3 bước phân chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật

CÁC BƯỚC PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Sau khi người để lại di sản thừa kế mất, các đồng thừa kế được chỉ định theo di chúc hoặc thuộc hàng thừa kế theo pháp luật sẽ thực hiện việc phân chia di sản thừa kế

Luật Bạch Minh hướng dẫn 3 bước để phân chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật cụ thể như sau:

Bước 1: Họp gia đình:

Thời gian: Theo phong tục tập quán, việc tổ chức họp gia đình thường được tiến hành sau ngày thứ 49 kể từ ngày người để lại di sản mất (chết)

Thành phần: Là những người có uy tín,có hiểu biết và đại diện cho hai bên nội ngoại, là bố, mẹ, anh chị, vợ và con của người chết.

Mục đích:

Thứ nhất: Nêu tóm tắt ý nguyện, mong muốn của người mất về việc phân chia di sản khi còn sống.

Thứ hai: Để công bố di chúc (nếu có di chúc). Lúc này người được chỉ định giữ và công bố di chúc sẽ Tuyên đọc di chúc cho các thành viên dự họp nghe.

Hoặc để xác định những người được chia thừa kế theo pháp luật.

Thứ ba: Để làm rõ các tài sản và quyền tài sản mà người chết để lại. Cụ thể các tài sản mà người chết để lại gồm những gì, giới hạn quyền của người chết đối với các tài sản đó,

Thứ tư: Xác định những người được thừa kế không phụ thuộc vào di chúc và tính giá trị của mỗi suất thừa kế theo pháp luật.

Thứ năm: Bàn và thống nhất các nội dung khác như:

– Xác định người chăm lo hương hỏa, thời cúng tổ tiên.

– Cử người đại diện giám sát việc phân chia

– Cử người đại diện liên hệ với các cơ quan chức năng để tiến hành việc phân chia thừa kế.

Lưu ý :

Đây là bước rất quan trọng nhưng rất nhiều gia đình không chú ý và bỏ qua. Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về việc phân chia di sản thừa kế thì nguyên nhân chủ yếu là các gia đình không làm tốt Bước 1 này, vì vậy các gia đình nên tìm và thuê các luật sư có hiểu biết và kinh nghiệm để tư vấn và đưa ra các phương án phân chia hợp pháp, hợp tình nhằm hạn chế các tranh chấp sau này. Luật sư có thể tham gia buổi họp cùng gia đình để lắng nghe các ý kiến, phân tích trên cơ sở pháp luật để buổi họp đạt được kết quả cao nhất.

Chúng tôi xin chỉ ra các lưu ý cụ thể sau:

Một là: Mặc dù người chết để lại di chúc, nhưng di chúc đó lại không có giá trị hoặc chỉ có giá trị một phần.

Ví dụ các trường hợp di chúc không có giá trị (vô hiệu);

– Khi lập di chúc, người lập di chúc không còn tỉnh táo, minh mẫn (tai biến, lẫn tuổi già) mà một trong những người thừa kế có bằng chứng chứng minh.

– Di chúc giả mạo (chữ ký, điểm chỉ không đúng).

Ví dụ các trường hợp di chúc chỉ có hiệu lực một phần:

– Tài sản lập để thực kế theo di chúc là tài sản chung vợ chồng, nhưng người chết (là vợ hoặc chồng) lại phân chia toàn bộ tài sản đó cho một người khác. Và di chúc này chỉ có giá trị phân chia đối với  một nửa tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết;

– Trong di chúc, người chết không phân chia  tài sản cho cha, mẹ, vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Nhưng những người này vẫn được hưởng 2/3 một suất của người thừa kế theo pháp luật.

 Hai là: Việc xác định các tài sản, quyền tài sản mà người chết để lại:

Như đã phân tích ở trên, rất nhiều trường hợp tài sản để lại là tài sản chung, vì vậy cần phải xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, quyền đối với tài sản đó.

+ Xác định các tài sản nào phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng (ô tô, xe máy, nhà đất, kho xưởng).

+ Xác định các tài sản khác: Tiền mặt, góp vốn cổ phần, tiền trong tài khoản ngân hàng

+ Xác định nghĩa vụ tài sản của người chết.

Ba là: Xác định hàng thừa kế theo pháp luật:

Trong trường hợp người chết không để lại di chúc,  hoặc di chúc không hợp pháp,  thì cần xác định những ai là người được thừa kế theo pháp luật.

Ví dụ:

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Bước 2: Liên hệ cơ quan công chứng để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Những người được chỉ định thừa kế theo di chúc hoặc Những người thừa kế theo pháp luật sẽ cử đại diện một hai người liên hệ cơ quan Công chứng để công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Hồ sơ yêu cầu khai nhận di sản thừa kế gồm:

– Giấy chứng tử của người để lại di sản

– Di chúc (nếu có)

– Biên bản họp gia đình (nếu có)

– CMND, sổ hộ khẩu, giấy CN đăng ký kết hôn với vợ/chồng người chết;

– CMND, sổ hộ khẩu, Giấy khai sinh của các con, cháu của người chết (tùy thuộc vào hàng thừa kế)

– Giấy tờ tài sản: Sổ đỏ, Đăng ký xe ô tô, xe máy..

Trình tự thủ tục khai nhận di sản thừa kế được thực hiện theo quy định của pháp luật và sẽ được cơ quan công chứng thực hiện.

Trong trường hợp nếu gia đình sử dụng dịch vụ tư vấn của luật sư , Luật sư sẽ đại diện gia đình kiểm tra, rà soát hồ sơ, liên hệ với cơ quan Công chứng để thực hiện các công việc khai nhận này.

Các Lưu ý trong bước 2:

Thực tế, có các vướng mắc như:

+ Không có hoặc mất Giấy đăng ký kết hôn vợ/ chồng người chết

+ Các thông tin về nhân thân tại các giấy tờ không thống nhất: Như họ, tên, tên đệm, ngày tháng năm sinh

Kết quả bước 2: Là VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ được cơ quan công chứng công chứng,

Bước 3: Hoàn thiện thủ tục, đăng ký sang tên giấy tờ tài sản.

Sau khi hoàn tất thủ tục Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế  tại cơ quan công chứng, tùy thuộc vào từng loại tài sản mà người được thừa kế sẽ hoàn thiện thủ tục đăng ký:

– Tài sản thừa kế là Nhà, đất: Thực hiện việc đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh/thành phố hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp Quận/huyện.

– Tài sản thừa kế là ô tô, xe máy: Đăng ký tại Phòng cảnh sát giao thông nơi người được thừa kế đăng ký hộ khẩu thường trú.

Văn phòng luật sư Bạch Minh là đơn vị đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực thừa kế và giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0904 152 023

Hoặc gửi cho chúng tôi các yêu cầu tư vấn tại đây.


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com