Hiện nay việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông cho cổ đông khác hoặc cho người ngoài công ty thường xuyên diễn ra tại nhiều công ty. Vậy chuyển nhượng như thế nào cho đúng quy định pháp luật và không bị rủi ro khi phát sinh tranh chấp sau khi chuyển nhượng cổ phần.
Hiểu được những lo ngại của khách hàng, Văn phòng Luật sư Bạch Minh tư vấn miễn phí cho khách hàng về thủ tục, điều kiện cũng như chỉ ra các văn bản áp dụng khi cổ đông chuyển nhượng cổ phần.
Mục lục bài viết
I/ Điều kiện khi chuyển nhượng cổ phần
Căn cứ quy định về Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập.
Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
Khi quá 3 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông còn lại hoặc người ngoài công ty , mà không phụ thuộc và sự đồng ý của các cổ đông còn lại trong công ty.
II/ Thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong Công ty cổ phần
Căn cứ quy định như sau: “Trường hợp thay đổi thông tin cổ đông sáng lập do cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần, kèm theo các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này, hồ sơ thông báo phải có:
a) Danh sách thông tin của các cổ đông sáng lập khi đã thay đổi;
b) Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng;
c) Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư.”
Khi chuyển nhượng cổ phần của đông sáng lập thì bắt buộc phải thông báo thay đổi thông tin cổ đông sáng lập đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
Ngày 23 tháng 8 năm 2018 Chính phủ ban hành Nghị định 108/2018/NĐ-CP quy định về sửa đổi một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Có hiệu lực từ ngày 10 tháng 10 năm 2018. Tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP có quy định sửa đổi Điều Điều 51 Nghị định 78/2015/NĐ-CP và loại bỏ thủ tục thông báo thay đổi khi chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập.
Kết luận: Từ ngày 10 tháng 10 năm 2018 khi các cổ đông chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông còn lại hoặc cho người ngoài công ty không cần phải thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
1. Giấy tờ đầy đủ liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần
– Biên bản họp và Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông công ty ( trong trường hợp công ty thành lập chưa quá 3 năm)
– Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
– Giấy xác nhận về việc thanh lý Hợp đồng chuyển nhượng
– Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần của cổ đông chuyển nhượng (xác thực cổ đông có sở hữu cổ phần tại công ty)
– Giấy tờ chứng thực cá nhân của Người chuyển nhượng và Người nhận chuyển nhượng
– Thông báo lập sổ cổ đông (sau chuyển nhượng)
– Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần của người nhận chuyển nhượng (sau chuyển nhượng)
2. Thủ tục Nộp tờ khai Thuế thu nhập cá nhân
Người chuyển nhượng hoặc Công ty (nộp thay) tiến hành nộp tờ khai Thuế thu nhập cá nhân và Thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế quản lý công ty.
Hồ sơ kê khai thuế Thu nhập cá nhân bao gồm:
– Tờ khai (theo mẫu của Chi cục thuế)
– Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
– Biên bản thanh lý Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
– Bản sao công chứng Giấy tờ chứng thực cá nhân của người nhận chuyển nhượng và người chuyển nhượng
– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp
– Giấy tờ khác (tùy thuộc và Chi cục thuế có quy định riêng)
3. Thuế thu nhập cá nhân trong việc chuyển nhượng cổ phần như sau:
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi Thông tư 78/2014/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, trường hợp của bạn có được từ chuyển nhượng cổ phần thuộc loại thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
“Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán. Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật chứng khoán và Điều 120 của Luật doanh nghiệp.”
Với thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng chứng khoán, theo quy định tại Điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC, bạn sẽ phải nộp thuế với thuế suất 0,1% trên giá bán chứng khoán từng lần.
Thuế Thu nhập cá nhân = Giá chuyển nhượng x 0,1%
Trong đó, giá chuyển nhượng được xác định như sau:
- Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán, giá chuyển nhượng chứng khoán là giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Giá thực hiện là giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành từ các giao dịch thỏa thuận tại Sở Giao dịch chứng khoán.
- Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên, giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật về kế toán trước thời điểm chuyển nhượng.
Để được hoàn thiện bộ hồ sơ chuyển nhượng cổ phần và tư vấn về thủ tục chuyển nhượng cổ phần, quý khách vui lòng liên hệ đến Văn phòng Luật sư Bạch Minh
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH
– Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao – Hà Đông – T.P Hà Nội
– VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21 Lâm Văn Bền – Quận 7 – T.P Hồ Chí Minh
– Điện thoại/ Zalo/ Viber: 0904.152.023 – 0865.28.58.28
Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Email: luatbachminh@gmail.com