Thủ tục lập địa điểm kinh doanh

Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhiều doanh nghiệp đã trở lại hoạt động kinh doanh và lên kế hoạch thành lập địa điểm kinh doanh để đưa sản phẩm, dịch vụ của công ty đến nhiều tỉnh thành trên toàn quốc. Doanh nghiệp đang thắc mắc rất nhiều về thành lập địa điểm kinh doanh năm 2022 hay mở địa điểm kinh doanh năm 2022 như thế nào?

Văn phòng Luật sư Bạch Minh sẽ là đơn vị đầu tiên hướng dẫn và tư vấn thủ tục liên quan đến thành lập địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.

1. Quy định chung về thành lập địa điểm kinh doanh 

a) Địa chỉ của địa điểm kinh doanh công ty 

– Địa điểm kinh doanh là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh của công ty, địa điểm kinh doanh có thể đặt tại cùng quận huyện, cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với trụ sở chính của Công ty.

– Địa chỉ của địa điểm kinh doanh là địa chỉ liên lạc của địa điểm được xác định theo địa giới đơn vị hành chính phải có ít nhất 4 trường thông tin (số nhà/thôn/Tổ; xã/phường/Thị Trấn/ Quận/huyện; Tỉnh/Thành phố)

– Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh

– Theo Quy định của luật Nhà ở Địa điểm kinh doanh không được đặt tại nhà Chung cư và Nhà tập thể. Đối với Nhà Chung cư chỉ có chức năng dùng để ở thì không cho phép Công ty đặt địa điểm kinh doanh. Đối với Chung cư hỗn hợp, có một số tầng được hoặc cả toà nhà được xây dựng với mục đích làm Trung tâm thương mại và Văn phòng cho thuê thì Công ty được phép sử dụng để đăng ký đặt địa chỉ cuả địa điểm kinh doanh

b) Tên địa điểm kinh doanh

– Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên của địa điểm kinh doanh, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức.

– Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh

– Tên địa điểm kinh doanh được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu

Cách đặt tên cho địa điểm kinh doanh

– Tên địa điểm kinh doanh theo mục đích kinh doanh tại địa điểm.

+ Địa điểm kinh doanh Kho hàng số 1 – Công ty cổ phần ABC

+ Cửa hàng hoa Ban Mai – Địa điểm kinh doanh Công ty TNHH Hoa Ban Mai

+ Địa điểm kinh doanh Công ty TNHH MTV xăng dầu ABC – Cửa hàng xăng dầu Láng Thượng

– Tên địa điểm kinh doanh chung

+ Địa điểm kinh doanh – Công ty TNHH Thực phẩm Hà Nội

+ Địa điểm kinh doanh số 1 Công ty TNHH Thực phẩm Hà Tây

c) Ngành nghề đăng ký kinh doanh của địa điểm kinh doanh

– Địa điểm kinh doanh chỉ được lựa chọn kinh doanh toàn bộ hoặc một trong các ngành nghề kinh doanh của Công ty hoặc Chi nhánh của Công ty (Đơn vị chủ quản) đã đăng ký kinh doanh.

– Địa điểm kinh doanh không được kinh doanh ngành nghề mà Công ty hoặc Chi nhánh của Công ty (Đơn vị chủ quản) không đăng ký kinh doanh.

– Địa điểm kinh doanh không được hoạt động lĩnh vực kinh doanh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá.

– Địa điểm kinh doanh lựa chọn một (01) ngành nghề trong danh sách ngành nghề để chọn làm ngành nghề kinh doanh chính tại địa điểm kinh doanh.

d) Người đứng đầu địa điểm kinh doanh:

– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài là thành viên Công ty hoặc được Công ty thuê làm việc theo Hợp đồng lao động;

– Những người giữ các chức danh quản lý của Công ty như thành viên HĐQT, Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc/Tổng Giám đốc có thể đồng thời làm Người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

2. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh năm 2022 

– Hình thức nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh 

 + Hình thức nộp hồ sơ trực tiếp

Công ty nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt địa chỉ địa điểm kinh doanh

+ Hình thức nộp hồ sơ trực tuyến

Công ty tiến hành nộp hồ sơ trực tuyến qua hệ thống cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. dangkykinhdoanh.gov.vn

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh 

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm:

– Thông báo của công ty về việc thành lập địa điểm kinh doanh

– Văn bản ủy quyền đại diện tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp

– Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của Người đứng đầu địa điểm kinh doanh gốm : Giấy chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước công dân/ Hộ chiếu Việt nam/ Hộ chiếu nước ngoài.

