Xin giấy phép trung tâm dạy thêm

Theo nội dung thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định đối với các tổ chức trung tâm dạy thêm phải xin giấy phép kinh doanh. Đây là quy định mới đối với hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký xin giấy phép kinh doanh. Quà bài viết này, Luật Bạch Minh tư vấn và hướng dẫn mọi người về quy định và thủ tục về xin giấy phép kinh doanh theo quy định mới nhất.

1. Các yêu cầu đối với trung tâm dạy thêm

Trung tâm dạy thêm hoạt động dạy thêm có thu tiền của học sinh phải thực hiện các yêu cầu sau:

– Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;

– Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.

– Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.

2. Yêu cầu đối với giáo viên dạy tại trung tâm dạy thêm

– Người dạy thêm tại trung tâm phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.

– Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm tại trung tâm phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.

– Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

– Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

3. Trách nhiệm của trung tâm dạy thêm

– Thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm.

– Quản lí và bảo đảm chất lượng dạy thêm, học thêm và quyền lợi của học sinh học thêm, người dạy thêm; quản lí, sử dụng tiền học thêm theo quy định.

– Quản lí, lưu giữ hồ sơ tổ chức dạy thêm, học thêm theo quy định.

– Báo cáo, giải trình về việc thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan với các cơ quan chức năng khi được yêu cầu.

– Tiếp nhận và xử lí ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh về việc dạy thêm, học thêm trước và trong quá trình tổ chức thực hiện.

4. Điều kiện xin giấy phép trung tâm dạy thêm

Trung tâm dạy thêm được thành lập theo hình thức xin giấy phép hộ kinh doanh hoặc xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp (thành lập công ty). Đối với mỗi hình thức sẽ có điều kiện thành lập khác nhau.

4.1 Điều kiện xin hộ kinh doanh dạy thêm 

– Cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

– Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại

– Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm tại hộ kinh doanh.

4.2 Điều kiện về cá nhân thành lập công ty kinh doanh dạy thêm

Cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ các trường hợp sau:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chứcvà Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

5. Thủ tục xin giấy phép trung tâm dạy thêm

Bước 1. Cá nhân thành lập trung tâm dạy thêm nộp hồ sơ đăng ký xin giấy phép kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh để xin cấp giấy phép kinh doanh. Cụ thể như sau:

Đối với xin giấy phép hộ kinh doanh nộp tại Phòng kế hoạch – tài chính Ủy ban nhân dân quận/huyện

– Đối với xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp nộp tại Phòng đăng ký kinh daonh Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

Bước 2. Nộp lệ phí nhà nước và Giấy phép kinh doanh

Bước 3. In biển hiệu và treo biển hiệu tại địa chỉ hoạt động trung tâm dạy thêm

Bước 4. Tiến hành các thủ tục về thuế sau khi xin cấp giấy phép kinh doanh

6. Hồ sơ xin giấy phép trung tâm dạy thêm

6.1 Hồ sơ xin giấy phép hộ kinh doanh hoạt động trung tâm dạy thêm

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

6.2 Hồ sơ xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp hoạt động trung tâm dạy thêm

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên/ Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

 Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên/cổ đông/chủ sở hữu công ty là cá nhân;

– Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên/cổ đông/chủ sở hữu công ty là tổ chức;

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền đối với thành viên/cổ đông/chủ sở hữu là tổ chức.

7. Xử lý vi phạm đối với trung tâm dạy thêm không xin giấy phép kinh doanh

7.1 Xử phạt đối với doanh nghiệp hoạt động trung tâm dạy thêm

– Quy định xử đối với hoạt động kinh doanh trung tâm dạy thêm dưới hình thức doanh nghiệp nhưng không xin giấy phép kinh doanh như sau:

Trích khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư

Trích Khoản 4, Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư

Điều 46. Vi phạm về thành lập doanh nghiệp

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký;

b) Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.

Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế..

7.2 Xử phạt đối với hộ kinh doanh hoạt động trung tâm dạy thêm

– Quy định xử đối với hoạt động kinh doanh trung tâm dạy thêm dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng không xin giấy phép kinh doanh như sau:

Trích khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư

Điều 62. Vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;

b) Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh;

c) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.

8. Quy định nguyên tắc dạy thêm, học thêm

– Dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh, học viên (sau đây gọi chung là học sinh) có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đồng ý. Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.

– Nội dung dạy thêm, học thêm không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội. Không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm.

– Việc dạy thêm, học thêm phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên.

– Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, bảo đảm sức khoẻ của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.

9. Tư vấn và giải đáp thắc mắc về dạy thêm theo thông tư 29

9.1 Giáo viên đang dạy trong trường khi dạy thêm tại trung tâm dạy thêm thì có phải xin chấp thuận/xác nhận của Hiệu trưởng nhà trường không?

