Mục lục bài viết
- 1. Các dạng tranh chấp nội bộ Công ty
- 2. Các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ Công ty:
- 3. Giải quyết tranh chấp nội bộ công ty bằng Trọng tại thương mại:
- 4. Giải quyết tranh chấp nội bộ Công ty qua Tòa án
- 5. Về Đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp nội bộ Công ty:
- 6. Dịch vụ Tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ công ty của Luật Bạch Minh:
1. Các dạng tranh chấp nội bộ Công ty
Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp trong nội bộ Công ty là: “Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.”
Như vậy, có thể chia thành 3 dạng dạng tranh chấp nội bộ Công ty như sau:
Thứ nhất: Tranh chấp giữa một bên là Công ty và một bên là thành viên/ cổ đông của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi loại hình, thay đổi Cơ cấu tổ chức của công ty.
Thứ hai: Tranh chấp giữa một bên là Công ty với một bên là người quản lý trong Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc trong công ty cổ phần liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi loại hình, thay đổi Cơ cấu tổ chức của công ty.
Thứ ba: Tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đối hình thức tổ chức của công ty:
2. Các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ Công ty:
Khi phát sinh mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ Công ty, biện pháp thương lượng hoặc hòa giải sẽ được các bên sẽ tiến hành. Trong trường hợp thương lượng hòa giải không thành thì các bên có quyền lựa chọn một trong hai phương thức giải quyết tranh chấp dưới đây:
– Giải quyết tranh chấp nội bộ công ty bằng Trọng tài thương mại: Để hai bên có thể giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì phải có thỏa thuận trọng tài. Theo đó cơ quan trọng tài được các bên thỏa thuận sẽ có thẩm quyền xem xét đưa ra phán quyết giải quyết tranh chấp.
– Giải quyết tranh chấp nội bộ công ty thông qua thủ tục Khởi kiện ra Tòa án: là phương thức giải quyết tranh chấp do cơ quan nhà nước thực hiện.
Lưu ý: Các bên có quyền tự thỏa thuận về việc chọn 1 trong 2 cơ quan giải quyết tranh chấp nội bộ công ty nói trên. Trong trường hợp các bên đã lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là Trọng tài Thương mại và Thỏa thuận trọng tài là Hợp pháp thì cơ quan Tòa án sẽ không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho dù được các bên yêu cầu.
3. Giải quyết tranh chấp nội bộ công ty bằng Trọng tại thương mại:
3.1 Về Thoả thuận trọng tài: là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
Yêu cầu về hình thức:
– Thoả thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
– Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận trọng tài dưới đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
+ Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
+ Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
+ Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
+ Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
+ Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
3.2 Ưu nhược điểm của giải quyết tranh chấp qua Trọng tài:
Ưu điểm của giải quyết tranh chấp qua Trọng tài
– Về thủ tục: Khác với Tòa án là có hai cấp xét xử thông thường là sơ thẩm và phúc thẩm, ngoài ra Tòa án có xét xử đặc biệt là giám đốc thẩm và tái thẩm. Việc giải quyết tranh chấp qua Trọng tài có Ưu điểm là Thủ tục giải quyết tranh chấp nhanh gọn, đơn giản và linh hoạt giúp cho các doanh nghiệp bảo đảm quá trình kinh doanh ổn định.
– Giải quyết tranh chấp qua trọng tài sẽ bảo vệ các bí mật thông tin tranh chấp không làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Vì trọng tài là hình thức xét xử kín, nhằm đảm bảo thông tin của các bên. Các bên vẫn có thể thực hiện giao dịch mà không lộ thông tin kinh doanh ra ngoài, làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
– Các bên có quyền tự do thỏa thuận lựa chọn một trọng tài dựa trên trình độ, năng lực; sự hiểu biết vững vàng của họ về thương mại quốc tế, về các lĩnh vực chuyên biệt.