– Cơ quan tiếp nhận xử lý thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh 

Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh của công ty.

3. Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh như thế nào ?

Công ty thành lập địa điểm kinh doanh được phép mở tại tại tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương khác với trụ sở chính/ trụ sở chi nhánh của công ty.

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Bước 1. Công ty chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh năm 2022.

Hồ sơ bao gồm:

– Thông báo đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh

– Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân

Kèm theo:

+ Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc

+ Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

– Phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doan

Bước 2. Công ty nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt địa chỉ địa điểm kinh doanh.

Bước 3. Nộp lệ phí nhà nước và nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.

4. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh

– Có hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật

– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

– Tên địa điểm kinh doanh không được vi phạm quy định pháp luật

– Tên địa điểm kinh doanh phải có cụm từ “Địa điểm kinh doanh” và kèm theo tên của Công ty

– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh phải đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về doanh nghiệp như thuộc các trường hợp sau: Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc…..

– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí

5. Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh

Để công ty hiểu rõ hơn về hồ sơ lập địa điểm kinh doanh, Luật Bạch Minh gửi các mẫu hồ sơ liên quan đến thành lập địa điểm kinh doanh mới nhất cho công ty tham khảo.

Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh/ Thông báo mở địa điểm kinh doanh

Thành lập địa điểm kinh doanh
Thành lập địa điểm kinh doanh

Thành lập địa điểm kinh doanh năm 2022
Thành lập địa điểm kinh doanh 

6. Nội dung Giấy chứng nhận hoạt động địa điểm kinh doanh

– Tên địa điểm kinh doanh: ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CÔNG TY TNHH ABC HÀ NỘI

– Địa chỉ địa điểm kinh doanh.

– Số điện thoại

– Địa chỉ Email

– Địa chỉ Website

– Số Fax

– Thông tin người đứng đầu địa điểm kinh doanh

– Thông tin đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh (Đơn vị chủ quản của công ty có thể là Công ty hoặc Chi nhánh của công ty).

7. Căn cứ pháp lý quy định về thành lập địa điểm kinh doanh 

– Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 của Quốc hội ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2020. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 04 tháng 01 năm 2021. Có hiệu lực từ  ngày 04 tháng 01 năm 2021 quy định về Đăng ký doanh nghiệp

– Thông tư 01/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 16 tháng 3 năm 2021 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

8. Giải đáp thắc mắc về thành lập địa điểm kinh doanh

– Địa điểm kinh doanh có xuất hóa đơn được không ?

Địa điểm kinh doanh là nơi diễn ra hoạt động của công ty, địa điểm kinh doanh không có xuất được hóa đơn. Mọi hóa đơn phải xuất từ công ty chính

– Công ty được mở bao nhiêu địa điểm kinh doanh trong ?

Công ty được phép mở số lượng địa điểm kinh doanh không giới hạn. Vì vậy, phụ thuộc vào nhu cầu và quy mô của công ty để công ty đưa ra phương án mở các địa điểm kinh doanh.

– Chi nhánh có mở được địa điểm kinh doanh không ?

Chi nhánh được phép mở địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với địa chỉ của chi nhánh công ty và không giới hạn về số lượng mở địa điểm kinh doanh của chi nhánh công ty.

– Văn phòng đại diện có được mở địa điểm kinh daonh không ?

Văn phòng đại diện chỉ có chức năng là giới thiệu sản phẩm và không hoạt động kinh doanh. Vì vậy, văn phòng đại diện không được phép mở địa điểm kinh doanh.

– Địa điểm kinh doanh có vốn điều lệ không ?

Địa điểm kinh doanh nói riêng và toàn bộ đơn vị trực thuộc công ty đều không có vốn điều lệ Chỉ công ty mới có vốn điều lệ.

Phí môn bài địa điểm kinh doanh là bao nhiều ?

+ Lệ phí môn bài công ty phải nộp cho địa điểm kinh doanh là 1 triệu/năm

+ Đối với công ty mới thành lập trong và thành lập địa điểm kinh doanh thì cả công ty và địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài .

9. Dịch vụ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh

Luật Bạch Minh là văn phòng cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập Doanh nghiệp, lập Chi nhánh, VP Đại diện và thành lập Địa điểm kinh doanh. Với quy trình tư vấn Chuyên nghiệp, tối giản, thời gian xin cấp Giấy phép đăng ký hoạt động linh hoạt chỉ từ 2 ngày chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp và hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu của Quý Khách.

Quy trình tư vấn và xử lý công việc của Luật Bạch Minh

Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu thông tin thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tư vấn quy định pháp luật liên quan đến thành lập địa điểm kinh doanh và gửi báo phí Dịch vụ để doanh nghiệp Phê duyệt.

– Tiếp nhận thông tin thông tin thành lập địa điểm kinh doanh.

Để thành lập địa điểm, Quý Khách chỉ cần gửi cho chúng tôi các thông tin dưới đây:

+ Tên địa điểm kinh doanh dự kiến

+ Địa chỉ đặt địa điểm kinh doanh

+ Thông tin về Điện thoại, Email, Website của địa điểm kinh doanh

+ Mã số thuế của Công ty hoặc của Chi nhánh nơi đặt địa điểm kinh doanh

+ Bản chụp CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh

Luật Bạch Minh cam kết Bảo mật tuyệt đối các thông tin do Quý Khách hàng cung cấp liên quan đến việc thành lập Địa điểm kinh doanh

– Ngay sau khi tiếp nhận yêu cầu lập địa điểm kinh doanh từ Quý Khách, Luật Bạch Minh sẽ:

+ Tư vấn giải đáp miễn phí các quy định pháp luật có liên quan đến Địa điểm kinh doanh như: Tên địa điểm, địa chỉ đặt địa điểm, lĩnh vực hoạt động (ngành nghề kinh doanh) của địa điểm, các nghĩa vụ thuế của địa điểm sau khi thành lập..

+ Tư vấn về danh mục hồ sơ, trình tự thủ tục,Cơ quan tiếp nhận và cấp Giấy phép thành lập địa điểm kinh doanh.

ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN — 0904.152.023 / 0934.565.078

EMAIL NHẬN THÔNG TIN — Luatbachminh@gmail.com

Bước 2. Luật Bạch Minh tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh và Gửi lại Khách hàng qua địa chỉ Email/ Zalo/ Viber … để khách hàng kiểm tra xác nhận thông tin hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh của công ty là đúng và chính xác.

– Trong trường hợp khách hàng cần sửa đổi, bổ sung thông tin mà không trái với quy định pháp luật, Luật Bạch Minh sẽ sửa đổi bổ sung theo yêu cầu khách hàng.

– Khách hàng in hồ sơ và gửi đến Luật Bạch Minh hoặc Luật Bạch Minh cử nhân viên đến tiếp nhận hồ sơ của khách hàng.

Bước 3. Đại diện doanh nghiệp tiến hành thủ tục nộp hồ sơ

– Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh từ doanh nghiệp, Luật Bạch Minh thừa ủy quyền tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt địa chỉ địa điểm kinh doanh.

Bước 4. Nộp lệ phí và nhận Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.

– Sau khi hoàn tất công việc, Quý Khách sẽ nhận được:

+ Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh do Phòng ĐKKD cấp;

+ Tài liệu hướng dẫn thủ tục về thuế sau thành lập địa điểm kinh doanh

+ Bộ hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh và file mềm qua Email/zalo để phục vụ việc lưu giữ quản lý hồ sơ của Công ty.

Mọi thắc mắc cần tư vấn về hồ sơ, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh, Quý khách vui lòng liên hệ đến Luật Bạch Minh theo thông tin sau:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

– Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao – Hà Đông – T.P Hà Nội

– VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21 Lâm Văn Bền – Quận 7 – T.P Hồ Chí Minh

– Điện thoại/ Zalo/ Viber: 0904.152.023 – 0865.28.58.28

Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Emailluatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại TP Hà Nội

Mobile: 0904152023

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh

Mobile: 0865 285828

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Chat với Luật Sư
Chat ngay