Mục lục bài viết
Làm sao để lập di chúc hợp pháp
Sinh Lão Bệnh Tử là quy luật của tạo hóa mà không ai tránh khỏi và bất kỳ ai trước khi chết đều mong muốn thể hiện được ý nguyện cuối cùng của mình cho những người còn sống. Đó có thể chỉ đơn giản là mong ước con cháu sum vầy hoặc ý nguyện về thể thức và nơi an táng, nhưng trong bài viết này chúng tôi đề cập đến di chúc thể hiện việc phân định tài sản của mình cho những người còn sống. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà ý nguyện cuối cùng tại bản Di chúc không được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần vì Di chúc bị vô hiệu và đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp khiếu kiện giữa những người thân thích ruột thịt của nhau.
Vậy làm sao để lập di chúc hợp pháp và hạn chế các tranh chấp liên quan đến di chúc thừa kế tài sản.
Thứ nhất: Về tuổi của Người lập Di chúc hợp pháp:
Bộ luật dân sự quy định: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người khác. Người được nhận thừa kế theo di chúc có thể là Cá nhân hoặc tổ chức.
Tuy nhiên, không phải mọi cá nhân đều có quyền lập di chúc, Bộ luật dân sự quy định về độ tuổi của người lập di chúc như sau:
Yêu cầu về tuổi:
- Người lập di chúc phải là Người thành niên (là người từ đủ 18 tuổi trở lên).
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Như vậy, mọi di chúc do người dưới 15 đều không có giá trị, Di chúc của Người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi nếu không được người giám hộ hoặc cha mẹ đồng ý thì di chúc cũng không có giá trị
Thứ hai: Về năng lực chủ thể của người lập di chúc
– Do di chúc là thể hiện ý chí của cá nhân nên khi lập Di chúc yêu cầu Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt. Trường hợp có tài liệu chứng minh thời điểm lập Di chúc Người lập di chúc không đủ minh mẫn, sáng suốt như xác nhận của Bệnh viện chuyên khoa tâm thần, xác nhận của cơ sở y tế đã từng điều trị thì bản Di chúc đó không có giá trị pháp lý vì không phản ánh đúng ý chí của họ.
– Khi lập Di chúc yêu cầu Người lập di chúc Người lập di chúc không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép khi lập di chúc.
Việc cưỡng ép, đe dọa lập di chúc để lại tài sản cho người nào đó trái với mong muốn của Người lập Di chúc hoặc có hành vi lừa dối người lập di chúc như không nói rõ ràng nội dung di chúc, giải thích sai lệch về mục đích lập di chúc, nếu có bằng chứng chứng minh hợp pháp thì bản di chúc đó không có giá trị
– Đối với Người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ thì Di chúc phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Thứ ba: Về hình thức của Di chúc hợp pháp:
Theo quy định của Bộ luật dân sự, Di chúc phải được thể hiện bằng Văn bản hoặc Di chúc miệng
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có công chứng.
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Lưu ý:
– Nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
– Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
– Về Người làm chứng cho việc lập di chúc: Theo quy định thì những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không được làm người làm chứng cho việc lập di chúc.
Di chúc miệng:
Đây là một trường hợp đặc biệt của di chúc, theo đó chỉ được lập trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản. Và để có hiệu lực thì người di chúc miệng phải thể hiện ý chí cuối cùng trước sự có mặt ít nhất hai người làm chứng, Người làm chứng phải ghi chép lại nội dung di chúc miệng và cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Lưu ý: Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ
Thứ tư: Về nội dung của di chúc hợp pháp:
Nội dung di chúc là phần thể hiện ý nguyện của người để lại di chúc, như để lại tài sản cho ai, cho cái gì, giao trách nhiệm và nghĩa vụ cho những người được hưởng di sản, chỉ định người giữ và công bố di chúc..
Theo quy định, để có hiệu lực thì nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Vậy quy định của pháp luật là gì:
Tình huống 1: Mặc dù Di chúc không để lại tài sản, hoặc để lại phần tài sản ít hơn nhưng những người sau vẫn được hưởng thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Họ là ai:
“Theo Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Bố mẹ vợ, chồng, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao đồng thì theo quy định họ được hưởng 2/3 của một suất của một người thừa kế theo pháp luật. Nhưng việc xác định 2/3 một suất không hề đơn giản vì phải xác định được chính xác những người được thừa kế theo pháp luật.”
Rõ ràng, trong trường hợp này, mặc dù là trái ý nguyện của người để lại thừa kế, nhưng với tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam và nhằm bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên, người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động nên pháp luật đã quy định
Tình huống hai: Nội dung di chúc trái pháp luật
Đó là di chúc để lại những tài sản không thuộc sở hữu của người chết như để lại Hồ Tây, để lại Hồ Hoàn Kiếm), hoặc trong Di chúc quy định về điều kiện để được hưởng thừa kế là phải thực hiện các công việc vi phạm pháp luật như trộm cắp, cướp, gây thương tích cho người khác.. hoặc yêu cầu người được hưởng thừa kế phải thực hiện công việc không thể thực hiện như cải tử hoàn sinh..
Như vậy, để một bản Di chúc hợp pháp thì bản di chúc đó phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể, tuân thủ về hình thức. Ngoài ra nội dung bản di chúc đó phải không trái các quy định của pháp luật và trái đạo đức xã hội. Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế chúng tôi nhận thấy các tranh chấp thường xuất phát từ nguyên nhân Di chúc không rõ ràng, di chúc không có giá trị toàn bộ hoặc chỉ có giá trị một phần, thậm chí nhiều bản di chúc có nội dung định đoạt cả phần tài sản của người khác.
Dịch vụ tư vấn soạn thảo và làm chứng di chúc của Luật Bạch Minh
Nhằm giúp Quý Khách hàng thực hiện được ý chí, mong muốn về việc để lại di sản thừa kế và cũng để hạn chế các tranh chấp sau này giữa những người được thừa kế Luật Bạch Minh hiện đang cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc tư vấn, soạn thảo và làm chứng di chúc như sau:
– Phân tích xác định rõ quyền của Người lập di chúc đối với các tài sản thừa kế
– Tư vấn về cách thức phân chia thừa kế, xác định rõ phần nào chia, phần nào không chưa, phần di sản dùng vào việc thờ cúng, giao trách nhiệm thờ cúng, quyền và nghĩa vụ khác (nếu có) cho những người được hưởng thừa kế.
– Tư vấn về những người được thừa kế mà không phụ thuộc nội dung của di chúc để người lập Di chúc biết.
– Tư vấn các hình thức di chúc ưu nhược điểm của các hình thức di chúc để Người lập di chúc lựa chọn;
– Dịch vụ soạn thảo và làm chứng di chúc.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH
Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội
VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0904 152 023 – 0865.28.58.28
Email: luatbachminh@gmail.com