Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thực phẩm

I. Đặc điểm của nhãn hiệu thực phẩm:

Do Thực phẩm là nguồn sống và thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe đối với con người. Chính vì vậy từ xưa đến nay việc sản xuất chế biến các sản phẩm thực phẩm luôn là lĩnh vực được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Hiện nay thực phẩm   được sản xuất và chế biến rất đa dạng phong phú như: Thực phẩm ăn liền, Bánh kẹo, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe..

Do có nhiều cơ sở cùng sản xuất nên yêu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thực phẩm trở lên cấp thiết, việc làm này giúp người tiêu dùng có căn cứ để phân biệt các sản phẩm thực phẩm cùng loại để lựa chọn đồng thời thông qua việc đăng ký bảo hộ Doanh nghiệp sẽ xây dựng được thương hiệu, niềm tin của khách hàng, đây cũng là căn cứ để yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý các hành vi sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái về thương hiệu.

II. Về phân nhóm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thực phẩm:

Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thực phẩm, việc khó nhất là phải lựa chọn và phân nhóm sản phẩm thực phẩm chính xác. Nếu Phân nhóm sai, Cục SHTT sẽ tiến hành phân nhóm lại và người nộp đơn phải nộp lệ phí phân nhóm.

Do thực phẩm rất đa dạng và phong phú, nên căn cứ vào tính chất, công dụng của từng sản phẩm thực phẩm được phân thành nhiều nhóm đăng ký. Cụ thể theo Bảng phân loại Nice , phiên bản 11/2018  thực phẩm được phân ở các nhóm sau:

– Các sản phẩm thực phẩm được phân ở Nhóm 05 –

Nhóm này chủ yếu là Thực phẩm và chất dinh dưỡng phù hợp cho việc sử dụng trong y tế như (Thực phẩm bổ dung vi chất dinh dưỡng, Thực phẩm chức năng, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe); thực phẩm cho em bé, Chất bổ sung ăn kiêng cho người và động vật; Chất bổ sung ăn kiêng nhằm bổ sung cho đồ ăn thông thường hoặc để có lợi cho sức khỏe; Đồ thay thế bữa ăn và đồ uống và thực phẩm dinh dưỡng cho chế độ ăn kiêng phù hợp với việc sử dụng trong y tế hoặc thú y. Chất và thực phẩm dinh dưỡng phù hợp cho việc sử dụng trong y tế; Chất bổ sung ăn kiêng.

– Các sản phẩm thực phẩm được phân ở Nhóm 29 –

Nhóm này chủ yếu gồm thực phẩm có nguồn gốc động vật cũng như thực phẩm có nguồn gốc thực vật và các sản phẩm trong vườn có thể ăn được, đã được chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản như: Thịt, cá, gia cầm và thú săn; Chất chiết ra từ thịt; Rau, quả được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín; Nước quả nấu đông, mứt ướt, mứt quả ướt; Trứng; Sữa và các sản phẩm sữa;  Dầu thực vật và mỡ dùng cho thực phẩm.

Ngoài ra, Nhóm 29 còn bao gồm: Ðồ uống có sữa (sữa là chủ yếu). Hạt đã chế biến làm thức ăn cho người, không phải là gia vị hoặc hương liệu.

– Các sản phẩm thực phẩm được phân ở Nhóm 30 –

Ở Nhóm 30 chủ yếu là các loại thực phẩm gốc thực vật đã chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản cũng như các gia vị để cải thiện hương vị thực phẩm. Như: Cà phê, chè, ca cao và cà phê nhân tạo; Gạo; Bột sắn và bột cọ; Bột và chế phẩm làm từ ngũ cốc; Bánh mì, bánh ngọt và bánh kẹo; Đá lạnh ăn được; Đường, mật ong, nước mật đường; Men, bột nở; Muối; Tương hạt cải; Dấm, nước xốt (gia vị); Gia vị; Kem (nước đông lạnh).

Ngoài ra các sản phẩm thực phẩm dưới đây cũng thuộc Nhóm 30 như: Ðồ uống trên cơ sở cà phê, ca cao, sô-cô-la hoặc trà; Ngũ cốc đã chế biến làm thức ăn cho người (ví dụ, yến mạch dạng mảnh hoặc các loại hạt cốc khác dạng mảnh).

– Các sản phẩm thực phẩm được phân ở Nhóm 31 –

Trong nhóm 31: Thực phẩm là các thực phẩm là sản phẩm từ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chưa qua bất kỳ một sự chế biến nào để tiêu dùng, thực vật và động vật còn sống. Cụ thể:

Các loại ngũ cốc và hạt dạng thô và chưa xử lý; Rau, củ và quả tươi, thảo mộc tươi; Cây và hoa tự nhiên; Củ, cây con và hạt giống để trồng; Động vật sống; Thức ăn và đồ uống cho động vật; Mạch nha.

Ngũ cốc chưa chế biến; Trái cây và rau tươi, thậm chí sau khi rửa hoặc bôi sáp; Phế thải thực vật; Tảo chưa xử lý; Trứng đã được thụ tinh dùng để ấp; Nấm cục tươi và nấm tươi;

– Các sản phẩm thực phẩm được phân ở Nhóm 32 –

Nhóm 32 gồm bia và đồ uống không có cồn như Nước khoáng và nước ga và các loại đồ uống khác không có cồn; Ðồ uống hoa quả và nước ép hoa quả; Xi-rô và các chế phẩm khác để làm đồ uống. Ðồ uống được khử cồn.