Nhược điểm của giải quyết tranh chấp qua Trọng tài
Bên cạnh những ưu điểm, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại cũng có những khó khăn, trở ngại khó tránh khỏi đó là:
– Trọng tài có thể gặp khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp; đặc biệt là những tranh chấp phức tạp; về những vấn đề như: xác minh thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng… Do trọng tài không có bộ máy giúp việc và có cơ quan thi hành; cưỡng chế như Tòa án nên có rất nhiều trường hợp; Trọng tài khó lấy được thông tin cá nhân nếu như bên đó không hợp tác.
– Khi có quyết định trọng tài, việc thực thi quyết định lại phụ thuộc vào thiện chí và sự hợp tác của các bên vì tính cưỡng chế ở đây kém.
– Cho dù trọng tài đã ra Phán quyết để giải quyết tranh chấp, nhưng nếu một bên yêu cầu Tòa án vẫn có thể xem xét lại và trong một số trường hợp có thể hủy phán quyết của trọng tài như Thỏa thuận trọng tài thuộc các trường hợp vô hiệu.
4. Giải quyết tranh chấp nội bộ Công ty qua Tòa án
4.1 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp nội bộ công ty:
Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì
Tòa án nhân dân cấp tỉnh cụ thể là Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp Tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong nội bộ Công ty.
4.2 Về thẩm quyền theo Vụ việc của Tòa án:
– Tòa án cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp nội bộ công ty.
– Các bên cũng có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án cấp tỉnh nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp nội bộ công ty
– Trong trường hợp tranh chấp nội bộ Công ty có Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án cấp tỉnh nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. Tranh chấp nội bộ Công ty có đối tượng tranh chấp là bất động sản ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
– Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
+ Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
+ Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
+ Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
+ Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;
+ Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
+ Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
4.3 Thủ tục giải quyết tranh chấp nội bộ công ty:
Việc giải quyết tranh chấp nội bộ Công ty qua Tòa án được thực hiện theo Quy định của Bộ luật Tố tụng năm 2015 cụ thể:
– Giải quyết tranh chấp nội bộ Công ty tại cấp Sơ thẩm:
– Giải quyết tranh chấp nội bộ Công ty tại Cấp Phúc Thẩm (Nếu Bản án, Quyết định sơ thẩm bị các bên kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị)
Lưu ý:
Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu có Kháng nghị Bản án, Quyết định giải quyết tranh chấp nội bộ Công ty được xem xét qua thủ tục Giám đốc thẩm hoặc Tái thẩm.
5. Về Đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp nội bộ Công ty:
Về hình thức, Đơn khởi kiện tranh chấp nội bộ Công ty phải được làm theo Mẫu Đơn khởi kiện Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Để hạn chế sai sót, Chúng tôi chỉ lưu ý người nộp đơn cần xác định chính xác Thẩm quyền của Tòa án để ghi tại tại Mục Kính gửi (2).
6. Dịch vụ Tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ công ty của Luật Bạch Minh:
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc. Luật Bạch Minh sẽ
– Tra cứu Văn bản pháp luật, nghiên cứu các văn bản nội bộ của công ty như Điều lệ, Quyết định, Biên bản họp.. để tư vấn cho Khách hàng về sự phù hợp của các yêu cầu và đề xuất phương án giải quyết tranh chấp;
– Phối hợp cùng với Khách hàng tham gia các buổi làm việc, trao đổi, thỏa thuận để giải quyết các tranh chấp nội bộ thông qua Hòa giải
– Đại diện cho khách hàng làm việc đối với các cơ quan nhà nước liên quan trong việc xác minh, thu thập chứng cứ.
– Soạn thảo đơn khởi kiện, nộp hồ sơ khởi kiện
– Cung cấp dịch vụ Đại diện theo Ủy quyền của Khách hàng tham gia tố tụng hoặc cử Luật sư tham dự phiên tòa nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH
Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội
VPGD: 30/99/21- Lâm Văn Bền – Quận 7- TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0904 152 023 – 0865.28.58.28
Email: luatbachminh@gmail.com