Xin giấy phép hộ kinh doanh văn phòng phẩm

Kinh doanh văn phòng phẩm là việc cá nhân, tổ chức bán buôn, bán lẻ các vật phẩm đơn giản phục vụ cho các hoạt động văn phòng như giấy in, giấy viết, vở, bút, ghim, kẹp, túi nhựa, băng dính, phong bì… Vậy kinh doanh văn phòng phẩm thì có nên xin giấy phép hộ kinh doanh không? Nếu có, thì trình tự thủ tục như thế nào? Cùng tìm hiểu thủ tục Xin giấy phép hộ kinh doanh văn phòng phẩm với Luật Bạch Minh qua bài viết dưới dây.

Tại sao kinh doanh văn phòng phẩm phải xin giấy phép

– Kinh doanh văn phòng phẩm là ngành nghề bắt buộc phải xin giấy đăng ký kinh doanh theo quy định luật doanh nghiệp.

– Hộ kinh doanh có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật nếu việc kinh doanh văn phòng phẩm mà không có giấy phép kinh doanh.

– Giấy phép hộ kinh doanh văn phòng phẩm là sự công nhận của pháp luật về một chủ thể kinh doanh khi xuất hiện trên thị tường, góp phần tạo niềm tin cho khách hàng và thu hút các đối tác kinh doanh.

– Kinh doanh văn phòng phẩm khi đã có giấy phép giúp hộ kinh doanh nhận được các ưu đãi về pháp luật, đồng thời đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước và hạn chế các rủi ro pháp lý.

Văn bản pháp luật quy định về hộ kinh doanh văn phòng phẩm

+ Luật doanh nghiệp năm 2020

+ Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp

+ Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp

+ Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

Nội dung giấy phép hộ kinh doanh văn phòng phẩm

Giấy phép hộ kinh doanh văn phòng phẩm bao gồm các nội dung chính sau đây:

– Tên hộ kinh doanh

– Địa điểm hộ kinh doanh, mục này gồm có: địa chỉ hộ kinh doanh, số điện thoại liên hệ, email, fax, wedsite

– Ngành, nghề kinh doanh: Hộ kinh doanh văn phòng phẩm cần điền mã ngành nghề kinh doanh và tên ngành nghề kinh doanh tương ứng theo danh mục ngành nghề pháp luật quy định

– Vốn kinh doanh: ghi bằng số và bằng chữ

– Chủ thể thành lập hộ kinh doanh

– Thông tin người đại diện của chủ hộ kinh doanh, mục này gồm: Họ và tên, giới tính, dân tộc, quốc tịch, loại giấy tờ chứng thực cá nhân, số giấy tờ chứng thực cá nhân,….

– Chữ ký, đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép

Điều kiện xin giấy phép hộ kinh doanh văn phòng phẩm là gì

Xin giấy phép hộ kinh doanh văn phòng phẩm
Xin giấy phép hộ kinh doanh văn phòng phẩm

Để xin giấy phép hộ kinh doanh văn phòng phẩm hộ kinh doanh cần đáp ứng những điều kiện sau:

– Người thành lập hộ kinh doanh chưa làm chủ một hộ kinh doanh nào khác trên phạm vi cả nước, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc trường hợp không được làm chủ hộ kinh doanh

 – Ngành, nghề đăng ký kinh doanh đúng với danh mục đã được pháp luật quy định và không bị cấm đầu tư kinh doanh

– Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định

– Địa chỉ đặt trụ sở kinh doanh không vi phạm điều cấm

 – Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ

 – Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định

Ngành nghề kinh doanh văn phòng phẩm

Khi xin giấy phép hộ kinh doanh văn phòng phẩm, hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh có thể lựa chọn các mã ngành nghề kinh doanh văn phòng phẩm sau:

Mã ngành 46497 : Bán buôn sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm

Nhóm này gồm:

– Bán buôn sách, truyện, kể cả sách giáo khoa;

– Bán buôn báo, tạp chí, bưu thiếp và các ấn phẩm khác;

– Bán buôn văn phòng phẩm.

Loại trừ: Bán buôn tủ, bàn, ghế văn phòng được phân vào nhóm 46594 (Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi))

Mã ngành 4761: Bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:

– Bán lẻ sách, truyện các loại;

– Bán lẻ báo, tạp chí, bưu thiếp, ấn phẩm khác;

– Bán lẻ văn phòng phẩm: Bút mực, bút bi, bút chì, giấy, cặp hồ sơ…

Loại trừ: Bán lẻ sách cũ hoặc sách cổ được phân vào nhóm 47749 (Bán lẻ hàng hóa khác đã qua sử dụng trong các cửa hàng chuyên doanh).

Cách đặt tên hộ kinh doanh văn phòng phẩm

Tên hộ kinh doanh được tạo bởi hai thành tố theo thứ tự sau đây:

– Cụm từ “Hộ kinh doanh”;

– Tên riêng của hộ kinh doanh (Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu)

Cần lưu ý:

+ Hộ kinh doanh không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

+ Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

+ Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

Trình tự xin giấy phép hộ kinh doanh văn phòng phẩm

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh văn phòng phẩm

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hộ kinh doanh dự định đặt trụ sở

Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận và xử lý hồ sơ

– Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận nếu hồ sơ hợp lệ.

– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 4: Nhận kết quả

Hồ sơ xin giấy phép hộ kinh doanh văn phòng phẩm

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

– Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì cần có thêm:

+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh

+ Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh

Giải đáp thắc mắc về xin giấy phép hộ kinh doanh văn phòng phẩm

– Vốn kinh doanh khi xin giấy phép hộ kinh doanh quy định tối thiểu là bao nhiêu

Vốn kinh doanh của hộ kinh doanh văn phòng phẩm không bị giới hạn trong bất cứ khoảng giá trị nào. Vì vậy, hộ kinh doanh có thể lựa chọn số vốn tùy ý sao cho phù hợp với năng lực tài chính của mình.

– Kinh doanh văn phòng phẩm online có phải xin giấy phép không

Kính doanh văn phòng phẩm trên môi trường mạng xã hội, online hay dưới hình thức nào cũng phải xin giấy phép kinh doanh trước khi kinh doanh. Hiện nay, việc quản lý các hoạt động kinh doanh online của các cá nhân, tổ chức đang được các Cơ quan quản lý nhà nước quan tâm, giám sát và thắt chặt. Vì vậy, để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình một cách suôn sẻ và giảm thiểu các vấn đề pháp lý thì khi kinh doanh văn phòng phẩm online cần tiến hành xin giấy phép.

– Hộ kinh doanh văn phòng phẩm có được phép xuất hóa đơn không

Theo quy định của pháp luật hộ kinh doanh có thể đặt mua hóa đơn VAT tại cơ quan thuế nếu đáp ứng các yêu cầu của pháp luật. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động kinh doanh hộ kinh doanh có thể xuất hóa đơn bán hàng, đây là loại hóa đơn thường thấy khi chúng ta mua hàng tại các cửa hàng văn phòng phẩm.

– Hộ kinh doanh có chuyển đổi lên công ty được không

Có thể chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên công ty, việc chuyển đổi được thực hiện theo quy định tại Điều 27, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp.

– Chủ hộ kinh doanh văn phòng phẩm có được làm giám đốc công ty TNHH hay công ty cổ phần.

Theo quy định luật doanh nghiệp, không cấm chủ hộ kinh doanh làm giám đốc hay giữ chức vụ quả lý trong công ty TNHH hay công ty cổ phần, vì vậy chủ hộ kinh doanh có thể làm giám đốc cho 1 hay nhiều công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn cùng một lúc.


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay