Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính

Công ty bạn khi vận chuyển hàng hoá cho khách ở tỉnh đều mất rất nhiều chi chí vận chuyển và rủi ro trong quá trình vận chuyển khách. Vậy tại sao công ty không mở các địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố tập trung đầu mối khách hàng. Phương pháp này sẽ  giảm thiểu rủi ro và tiếm kiệm được rất nhiều chi phí cho công ty.

Văn phòng Luật sư Bạch Minh là đơn vị tư vấn doanh nghiệp uy tín hàng đầu tại Thành phố Hà Nội. Với mục tiêu là sự hài lòng của khách hàng, Chúng tôi luôn xử lý công việc và hoàn thành công ty dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Qua đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn quý công ty về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính.

1. Hướng dẫn thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính

Bước 1. Lựa chọn các thông tin của địa điểm kinh doanh dự kiến thành lập bao gồm: Tên địa điểm kinh doanh, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, thông tin người đứng đầu địa điểm kinh doanh, danh sách ngành nghề đăng ký hoạt động tại địa điểm kinh doanh.

Bước 2. Soạn hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp và Nghị định về đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh

Bước 3. Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt địa chỉ của địa điểm kinh doanh.

Công ty thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:

– Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư

– Đăng ký doanh nghiệp trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: dangkykinhdoanh.gov.vn

Số lượng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Công ty nộp 01 bộ hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh

Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu công ty nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định

Bước 4. Xử lý hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính

Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh theo quy định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Bước 5. Nộp lệ phí thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh là 100.000 Việt nam đồng.

Bước 6. Nhận Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

2. Hướng dẫn thủ tục sau thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính

Bước 1. Thủ tục về in biển hiệu của địa điểm kinh doanh

Công ty tiến hành in biển hiệu của địa điểm kinh doanh và treo tại địa chỉ địa điểm kinh doanh đây là thủ tục bắt buộc đối với mỗi địa điểm kinh doanh.

Thông tin trên biển hiệu địa điểm kinh doanh có thông tin:

– Tên địa điểm kinh doanh

– Địa chỉ địa điểm kinh doanh

– Số điện thoại/ E-mail (không bắt buộc tuỳ thuộc vào nhu cầu của công ty)

Bước 2. Thủ tục về thuế sau thành lập địa điểm kinh doanh

– Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 156. Khai thuế môn bài quy định: “1. Người nộp thuế môn bài nộp Tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp”.

– Lệ phí môn bài Địa điểm kinh doanh phải nộp hằng năm là 1.000.000 VNĐ

– Lệ phí môn bài Địa điểm kinh doanh phải nộp trong trường hợp địa điểm thành lập từ 1/7 – 31/12 hằng năm là 500.000 VNĐ

– Lệ phí môn bài Địa điểm kinh doanh phải nộp trong trường hợp địa điểm thành lập từ 1/1 – 30/06 hằng năm là 1.000.000 VNĐ

– Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.”

3. Hướng dẫn quy định pháp luật về địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính

3.1. Quy định về ngành nghề đăng ký kinh doanh của địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính

– Địa điểm kinh doanh chỉ được lựa chọn kinh doanh toàn bộ hoặc một trong các ngành nghề kinh doanh của Công ty hoặc Chi nhánh của Công ty (Đơn vị chủ quản) đã đăng ký kinh doanh.

– Địa điểm kinh doanh không được kinh doanh ngành nghề mà Công ty hoặc Chi nhánh của Công ty (Đơn vị chủ quản) không đăng ký kinh doanh.

– Địa điểm kinh doanh không được hoạt động lĩnh vực kinh doanh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá.

– Địa điểm kinh doanh lựa chọn một (01) ngành nghề trong danh sách ngành nghề để chọn làm ngành nghề kinh doanh chính tại địa điểm kinh doanh

3.2. Quy định về địa chỉ địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính

– Địa chỉ của địa điểm kinh doanh là địa chỉ liên lạc của địa điểm được xác định theo địa giới đơn vị hành chính phải có ít nhất 4 trường thông tin (số nhà/thôn/Tổ; xã/phường/Thị Trấn/ Quận/huyện; Tỉnh/Thành phố)

– Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh

– Theo Quy định của luật Nhà ở Địa điểm kinh doanh không được đặt tại nhà Chung cư và Nhà tập thể.