Luật sư tư vấn: Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định:

“Điều 6. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

  1. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).”

Như vậy, đối với giáo viên trong nhà trường khi tham gia dạy thêm tại trung tâm dạy thêm thì chỉ cần nộp báo cáo đến Hiệu trưởng nhà trường nơi đang dạy học để nộp báo cáo về nội dung dạy thêm tại trung tâm để nhà trường và không cần phải xin phép/chấp thuận của Hiệu trưởng.

Mẫu số 03. Mẫu báo cáo của giáo viên đang dạy học tại cơ sở giáo dục tham gia dạy thêm ngoài nhà trường

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(HOẶC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO)4
TRƯỜNG5
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

…… , ngày …. tháng …. năm ……..

Kính gửi: Hiệu trưởng Trường6

Họ và tên giáo viên: ……………………………………………………………………………………..

Môn học được phân công dạy học………………… (tên môn học được phân công dạy học)

Trân trọng báo cáo với Hiệu trưởng Trường7 về việc tham gia dạy thêm ngoài nhà trường của tôi trong năm học8 như sau:

  1. Môn học dạy thêm: ………………………………………………………………………………..
  2. Thời gian dạy thêm: (Ngày trong tuần, khung giờ, thời điểm bắt đầu dạy thêm).
  3. Hình thức dạy thêm: ……………………………………………………………………………….
  4. Địa điểm dạy thêm:………………… (ghi rõ địa chỉ, số điện thoại của cơ sở dạy thêm).

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những nội dung báo cáo nêu trên.

…. , ngày… tháng… năm ….
NGƯỜI BÁO CÁO9
(Kí và ghi rõ họ tên)

____________________

4 Tên Sở Giáo dục và Đào tạo quản lí trực tiếp cơ sở giáo dục nơi giáo viên báo cáo đang dạy học (đối với cấp trung học phổ thông), Tên Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lí trực tiếp cơ sở giáo dục nơi giáo viên đang dạy học (đối với cấp trung học cơ sở)

5 Tên cơ sở giáo dục nơi giáo viên báo cáo đang dạy học

6 Tên cơ sở giáo dục nơi giáo viên báo cáo đang dạy học

7 Tên cơ sở giáo dục nơi giáo viên báo cáo đang dạy học

8 Ghi năm học giáo viên viết báo cáo

9 Tên giáo viên báo cáo

9.2. Tổ chức trung tâm dạy thêm có phải xin giấy phép hoạt động hoặc chấp thuận của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương không?

Luật sư tư vấn: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định:

“Điều 6. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

  1. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:
  2. a) Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  3. b) Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).”

Theo quy định trên tổ chức trung tâm dạy thêm chỉ cần xin giấy phép kinh doanh và công khai thông tin về việc dạy thêm của trung tâm dạy thêm không cần xin giấy phép hoạt động tại Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

9.3 Hồ sơ xin giấy phép thành lập trung tâm dạy thêm có phải kèm theo chứng chỉ, bằng cấp của giáo viên không?

Luật sư tư vấn: Theo quy định thành lập trung tâm dạy thêm sẽ theo hình thức xin giấy phép hộ kinh doanh hoặc xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp (thành lập công ty). Đối với hồ sơ xin giấy phép kinh doanh không phải cung cấp thêm giấy tờ nào khác trừ các giấy tờ theo quy định như sau:

Hồ sơ xin giấy phép hộ kinh doanh hoạt động trung tâm dạy thêm

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

Hồ sơ xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp hoạt động trung tâm dạy thêm

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên/ Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

 Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên/cổ đông/chủ sở hữu công ty là cá nhân;

– Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên/cổ đông/chủ sở hữu công ty là tổ chức;

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền đối với thành viên/cổ đông/chủ sở hữu là tổ chức.

Ngoài ra, đối với hồ sơ xin giấy phép hộ kinh doanh tại một số địa bàn quận/huyện có thể có phát sinh thêm một số giấy tờ do quy định tại từng quận/huyện có thêm một số giấy tờ như: Hợp đồng thuê nhà/văn phòng; Giấy chứng nhận quyền sở dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay còn gọi là Sổ đỏ) của địa điểm thuê làm kinh doanh

Để được tư vấn cụ thể hồ sơ chi tiết từng nơi mọi người lên trực tiếp bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ hoặc liên hệ Văn phòng luật sư Bạch Minh để được tư vấn.


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại TP Hà Nội

Mobile: 0904152023

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh

Mobile: 0865 285828

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Chat với Luật Sư
Chat ngay