Mục lục bài viết
- 1. Nhãn hiệu sản phẩm là gì:
- 2. Phân biệt Nhãn hiệu sản phẩm với Nhãn hàng hoá
- 3. Phân biệt Nhãn hiệu sản phẩm với Tên Hàng hoá:
- 4. Xác định loại Nhãn hiệu sản phẩm cần đăng ký
- 5. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm
- 6. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm:
- 7. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm:
- 8. Tờ khai đăng ký Nhãn hiệu sản phẩm
- 9. Lệ phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm:
1. Nhãn hiệu sản phẩm là gì:
Nhãn hiệu sản phẩm là các dấu hiệu như tên riêng, logo, biểu tượng, hình ảnh bao bì sản phẩm dùng để phân biệt sản phẩm hàng hoá của tổ chức, cá nhân này với sản phẩm hàng hoá cùng loại của tổ chức cá nhân khác.
Một lưu ý đó là trên Nhãn sản phẩm thường có:
Hình ảnh sản phẩm, tên gọi thông thường của hàng hoá hoặc nhãn sản phẩm là cụm từ ghép giữa tên gọi của hàng hoá và tính chất, thành phần nguyên liệu tạo ra chính chính hàng hoá đó.
Ví dụ:
Bánh Phomai – Bánh Quy bơ – Mứt dừa – Bánh gạo – Rượu nếp…
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, nếu các dấu hiệu chỉ là tên gọi thông thường của hàng hóa bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, hình dạng thông thường của hàng hóa hoặc một phần của hàng hóa, đã được sử dụng thường xuyên và thừa nhận rộng rãi trước ngày nộp đơn thì không có khả năng phân biệt. Các Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa ( trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước ngày nộp đơn đăng ký) thì không có khả năng phân biệt. Do đó không thể đăng ký làm nhãn hiệu độc lập
2. Phân biệt Nhãn hiệu sản phẩm với Nhãn hàng hoá
Theo quy định tại Nghị định 43/2017 và Nghị định số 111/2021/NĐ-CP quy định về Nhãn hàng hoá, thì Nhãn hàng hoá hay Bao bì chứa đựng hàng hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.
Trên Nhãn hàng hoá thể hiện các nội dung là các thông tin cơ bản, cần thiết về hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát;
Cũng theo các Văn bản trên, Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt và phải thể hiện các nội dung sau
– Tên hàng hóa;
– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
– Xuất xứ hàng hóa.
– Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa như: Định lượng, Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Hướng dẫn sử dụng; Hướng dẫn bảo quản; Thành phần; Công dụng; Các cảnh báo, khuyến cáo…
Nếu theo các quy định trên, ngoài “Tên hàng hoá” có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa là Nhãn hiệu sản phẩm nếu đáp ứng các điều kiện bảo hộ thì các thông tin còn lại đều là các thông tin mô tả thành phần, công dụng.. đây là các thông tin sử dụng chung và không bảo hộ riêng cho bất kỳ tổ chức cá nhân nào.
Như vậy, giữa Nhãn hiệu và Nhãn hàng hoá có sự khác biệt rất lớn.
3. Phân biệt Nhãn hiệu sản phẩm với Tên Hàng hoá:
Theo quy định Nghị định 43/2017 quy định về Nhãn hàng hoá thì, Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa.
Như vậy, Tên hàng hoá có thể là:
– Tên hàng hoá: Là gọi thông thường của hàng hoá hoặc là Tên gọi thông thường và thành phần, công dụng của hàng hoá: Như Bánh; Kẹo, Sữa hoặc Bánh Gạo; Sữa ong chúa; Bánh ngon, Bánh ngọt, Sữa không đường.. với các tên gọi thông thường sẽ không được được bảo hộ cho tổ chức, cá nhân nào.
– Tên hàng hoá: Là tên Riêng hoặc là sự kết hợp giữa tên gọi thông thường cộng tên riêng: Bánh ABC; Sữa ABC …
Đối với Tên hàng hoá có chứa tên riêng có thể đồng thời là Nhãn hiệu sản phẩm nếu thành phần tên riêng đáp ứng các điều kiện bảo hộ là Nhãn hiệu.
4. Xác định loại Nhãn hiệu sản phẩm cần đăng ký
Theo quy định của Luật Sở hữ trí tuệ, nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa.
Từ quy định có thể thấy, Nhãn hiệu sản phẩm bao gồm các loại sau:
– Nhãn hiệu sản phẩm là nhãn hiệu thông thường (Nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình) dùng để phân biệt sản phẩm hàng hóa của tổ chức, cá nhân này với các hàng hoá của các tổ chức, cá nhân khác. hoặc
– Nhãn hiệu sản phẩm là Nhãn hiệu ba chiều. hoặc
– Nhãn hiệu sản phẩm là Nhãn hiệu âm thanh thể hiện dưới dạng đồ hoạ được thể hiện bằng khuông nhạc 5 dòng kẻ. hoặc
– Nhãn hiệu sản phẩm là Nhãn hiệu tập thể dùng để phân biệt hàng hóa của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. hoặc
– Nhãn hiệu sản phẩm là Nhãn hiệu chứng nhận: Đây là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
5. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm
5.1 Điều kiện 1: Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
5.2 Điều kiện thứ 2: Nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá của chủ thể khác.
Về điều kiện thứ hai có thể thấy Nhãn hiệu sản phẩm đăng ký có thể được bảo hộ trong các trường hợp sau:
+ Nhãn hiệu sản phẩm đăng ký Không trùng hoặc Tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam, các nhãn hiệu có ngày nộp đơn đăng ký trước cho hàng hoá trùng hoặc hàng hoá dịch vụ tương tự.