– Các sản phẩm thực phẩm được phân ở Nhóm 33 –

Bao gồm: Ðồ uống có cồn như rượu…

Lưu ý: Đối với bia và đồ uống được khử cồn thuộc nhóm 32; Đồ uống dùng làm thuốc được phân nhóm 05

III. Về Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thực phẩm bao gồm:

  • 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu thực phẩm (dán nhãn hiệu và phân nhóm chính xác)
  • Bản sao chứng thực Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu chủ đơn là tổ chức) hoặc
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD nếu chủ đơn là cá nhân
  • 10 Mẫu nhãn hiệu đi kèm 
  • Chứng từ phí và lệ phí
  • Giấy ủy quyền đại diện nếu việc đăng ký thông qua tổ chức đại diện SHCN

IV. Về Thủ tục đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu thực phẩm:

Bước 1: Tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu trước khi đăng ký.

Mặc dù việc tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ không phải là yêu cầu bắt buộc trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thực phẩm. Tuy nhiên, lợi ích của việc tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì rất lớn, cụ thể:

+ Giúp Doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh: Do việc tra cứu đánh giá khả năng bảo hộ của một Nhãn hiệu thường chỉ mất 3-4 ngày và sau khi có kết quả tra cứu đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh nếu Nhãn hiệu có khả năng phân biệt, không trùng với các nhãn hiệu khác.

+ Giúp Doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về tài chính: Thông thường, nhiều doanh nghiệp sau khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ tiến hành việc in ấn nhãn mác bao bì sản phẩm, thực hiện việc quảng bá thương hiệu sản phẩm.. đây là khoản chi phí không hề nhỏ đối với mỗi doanh nghiệp. Nhưng tất cả các sản phẩm này đều không được sử dụng nếu Nhãn hiệu đăng ký trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu đang được bảo hộ của người khác. Mặt khác các chi phí nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ không được hoàn trả trong trường hợp đơn đăng ký bị Cục SHTT từ chối bảo hộ do Nhãn hiệu không đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ.

Với kinh nghiệm tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Chúng tôi khuyên Quý Khách hàng nên sử dụng dịch vụ tra cứu đánh giá khả năng bảo hộ Nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký.

Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Thực phẩm:

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, Người nộp đơn có thể trực tiếp hoặc Ủy quyền cho Luật Bạch Minh đại diện nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục SHTT.

Bước 3: Thẩm định hình thức đơn đăng ký:

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành đánh giá tính hợp lệ của đơn đăng ký nhãn hiệu. Thời gian thẩm định hình thức là 30 ngày kể từ ngày nộp đơn.

Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu về hình thức như: Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

Ngược lại, nếu đơn đăng ký nhãn hiệu có thiếu sót: Cục sẽ ra Thông báo dự định từ chối và yêu cầu khắc phục các thiếu sót đó.

Bước 4: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu thực phẩm:

Đơn đăng ký nhãn hiệu nếu được chấp thuận hợp lệ về hình thức sẽ được Cục SHTT công bố trên Công báo SHCN trong thời gian 2 tháng. Kể từ thời điểm công bố bên thứ ba sẽ biết được thông tin về đơn đăng ký nhãn hiệu và có quyền có ý kiến phản đối cấp gửi Cục SHTT xem xét.

Bước 5: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu:

Đây chính là việc Cục SHTT xem xét đánh giá nhãn hiệu có khả năng bảo hộ hay không dựa theo các điều kiện bảo hộ.

Thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn. Kết thúc việc Thẩm định nội dung, Cục SHTT sẽ có

Thông báo Dự định cấp văn bằng bảo hộ và thông báo nộp phí cấp Văn bằng bản hộ hoặc

Thông báo Dự định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ, Người nộp đơn có quyền có ý kiến bằng văn bản gửi Cục SHTT xem xét dự định từ chối. và thực hiện quyền khiếu nại sau khi Cục SHTT ra Quyết định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Bước 6: Nộp lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ hoặc Khiếu nại quyết định từ chối cấp VBBH của Cục SHTT (nếu có căn cứ)

Sau khi nhận được Thông báo Dự định cấp văn bằng bảo hộ và nộp lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, Người nộp đơn có thể nộp trực tiếp hoặc ủy quyền cho Luật Bạch Minh nộp lệ phí cấp Văn bằng. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nộp lệ phí Cục SHTT sẽ cấp Văn bằng bảo hộ

Dịch vụ Tư vấn đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu tại Luật Bạch Minh

Với kinh nghiệm tư vấn bảo hộ nhãn hiệu nhiều năm, hiện chúng tôi hiện cung cấp các dịch vụ sau:

– Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến việc xác lập quyền, thực thi quyền đối với các Nhãn hiệu thực phẩm;

– Dịch vụ thiết kế nhãn hiệu thực phẩm;

– Dịch vụ tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký;

– Thừa ủy quyền của Khách hàng nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thực phẩm;

– Kiểm tra, theo dõi quá trình xử lý đơn và kịp thời thông báo với khách hàng về kết quả tại Cục SHTT;

– Thực hiện theo sự ủy quyền của Khách hàng trong việc kiểm tra giám sát và yêu cầu các cơ quan xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu;

Mọi chi tiết xin liên hệ:

PHÒNG ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay