Theo quy định, khi đăng ký lưu hành Mỹ phẩm, xin giấy phép quảng cáo Mỹ phẩm người đăng ký phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng nhãn hiệu của sản phẩm Mỹ phẩm là hợp pháp. Vậy việc đăng ký bảo hộ sản phẩm Mỹ phẩm phải tiến hành như thế nào, cách phân nhóm sản phẩm Mỹ phẩm khi đăng ký nhãn hiệu, hồ sơ đăng ký và thủ tục xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu Mỹ phẩm. Chúng tôi sẽ hướng dẫn dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Xác định Nhãn hiệu Mỹ phẩm
Trích Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH ngày 08/07/2022 Hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và các luật sửa đổi bổ sung luật Sở hữu trí tuệ năm 2009; 2019; 2022.
Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1.[74] Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa; |
Theo Quy định trên, nhãn hiệu Mỹ phẩm có thể là
– Nhãn hiệu Mỹ phẩm chỉ là Nhãn hiệu chữ: Như chữ số, chữ cái, chữ đen trắng hoặc chữ màu. Chữ tiếng Việt hoặc chữ Latinh hoặc chữ thuộc các ngôn ngữ khác như chữ Nhật chữ Hàn, chữ Hán. hoặc
– Nhãn hiệu Mỹ phẩm là Nhãn hiệu hình: bao gồm hình ảnh, hình vẽ hình ba chiều. hoặc
– Nhãn hiệu Mỹ phẩm là sự kết hợp giữa chữ với hình. hoặc
– Nhãn hiệu Mỹ phẩm là các nhãn hiệu âm thanh thể hiện dưới dạng đồ hoạ được thể hiện bằng khuông nhạc 5 dòng kẻ (thực tế không nhiều)
2. Phân nhóm khi đăng ký nhãn hiệu Mỹ phẩm:
Theo Quy định tại Thông tư số 06/2011 về quản lý Mỹ phẩm
Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt. Cụ thể sản phẩm Mỹ phẩm có thể ở các dạng sau:
TT |
Dạng sản phẩm Mỹ phẩm |
01 | Kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da (tay, mặt, chân, ….) |
02 | Mặt nạ (chỉ trừ sản phẩm làm bong da nguồn gốc hoá học) |
03 | Chất phủ màu (lỏng, nhão, bột) |
04 | Phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh,… |
05 | Xà phòng tắm, xà phòng khử mùi,… |
06 | Nước hoa, nước thơm dùng vệ sinh,…. |
07 | Sản phẩm dùng để tắm hoặc gội (muối, xà phòng, dầu, gel,…) |
08 | Sản phẩm tẩy lông |
09 | Sản phẩm khử mùi và chống mùi. |
10 |
Sản phẩm chăm sóc tóc như: Nhuộm và tẩy màu tóc; Uốn tóc, duỗi tóc, giữ nếp tóc; Các sản phẩm định dạng tóc; Sản phẩm làm sạch (sữa, bột, dầu gội); Sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc (sữa, kem, dầu); Các sản phẩm tạo kiểu tóc (sữa, keo xịt tóc, sáp). |
11 | Sản phẩm dùng cạo râu hoặc sau khi cạo râu (kem, xà phòng, sữa,…) |
12 | Sản phẩm trang điểm và tẩy trang dùng cho mặt và mắt |
13 | Sản phẩm dùng cho môi |
14 | Sản phẩm để chăm sóc răng và miệng |
15 | Sản phẩm dùng để chăm sóc và tô điểm cho móng tay, móng chân |
16 | Sản phẩm dùng để vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài |
17 | Sản phẩm chống nắng |
18 | Sản phẩm làm sạm da mà không cần tắm nắng |
19 | Sản phẩm làm trắng da |
20 | Sản phẩm chống nhăn da |
Và theo Bảng phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ các sản phẩm Mỹ phẩm được phân nhóm đăng ký nhãn hiệu như sau:
Nhóm 03: Mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh không chứa thuốc; Nước hoa, tinh dầu; Chế phẩm tẩy trắng và các chất khác dùng để giặt; Chế phẩm để tẩy rửa..
Nhóm 35: Dịch vụ Mua bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm mỹ phẩm như: Nước hoa, phấn trang điểm, son môi, kem chăm sóc da mặt….
Đây là 2 nhóm chính để đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm Mỹ phẩm, trong đó Nhóm 03 là nhóm nhãn hiệu cho chính sản phẩm Mỹ phẩm ví dụ: Kem dưỡng ABC, Nước hoa DEF, còn Nhóm 35 là Nhóm nhãn hiệu cho Dịch vụ mua bán, Dịch vụ Xuất nhập khẩu và bình thường trên bao bì sản phẩm Mỹ phẩm các Nhãn hiệu dịch vụ khá nhỏ so với Nhãn hiệu sản phẩm và thường được thể hiện ở bao bì sản phẩm kèm theo dòng chữ: “Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi Công ty X”.
3. Về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu Mỹ phẩm:
3.1 Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu Mỹ phẩm nộp trực tiếp:
(i) 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu:
Yêu cầu Tờ khai đăng ký nhãn hiệu:
+ Tờ khai phải được đánh máy và được trình bày theo chiều dọc trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm, trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, Chủ đơn hoặc đại diện của Chủ đơn phải ký từng trang và đóng dấu giáp lai các trang của Tờ khai (nếu chủ đơn là Tổ chức).
+ Nhãn hiệu được dán, in trực tiếp vào mục Nhãn trên tờ khai;
+ Người nộp đơn cần xác định rõ loại nhãn hiệu đăng ký (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu âm thanh, nhãn hiệu ba chiều) trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu.
+ Phần mô tả nhãn hiệu trên tờ khai phải mô tả đúng màu sắc, thành phần, ý nghĩa của Nhãn hiệu;
+ Phải tính đúng đầy đủ các loại phí lệ phí đăng ký nhãn hiệu theo Quy định của Bộ Tài chính;
+ Phải phân nhóm sản phẩm, dịch vụ liên quan đến sản phẩm Mỹ phẩm phù hợp với Bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Lưu ý: Nếu Tờ khai đăng ký nhãn hiệu có bất kỳ sai sót nào, trong giai đoạn thẩm định hình thức Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo Dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ về hình thức và ấn định một thời hạn để người nộp đơn sửa chữa sai sót, việc sửa chữa này sẽ kéo dài thêm thời gian thẩm định đơn đăng ký và trường hợp nếu sửa chữa không đạt yêu cầu thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ về hình thức và chấm dứt xử lý đơn.
(ii) 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo
Lưu ý về mẫu nhãn hiệu:
+ Mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt với mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả kích thước, màu sắc;
+ Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Đối với nhãn hiệu là hình ba chiều thì phải kèm theo ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh và có thể kèm theo mẫu mô tả ở dạng hình chiếu. Đối với nhãn hiệu Âm thanh thì phải là tệp âm thanh định dạng kỹ thuật số .mp3 với dung lượng không quá 3 MB và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh, cụ thể là được thể hiện bằng khuông nhạc 5 dòng kẻ.
(iii) Chứng từ nộp phí và lệ phí
(iv) Bản sao Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh/Quyết định đầu tư của tổ chức đăng ký hoặc CCCD đối với cá nhân đứng đơn đăng ký nhãn hiệu.
3.2 Về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ
(i) File mềm Mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký kèm theo danh mục tên sản phẩm mỹ phẩm cần đăng ký;
(ii) Giấy ủy quyền cho tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp.
(iii) Bản sao Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh/Quyết định đầu tư hoặc CCCD đối với cá nhân Ủy quyền.
(iv) Phí và lệ phí.
4. Các bước thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu Mỹ phẩm
Tại Việt Nam, thủ tục đăng ký nhãn hiệu Mỹ phẩm được tiến hành trong thời gian 14-16 tháng, nhưng thực tế hiện nay thời gian xử lý kéo dài từ 24-26 tháng kể từ ngày nộp đơn và trải qua các 03 bước như sau:
Bước 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu:
Đây là giai đoạn mà Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra, xem xét tính hợp lệ về hình thức của đơn đăng ký nhãn hiệu, kiểm tra tính thống nhất của Đơn, quyền đăng ký nhãn hiệu của Chủ đơn, về mẫu nhãn, tính phí và phân nhóm đăng ký nhãn hiệu có chính xác hay không. Thời hạn thẩm định hình thức đăng ký nhãn hiệu: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
+ Nếu đơn đăng ký đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
+ Nếu đơn đăng ký của người nộp đơn không đáp ứng điều kiện (có sai sót), Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo dự định từ chối và ấn định thời hạn để người nộp đơn tự sửa chữa, khắc phụ sai sót. Nếu Người nộp đơn sửa chữa đạt yêu cầu thì Cục SHTT sẽ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ về hình thức, ngược lại nếu sửa chữa không đạt yêu cầu thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ về hình thức và chấm dứt xử lý đơn ở các bước tiếp theo.
Bước 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
+ Công bố đơn là việc Cục đăng tải các thông tin về đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Đây là giai đoạn mà Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra đánh giá các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu từ đó có kết luận về việc Nhãn hiệu có khả năng cấp văn bằng hoặc Từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn. Hết thời gian thẩm định Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra một trong các thông báo sau:
+ Trường hợp Nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng và dự định khoản phí, lệ phí cấp Văn bằng mà người nộp đơn cần nộp trong một khoảng thời gian ấn định là 2 tháng. Nếu người nộp đơn không nộp các khoản phí, lệ phí Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ đối với Nhãn hiệu
+ Trường hợp nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng gửi cho Người nộp đơn xem xét và có ý kiến phản đối. Nếu người nộp đơn không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không đáp ứng yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ đối với Nhãn hiệu
Nhận bản gốc văn bằng bảo hộ: (áp dụng cho các Đơn đăng ký được Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cấp văn bằng và Người nộp đơn đã nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ)
Thông thường, sau 02 – 03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn. Kể từ thời điểm Nhãn hiệu được cấp Văn bằng, Người nộp đơn chính thức trở thành Chủ sở hữu nhãn hiệu.
5. Dịch vụ tư vấn đăng ký Nhãn hiệu tại Luật Bạch Minh
Nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và phần chi phí không cần thiết cho việc đăng ký nhãn hiệu, Luật Bạch Minh cung cấp dịch vụ đại diện chủ đơn trong việc đăng ký nhãn hiệu. Chúng tôi sẽ, tư vấn sơ bộ hoàn toàn miễn phí cho quý khách hàng về hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm đồng thời thực hiện các công việc sau:
+ Tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ cho nhãn hiệu của khách hàng. Đề xuất ý kiến chỉnh sửa, bổ sung trong trường hợp nhãn hiệu của khách hàng có khả năng trùng hoặc gây nhầm lẫn để giúp Nhãn hiệu đăng ký đạt được khả năng cấp Văn bằng cao nhất.
+ Đại diện Quý vị thực hiện toàn bộ công việc liên quan đến đăng ký Nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ như Soạn và ký hồ sơ, nộp hồ sơ và lệ phí, theo dõi quá trình xử lý, nhận các thông báo về việc xử lý đơn của Cục SHTT, nhận và gửi trả Quý Vị Văn bằng bảo hộ.
+ Tư vấn cho Chủ sở hữu Nhãn hiệu cách sử dụng và khai thác nhãn hiệu hiệu quả và các biện pháp chống các hành vi xâm phạm quyền.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH
Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội
VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28
Email: luatbachminh@gmail.com