh nghiệp muốn phát triển mạnh, muốn phủ rộng toàn cầu thì một trong những yếu tố không thể thiếu là thành lập chi nhánh của công ty tại các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, thủ tục thành lập chi nhánh công ty như thế nào, điều kiện và những khó khăn gì khi tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh công ty.
Qua bài viết sau Luật Bạch Minh mang đến doanh nghiệp những kiến thức và thông tin cực kỳ quan trọng giúp doanh nghiệp tiến hành mở chi nhánh dễ dàng và nhanh gọn hơn.
Mục lục bài viết
- 1. Chi nhánh là gì?
- 2. Thủ tục thành lập chi nhánh công ty
- 3. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty
- 4. Tìm hiểu về điều kiện thành lập chi nhánh công ty
- 6. Các loại phí khi đăng ký thành lập chi nhánh công ty
- 7. Thủ tục thuế sau khi đăng ký thành lập chi nhánh công ty
- 8. Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty
- 9. Một số câu hỏi liên quan đến đăng ký thành lập chi nhánh công ty
1. Chi nhánh là gì?
Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, chi nhánh được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh có thể thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài.
2. Thủ tục thành lập chi nhánh công ty
Bước 1. Lựa chọn thông tin về chi nhánh.
Công ty tiến hành lựa chọn các thông tin về thành lập chi nhánh công ty bao gồm:
– Tên chi nhánh dự kiến thành lập
– Địa chỉ chi nhánh
– Số điện thoại địa chi nhánh
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh của chi nhánh
– Thông tin về Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh
– Số lượng lao động dự kiến tại chi nhánh
– Hình thức hạch toán của chi nhánh
– Địa chỉ nhận thông báo thuế của chi nhánh
Bước 2. Công ty họp biểu quyết về việc thành lập chi nhánh
– Đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty tiến hành họp Hội đồng thành viên biểu quyết về việc thành lập chi nhánh của công ty.
– Đối với Công ty cổ phần, công ty tiến hành họp Hội đồng quản trị biểu quyết về việc thành lập chi nhánh của công ty.
Bước 3. Soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh
Bước 4. Doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty
Công ty tiến hành nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh để xử lý hồ sơ thành lập chi nhánh công ty.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ thành lập chi nhánh công ty, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 5. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh công ty
Sau khi nhận được thông báo chấp thuận hồ sơ của Phòng đăng ký kinh doanh, công ty tiến hành liên hệ phòng đăng ký kinh doanh để nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận và nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Bước 6. Khắc dấu chi nhánh công ty
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh công ty, công ty tiến hành thủ tục khắc con dấu chi nhánh tại tổ chức đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ khắc dấu công ty.
Nội dung mẫu dấu của chi nhánh bao gồm : Tên chi nhánh; Mã số thuế của chi nhánh; Tên tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt chi nhánh.
Bước 7. Thủ tục thuế đối với chi nhánh mới thành lập
– Liên hệ nhà cung cấp chữ ký số để mua Token (chữ ký số) cho chi nhánh
– Liên hệ nhà cung cấp phần mềm hoá đơn điện tử mua phần mềm hoá đơn điện tử
– Thông báo phát hành hoá đơn điện tử
– Kê khai và nộp thuế môn bài đối với chi nhánh. Hiện nay mức thuế môn bài áp dụng cho chi nhánh là: 1.000.000 đồng/năm.Đối với chi nhánh được thành lập từ công ty mới thành lập năm đầu tiên thì được miễn lệ phí môn bài và hạn tờ khai nộp thuế môn bài đến 31/01 năm sau
Bước 8. In biển hiệu chi nhánh công ty
– Liên hệ với tổ chức làm biển hiệu chi nhánh và treo biển hiệu chi nhánh tại địa chỉ hoạt động của chi nhánh theo trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
– Nội dung biển hiệu của chi nhánh công ty cần có tối thiểu các nội dung sau: Tên chi nhánh; địa chỉ chi nhánh.
3. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty
3.1. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH 2 thành viên trở lên
– Thông báo thành lập chi nhánh của công ty TNHH 2 thành viên trở lên
– Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thành lập chi nhánh
– Quyết định của Hội đồng thành viên về việc thành lập chi nhánh
– Quyết định bổ nhiệm Người đứng đầu chi nhánh
– Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý của người đứng đầu chi nhánh
– Văn bản uỷ quyền đối với trường hợp người tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh không phải người đại diện theo pháp luật của công ty.
– Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý của người tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh
3.2. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần
– Thông báo thành lập chi nhánh của công ty cổ phần
– Biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh
– Quyết định của Hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh
– Quyết định bổ nhiệm Người đứng đầu chi nhánh
– Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý của người đứng đầu chi nhánh
– Văn bản uỷ quyền đối với trường hợp người tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh không phải người đại diện theo pháp luật của công ty.
– Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý của người tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh.
3.3. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên
– Thông báo thành lập chi nhánh của công ty TNHH 1 thành viên
– Quyết định của Chủ sở hữu về việc thành lập chi nhánh
– Quyết định bổ nhiệm Người đứng đầu chi nhánh
– Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý của người đứng đầu chi nhánh
– Văn bản uỷ quyền đối với trường hợp người tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh không phải người đại diện theo pháp luật của công ty.
– Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý của người tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh.
4. Tìm hiểu về điều kiện thành lập chi nhánh công ty
4.1. Quy định về điều kiện đối với tên chi nhánh
– Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
– Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “chi nhánh”
– Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
– Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên của địa điểm kinh doanh, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức.
Một số mẫu đặt tên cho chi nhánh công ty theo quy định
+ Chi nhánh – Công ty cổ phần Bạch Minh
+ Chi nhánh Hà Nội Công ty TNHH Bạch Minh
+ Công ty TNHH MTV xăng dầu ABC – Chi nhánh số 2 Bình Phước
+ Chi nhánh kinh doanh hoa quả – Công ty cổ phần thực phẩm Hà Tây
+ Chi nhánh SUNDAY – Công ty TNHH SUNDAY NEW
4.2. Điều kiện về địa chỉ của chi nhánh
– Địa chỉ mở chi nhánh không được thành lập tại Nhà chung cư hoặc Nhà tập thể.
– Địa chỉ của chi nhánh là địa chỉ liên lạc của địa điểm được xác định theo địa giới đơn vị hành chính phải có ít nhất 4 trường thông tin (số nhà/thôn/Tổ; xã/phường/Thị Trấn/ Quận/huyện; Tỉnh/Thành phố).
Một số mẫu về địa chỉ chi nhánh công ty năm 2022
+ Số nhà 50 ngõ 20 đường Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
+ Số nhà 28 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
+ Tổ 19, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
+ Số nhà 69 Khu tập thể xí nghiệp cơ khi, Phường La Khê, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.
+ Thôn 7, Xã Hát Môn, Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội.
+ Ấp 7, Phường 10, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Đường Hồ Tùng Mậu, Phường Mai Dịch, Quạn Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
4.3. Điều kiện ngành nghề kinh doanh chi nhánh công ty
– Chi nhánh chỉ được lựa chọn kinh doanh toàn bộ hoặc một trong các ngành nghề kinh doanh của Công ty đã đăng ký kinh doanh.
– Lựa chọn 1 ngành nghề trong danh sách ngành nghề của chi nhánh để chọn ngành, nghề đăng ký kinh doanh chính của chi nhánh.
4.4. Điều kiện về người đứng đầu chi nhánh công ty
Mọi cá nhân có quyền giữ chức vụ người đứng đầu chi nhánh, trừ các trường hợp sau:
– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân.
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
5. Giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị thành lập chi nhánh công ty
– Bản sao công chứng căn cước công dân/ hộ chiếu/ chứng minh nhân dân của người đứng đầu chi nhánh.
– Giấy tờ liên quan đến địa chỉ trụ sở như: Giấy chứng nhận quyến sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sả gắn liền với đất/ Giấy phép xây dựng, Hợp đồng thuê nhà ….
– Bộ hồ sơ thành lập chi nhánh công ty
6. Các loại phí khi đăng ký thành lập chi nhánh công ty
Khi đăng ký thành lập chi nhánh công ty, công ty sẽ phải nộp các loại phí, lệ phí nhà nước sau:
– Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh công ty
– Lệ phí khắc dấu của chi nhánh
– Lệ phí đăng ký mua chữ ký số (Token) của chi nhánh
– Lệ phí in biển hiệu chi nhánh treo tại địa chỉ trụ sở chi nhánh
7. Thủ tục thuế sau khi đăng ký thành lập chi nhánh công ty
Sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh của công ty, chi nhánh tiến hành các thủ tục về thuế như sau:
– Đăng ký mua chữ ký số (Token) của chi nhánh
– Đăng ký kê khai tờ khai thuế môn bài của chi nhánh
– Đăng ký phần mềm hóa đơn điện tử và phát hành hóa đơn điện tử
8. Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty
Khi sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh công ty của Luật Bạch Minh sẽ tiến hành các công việc sau:
– Tư vấn quy định pháp luật về chi nhánh công ty
– Tư vấn trình tự và hồ sơ thành lập chi nhánh công ty
– Soạn hồ sơ liên quan đến việc thành lập chi nhánh công ty
– Đại diện công ty tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Cơ quan đăng ký kinh doanh
– Nhận kết quả – Giấy chứng nhận đăng ký Chi nhánh và bàn giao cho khách hàng
– Khắc dấu của chi nhánh công ty
– Tư vấn các vấn đề phát sinh sau khi thành lập chi nhánh
Thông tin công ty cần cung cấp để tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh
– Tên chi nhánh dự kiến thành lập
– Địa chỉ chi nhánh, Công ty lựa chọn vị trí đặt địa chỉ chi nhánh có thể là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh trực tiếp của chi nhánh hoặc là nơi đặt văn phòng làm việc của công ty.
– Số điện thoại chi nhánh
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh của chi nhánh (lựa chọn một số ngành nghề tử công ty)
– Thông tin người đứng đầu của chi nhánh, thông tin tại giấy chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu
– Số lượng lao động dự kiến tại chi nhánh
– Hình thức hạch toán của chi nhánh
– Địa chỉ nhận thông báo thuế của chi nhánh
Kết quả nhận được khi sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập chi nhánh của công ty
– Giấy chứng nhận đăng ký hoat động chi nhánh
– Con dấu tròn chi nhánh
– Dấu chức danh của người đứng đầu chi nhánh (Giám đốc chi nhánh)
– Bộ hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh
– Bộ hồ sơ sau thành lập chi nhánh như: Biên bản họp, quyết định, quyết định bổ nhiệm giám đốc, quyết định bổ nhiệm người phụ trách kế toán…
– Biển hiệu chi nhánh
– Chữ ký số (Token) của chi nhánh
– Phần mềm hóa đơn điện tử của chi nhánh
– Hỗ trợ nộp tờ khai thuế môn bài cho chi nhánh
– Nộp thông báo phát hành hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế
9. Một số câu hỏi liên quan đến đăng ký thành lập chi nhánh công ty
– Chi nhánh có vốn điều lệ không?
Nội dung tư vấn: Chi nhánh không có vốn điều lệ, vốn hoạt động của chi nhánh được phân bổ từ nguồn vốn của công ty
– Chi nhánh có xuất được hóa đơn không?
Nội dung tư vấn: Chi nhánh có đăng ký phần mềm hóa đơn điện tử và xuất hóa đơn cho khách hàng tử chi nhánh công ty.
– Chi nhánh là hạch toán phụ thuộc hay hạch toán độc lập
Nội dung tư vấn: Công ty có thể lựa chọn hình thức hạch toán kế toán cho chi nhánh là hạch toán phụ thuộc hoặc có thể chọn hạch toán độc lập đều được. Việc lựa chọn hình thức hạch toán cho chi nhánh là quyền của công ty và phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
– Công ty có thể mở tối đa bao nhiêu chi nhánh
Nội dung tư vấn: Công ty có thể mở nhiều chi nhánh và không giới hạn số lượng chi nhánh của công ty.
– Chi nhánh có phải chịu thuế môn bài không?
Nội dung tư vấn: Thuế môn bài chi nhánh phải nộp là 1.000.000 VNĐ/Năm.
– Người đại diện theo pháp luật công ty có thể giữ chức vụ là người đứng đầu chi nhánh được không?
Nội dung tư vấn: Người đại diện theo pháp luật công ty được quyền giữ chức vụ là người đứng đầu chi nhánh hoặc có thể thuê người khác giữ chức vụ là người đứng đầu chi nhánh. Việc lựa chọn ai là người đứng đầu chi nhánh phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh và kinh nghiệm quản lý của từng người.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH
– Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao – Hà Đông – T.P Hà Nội
– VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21 Lâm Văn Bền – Quận 7 – T.P Hồ Chí Minh
– Điện thoại/ Zalo/ Viber: 0904.152.023 – 0865.28.58.28
Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Email: luatbachminh@gmail.com