3.3. Quy định về tên địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính

– Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên của địa điểm kinh doanh, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức.

– Tên địa điểm kinh doanh được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu

3.4. Quy định khác về địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính

– Mã số đơn vị của địa điểm kinh doanh là: 00001, 00002 …. , Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh

– Địa điểm kinh doanh không có con dấu tròn

– Hình thức kế toán của địa điểm kinh doanh là hạch toán phụ thuộc công ty

4. Hướng dẫn hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính

– Thông báo đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh

– Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân

Kèm theo:

+ Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc

+ Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

– Phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh

5. Hướng dẫn hình thức nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính

– Hình thức nộp hồ sơ trực tiếp. Công ty nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt địa chỉ địa điểm kinh doanh

– Hình thức nộp hồ sơ trực tuyến. Công ty tiến hành nộp hồ sơ trực tuyến qua hệ thống cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: dangkykinhdoanh.gov.vn

6. Ưu điểm gì khi thành lập địa điểm kinh doanh ?

Hiện nay có 3 loại hình đơn vị trực thuộc công ty có thể thành lập là: chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Vậy tại sao công ty nên thành lập địa điểm kinh doanh:

– Thủ tục mở địa điểm kinh doanh đơn giản hơn so với thành lập Chi nhánh hay Văn phòng Đại diện.

– Địa điểm kinh doanh không phải chịu thuế GTGT hay kê khai loại thuế nào trừ Thuế Môn bài (hay lệ phí môn bài) hàng năm.

– Trường hợp công ty không hoạt động tại địa điểm kinh doanh thì thủ tục chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh đơn giản, không phải làm thủ tục chốt thuế tại Cơ quan quản lý thuế.

7. Khác nhau giữa Địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở với Văn phòng đại diện

Về Nhiệm vụ, chức năng.

– Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành diễn ra hoạt động kinh doanh của công ty

– Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, Văn phòng Đại diện không phải là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh trực tiếp

Ví dụ: Một Công ty có nhiều Cửa hàng, nhiều Nhà hàng, thì ngoài địa chỉ trụ sở chính các Cửa hàng /Nhà hàng còn lại phải Đăng ký dưới hình thức Chi nhánh hoặc Địa điểm kinh doanh mà không thể đăng ký dưới hình thức Văn phòng Đại diện được.

Về Con dấu

– Địa điểm kinh doanh không có con dấu

– Văn phòng đại diện có con dấu

8. Khác nhau giữa Địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính với Chi nhánh công ty

Về Con dấu

– Địa điểm kinh doanh không có con dấu do đó mọi hoạt động giao dịch đều nhân danh đơn vụ chủ quản của địa điểm kinh doanh (Công ty hay Chi nhánh)

– Chi nhánh có con Dấu riêng và được quyền nhân danh công ty ký kết các giao dịch nhân danh Chi nhánh.

Về hình thức hạch toán kế toán về kết quả kinh doanh

– Địa điểm kinh doanh bắt buộc hạch toán phụ thuộc

– Chi nhánh lựa chọn hình thức hạch toán phụ thuộc hoặc độc lập

Về Phương pháp tính thuế

– Địa điểm kinh doanh không phải nộp thuế GTGT

– Chi nhánh lựa chọn khấu trừ hoặc trực tiếp trên GTGT, hình thức hạch toán Độc lập hoặc Phụ thuộc vào Công ty mẹ.

Về Khai và nộp thuế Môn bài (Lệ phí Môn bài)

– Công ty đứng tên khai và nộp lệ phí Môn bài cho các địa điểm kinh doanh.

– Đối với Chi nhánh hạch toán độc lập: Chi nhánh đứng tên kê khai thuế và nộp thuế tại Cơ quan Thuế quản lý thuế Chi nhánh

– Đối với Chi nhánh hạch toán phụ thuộc nhưng có địa chỉ trong cùng tỉnh/thành phố  với công ty thì Chi nhánh đứng tên kê khai thuế và nộp thuế tại Cơ quan Thuế quản lý thuế Công ty.

