Cá nhân, thành viên hộ gia đình khi mở cửa hàng nội thất cần tiến hành thủ tục xin giấy phép hộ kinh doanh cửa hàng nội thất tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để thuận tiện cho việc tiến hành thủ tục này tại cơ quan có thẩm quyền, Luật Bạch Minh đã tổng hợp những thông tin cần thiết nhất qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Giấy tờ chuẩn bị xin giấy phép hộ kinh doanh
– Bản sao chứng thực CCCD/CMTND của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình
– Giấy tờ pháp lý về địa chỉ kinh doanh
– Thông tin về tên hộ kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, vốn kinh doanh,…
Hồ sơ xin giấy phép hộ kinh doanh cửa hàng nội thất
Hồ sơ xin giấy phép hộ kinh doanh cửa hàng nội thất gồm các giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (theo mẫu)
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
Thời gian xin giấy phép hộ kinh doanh cửa hàng nội thất
Thời gian xin giấy phép hộ kinh doanh cửa hàng nội thất là 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Chi phí xin giấy phép hộ kinh doanh cửa hàng nội thất
Chi phí xin giấy phép hộ kinh doanh cửa hàng nội thất bao gồm lệ phí nhà nước (100.000 đồng), chi phí đi lại, chi phí hoàn thiện giấy tờ hồ sơ, chi phí sử dụng dịch vụ xin giấy phép hộ kinh doanh của các tổ chức dịch vụ (nếu có).
Giải đáp các câu hỏi về giấy phép hộ kinh doanh cửa hàng nội thất
Câu hỏi 1. Hộ kinh doanh cửa hàng nội thất chịu những loại thuế nào và các mức thuế phải nộp của hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh nội thất phải chịu các loại thuế mà mức thuế như sau:
– Thuế môn bài:
+ Mức thuế phải đóng của hộ kinh doanh có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm;
+ Mức thuế phải đóng của hộ kinh doanh có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm;
+ Mức thuế phải đóng của hộ kinh doanh có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm.
Hộ kinh doanh trong năm đầu thành lập được miễn lệ phí môn bài, hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng một năm không phải đóng thuế môn bài.
– Thuế thu nhập cá nhân: 0,5%
– Thuế giá trị gia tăng: 1%
Câu hỏi 2. Cơ quan nào quản lý hoạt động của hộ kinh doanh cửa hàng nội thất
Các cơ quan quản lý hoạt động của hộ kinh doanh cửa hàng nội thất bao gồm:
– Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở
– Chi cục thuế
– Cơ quan quản lý thị trường
Câu hỏi 3. Điều kiện về chủ hộ kinh doanh cửa hàng nội thất là gì
Chủ hộ kinh doanh phải là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:
– Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Câu hỏi 4. Trong quá trình hoạt động, hộ kinh doanh cửa hàng nội thất có được phép bổ sung thêm ngành nghề lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống không
Hộ kinh doanh có quyền đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau theo danh mục ngành nghề kinh tế đã được pháp luật quy định. Vì vậy, trong quá trình hoạt động, hộ kinh doanh nội thất hoàn toàn có thể bổ sung thêm ngành nghề lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống. Việc bổ sung ngành nghề của hộ kinh doanh cần phải tiến hành đúng theo thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh.
Xem thêm: Xin giấy phép hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống
Câu hỏi 5. Chủ hộ kinh doanh cửa hàng nội thất có được mở thêm công ty về kinh doanh nội thất hay không
Căn cứ theo quy định tại Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp “Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại”. Như vậy, chủ hộ kinh doanh cửa hàng nội thất có thể mở thêm công ty kinh doanh nội thất.
Câu hỏi 6. Chủ hộ kinh doanh cửa hàng nội thất mở thêm hộ kinh doanh về văn phòng phẩm được không.
Cá nhân, thành viên hộ kinh doanh chỉ được mở một hộ kinh doanh trên phạm vi toàn lãnh thổ. Vì vậy, chủ hộ kinh doanh của hàng nội thất không được mở thêm hộ kinh doanh về văn phòng phẩm.
Xem thêm: Xin giấy phép hộ kinh doanh văn phòng phẩm
Câu hỏi 7. Hồ sơ xin giấy phép hộ kinh doanh nội thất có cần kèm theo hợp đồng thuê nhà không.
Theo quy định, hồ sơ xin giấy phép hộ kinh doanh nội thất không cần kèm theo hợp đồng thuê nhà. Tuy nhiên hộ kinh doanh vẫn cần chuẩn bị đầy đủ các giấ tờ pháp lý kiên quan đến địa chỉ đặt trụ sở kinh doanh như hợp đồng thuê nhà để xuất trình khi cơ quan chức năng đến kiểm tra.
Câu hỏi 8. Hộ kinh doanh nội thất có phải đáp ứng đủ điều kiện về chứng chỉ hay phải đáp ứng điều kiện gì để hộ kinh doanh được phép hoạt động không.
Ngành nghề kinh doanh nội thất không thuộc đối tượng ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên hộ kinh doanh không cần phải đáp ứng bất kỳ điều kiện gì về chứng chỉ hoạt động mà chỉ cần đáp ứng các điều kiện về việc mở hộ kinh doanh (tên, địa chỉ, ….)
Thông tin tổ chức dịch vụ uy tín tư vấn doanh nghiệp tại Hà Nội
Văn phòng Luật sư Bạch Minh
Địa chỉ: Số 26 Ngõ ½ Phố Vũ Trọng Khánh – Hà Đông – TP. Hà Nội
Điện thoại: 0904.152.023
Email: luatbachminh@gmail.com
Website: bachminh.com