Thị trường thực phẩm chức năng trong những năm gần đây ở Việt Nam đang được mở rộng nhanh chóng với sức tăng trưởng đáng ngạc nhiên khi thu nhập người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng lên. Để tham gia khai thác một cách triệt để và hiệu quả thị trường này nhiều doanh nghiệp mong muốn đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng thì sẽ cần hồ sơ, thủ tục như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng
Mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng bao gồm:
– Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu, Mã ngành 1079
– Bán buôn thực phẩm, Mã ngành 4632
– Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh, Mã ngành 4722
– Bán lẻ hàng hóa lưu động hoặc tại chợ, Mã ngành 4789
2. Thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty
Hồ sơ đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty
– Giấy đề nghị thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
– Điều lệ công ty cổ phần/công ty TNHH 2 thành viên trở lên/ Công ty TNHH một thành viên.
– Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần/Danh sách thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên
– Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông sáng lập/ thành viên công ty/ chủ sở hữu là pháp nhân.
– Bản sao công chứng Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực cổ đông sáng lập/thành viên công ty/chủ sở hữu công ty.
– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy phép thành lập của tổ chức là cổ đông sáng lập/thành viên/chủ sở hữu của công ty
– Bản sao công chứng Giấy tờ pháp lý của người đại diện quản lý phần vốn góp quyền đối với cổ đông sáng lập/ thành viên công ty/ chủ sở hữu là pháp nhân.
– Bản sao công chứng Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực cổ đông/thành viên công ty/chủ sở hữu công ty là nhà đầu tư nước ngoài
– Bản sao công chứng Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam của người đại diện theo pháp luật.
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư
– Bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu. Hoặc:
– Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý ủy quyền.
Quy trình đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty
Bước 1. Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
Bước 2. Nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính
Có hai hình thức nộp hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng bao gồm:
– Hình thức 1: Nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Hình thức 2: Nộp trực tuyến qua hệ thống Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp : dangkykinhdoanh.gov.vn.
Bước 3. Nộp lệ phí đăng công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp và phí cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 4. Nhận kết quả – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính.
Kết quả nhận được khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Dấu chức danh của người đại diện theo pháp luật và dấu chức danh của vị trí quản lý trong công ty.
– Dấu tròn công ty.
– Bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty.
– Chữ ký số của công ty.
– Phần mềm hóa đơn điện tử của công ty.
– Hỗ trợ nộp tờ khai thuế môn bài cho công ty.
3. Thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng khi bổ sung ngành nghề
Hồ sơ đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng khi bổ sung ngành nghề
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
– Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh.
– Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
– Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc đổi tên doanh nghiệp.
– Văn bản quyền đại diện tiến hành thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh/ Hợp đồng dịch vụ và giấy giới thiệu của tổ chức cung cấp dịch vụ cho cá nhân nộp hồ sơ trường hợp ủy quyền đăng ký thay
Quy trình đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng khi bổ sung ngành nghề
Bước 1. Soạn thảo hồ sơ đăng ký bổ sung ngành nghề công ty kinh doanh thực phẩm chức năng.
Bước 2. Nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính.
Hình thức nộp hồ sơ gồm:
– Hình thức 1: Nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Hình thức 2: Hình thức 2: Nộp trực tuyến qua hệ thống Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp : dangkykinhdoanh.gov.vn.
Bước 3. Nộp lệ phí đăng công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp và phí cấp giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh
Bước 4. Nhận kết quả – Giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh
Cơ quan cấp giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh
Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh.
Kết quả nhận được khi đăng ký bổ sung ngành nghề công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
– Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
4. Lưu ý khi đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng
– Khi đăng ký thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng hoặc đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng, công ty lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
– Đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng là những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
5. Dịch vụ đăng ký kinh doanh của Luật Bạch Minh tại Hưng Yên
– Thành lập công ty tại Hưng Yên
– Thành lập chi nhánh tại Hưng Yên
– Mở địa điểm kinh doanh tại Hưng Yên
– Mở văn phòng đại diện tại Hưng Yên
– Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Hưng Yên: Thay đổi địa chỉ trụ sở, thay đổi tên công ty, thay đổi thành viên, thay đổi vốn điều lệ công ty, thay đổi người đại diện theo pháp luật….
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH
Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao – Hà Đông – T.P Hà Nội
VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21 Lâm Văn Bền – Quận 7 – T.P Hồ Chí Minh
Điện thoại/ Zalo/viber: 0904 152 023 – 0865.28.58.28
Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Email: luatbachminh@gmail.com