– Đối với Chi nhánh hạch toán phụ thuộc nhưng có địa chỉ khác tỉnh với công ty thì Chi nhánh đứng tên kê khai thuế và nộp thuế tại Cơ quan Thuế quản lý thuế mà Chi nhánh có trụ sở chính.

Về mặt cơ cấu tổ chức:

–  Về mặt pháp luật, không có khái niệm Giám đốc Chi nhánh mà cả Chi nhánh và Địa điểm kinh doanh thì người đứng đầu đều được gọi là chung là Người đứng đầu Chi nhánh và người Đứng đầu địa điểm kimnh doanh.

– Về cơ cấu tổ chức: Pháp luật không có quy định mặt buộc về mặt tổ chức nội bộ Chi nhánh tuy nhiên trên thực tế Chi nhánh thường có cơ cấu tổ chức như công ty con và phức tạp hơn so với Địa điểm kinh doanh. Người đứng đầu Chi nhánh thường được sử dụng là Giám đốc Chi nhánh, ngoài ra tùy thuộc vào loại hình đăng ký thuế (độc lập hay phụ thuộc vào Công ty mẹ) mà Chi nhánh có thể có quyền phát hành và sử dụng hóa đơn VAT độc lập và thực hiện chế độ báo cáo thuế độc lập với Công ty mẹ

Thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính
Thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính

9. Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính

Văn phòng Luật sư Bạch Minh cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật và đại diện công ty tiến hành thủ tục thành lập Địa điểm kinh doanh với chi phí tốt nhất cho doanh nghiệp. Thay vào đấy quý khách được sử dụng chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và luật sư tư vấn nhiều năm kinh nghiệm về doanh nghiệp của văn phòng.

LIÊN HỆ TƯ VẤN 0904.152.023 – 0934.565.078

Quý khách chỉ cần ký hồ sơ, Luật Bạch Minh sẽ đại diện quý khách tiến hành thủ tục tại Cơ quan đăng ký kinh doanh và bàn giao Giấy chứng nhận Địa điểm kinh doanh đến Quý khách.

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

SỐ 101/A2 NGÕ 72 NGUYỄN CHÍ THANH – ĐỐNG ĐA – HÀ NỘI

Thông tin công ty cần cung cấp thành lập địa điểm kinh doanh

– Tên địa điểm kinh doanh dự kiến thành lập

– Địa chỉ địa điểm kinh doanh

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh của địa điểm kinh doanh (lựa chọn một số ngành nghề tử công ty hoặc chi nhánh – đơn vị chủ quản)

– Thông tin người đứng đầu địa điểm kinh doanh

– Mã số doanh nghiệp/mã số thuế của đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh (chi nhánh hoặc công ty).

EMAIL NHẬN THÔNG TIN: LUATBACHMINH@GMAIL.COM

Quý khách nhận được gì khi sử dụng dịch vụ của Luật Bạch Minh?

– Chi phí ưu đãi nhất 

– Chất lượng dịch vụ tốt nhất

– Luật sư tư vấn doanh nghiệp chuyên nghiệp

– Thời gian xử lý công việc nhanh

– Quý khách không cần phải đi lại giao hồ sơ, nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh

– Luật Bạch Minh luôn lữu giữ thông tin và hồ sơ khách hàng, và chúng tôi luôn gửi 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh đến email khách hàng để khách hàng lưu trữ nội bộ công ty.

– Mọi thông tin về công ty, cá nhân khách hàng được Luật Bạch Minh giữ bí mật tuyệt đối.

Mọi thắc mắc cần tư vấn về doanh nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ đến Luật Bạch Minh theo thông tin sau:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

– Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao – Hà Đông – T.P Hà Nội

– VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21 Lâm Văn Bền – Quận 7 – T.P Hồ Chí Minh

– Điện thoại/ Zalo/ Viber: 0904.152.023 – 0865.28.58.28

Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Emailluatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại TP Hà Nội

Mobile: 0904152023

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh

Mobile: 0865 285828

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Chat với Luật Sư
Chat ngay