+ Nhãn hiệu sản phẩm đăng ký Không trùng hoặc Tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu đã chấm dứt hiệu lực nhưng chưa quá 3 năm cho hàng hoá trùng hoặc hàng hoá dịch vụ tương tự.
+ Nhãn hiệu sản phẩm đăng ký Không trùng hoặc Tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu nổi tiếng được Việt Nam công nhận
+ Nhãn hiệu sản phẩm đăng ký Không trùng hoặc Tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Tên thương mại, Quyền tác giả, Kiểu dáng công nghiệp, Chỉ dẫn địa lý…
6. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu được làm theo Mẫu số 08 – Phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/ 08/ 2023 của Chính phủ.
– 05 Mẫu nhãn hiệu rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm. Đối với Nhãn hiệu là hình ảnh 3 chiều Mẫu nhãn là ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh và có thể kèm theo mẫu mô tả ở dạng hình chiếu. Đối với nhãn hiệu âm thanh mẫu nhãn hiệu đăng ký là tệp âm thanh định dạng kỹ thuật số .mp3 với dung lượng không quá 3 MB và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh, cụ thể là được thể hiện bằng khuông nhạc 5 dòng kẻ.
– Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu phải được phân loại phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ.
– Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu;
– Giấy uỷ quyền đại diện (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp);
– Các tài liệu có liên quan khác như: Quy chế sử dụng Nhãn hiệu tập thể (nếu nhãn hiệu đăng ký là Nhãn hiệu tập thể); Quy chế sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận thể (nếu nhãn hiệu đăng ký là Nhãn hiệu chứng nhận); Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu quyền đăng ký của người khác; Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên nếu có yêu hưởng quyền ưu tiên; Giấy phép kinh doanh hoặc CCCD bản sao chứng thực
7. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm:
Trong trường hợp nếu Người nộp đơn Uỷ quyền cho tổ chức đại diện Sở hữu Công nghiệp Bạch Minh tư vấn và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Luật Bạch Minh sẽ tiếp hành qua các bước sau:
Bước 1: Tư vấn đánh giá sơ bộ về nhãn hiệu sản phẩm dự định đăng ký:
Sau khi khi tiếp nhận yêu cầu, các luật sư của chúng tôi sẽ đánh giá xem Nhãn hiệu có thuộc các trường hợp không được bảo hộ là Nhãn hiệu hay không? Đồng thời dựa vào yêu cầu của khách hàng về hàng hoá, chúng tôi sẽ phân loại hàng hoá dịch vụ đăng ký nhãn hiệu phù hợp với Bảng phân loại hàng hoá theo Thoả ước Ni-xơ;
Bước 2: Tra cứu sơ bộ và tra cứu chuyên sâu để đánh giá khả năng bảo hộ của Nhãn hiệu sản phẩm nếu nộp đơn đăng ký:
Việc tra cứu đánh giá khả năng bảo hộ của Nhãn hiệu trước khi quyết định nộp đơn đăng ký có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của Khách hàng. Căn cứ vào kiến thức và kinh nghiệp pháp luật các luật sư của Luật Bạch Minh sẽ tiến hành tra cứu đánh giá sơ bộ về khả năng bảo hộ nhãn hiệu. Trong trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của Khách hàng chúng tôi có thể sử dụng dịch vụ tra cứu nhãn hiệu chính thức của Cục Sở hữu trí tuệ để có kết luận đánh giá chính xác hơn về khả năng bảo hộ của Nhãn hiệu.
Sau tra cứu, nếu Nhãn hiệu có khả năng bảo hộ Chúng tôi sẽ gửi Khách hàng báo Phí, lệ phí đăng ký Nhãn hiệu kèm theo Giấy Ủy quyền đại diện và Hợp đồng tư vấn luật.
Bước 3: Luật Bạch Minh thừa uỷ quyền của Khách hàng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và theo dõi quá trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT:
Trên cở sở Văn bản Ủy quyền của Quý Khách, Luật Bạch Minh sẽ lập và ký Tờ khai, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp tại Cục SHTT. Luật Bạch Minh sẽ thay mặt Khách hàng theo dõi toàn bộ quá trình xử lý đơn để thông báo kịp thời về tiến độ xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu, nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu gửi khách hàng.
8. Tờ khai đăng ký Nhãn hiệu sản phẩm
8.1 Mẫu Tờ khai đăng ký Nhãn hiệu sản phẩm:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu phải được làm theo mẫu. (hiện tại là Mẫu số 08 – Phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ). Tờ khai phải được trình bày theo chiều dọc trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm, trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn.
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu
8.2 Cách Mô tả Nhãn hiệu sản phẩm:
Theo quy định và trên Tờ khai đăng ký nhãn hiệu có mục Mô tả nhãn hiệu. Người nộp đơn phải mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu (nếu có); nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải được dịch ra tiếng Việt; nếu nhãn hiệu là âm thanh thì mẫu nhãn hiệu phải là tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó.
8.3 Phân Nhóm đăng ký Nhãn hiệu sản phẩm:
Yêu cầu các hàng hóa, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với Bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
Cụ thể, Bảng phân loại Thoả ước Ni-xơ có 35 nhóm hàng hoá theo số thứ tự từ Nhóm 01 đến nhóm 34 theo nguyên tắc các hàng hoá có cùng tính chất, mục đích sử dụng, công dụng, thành phần sẽ được phân vào cùng một nhóm.
Ví dụ:
+ Mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh không chứa thuốc; Chế phẩm đánh răng không chứa thuốc; Nước hoa, tinh dầu; Chế phẩm tẩy trắng và các chất khác dùng để giặt; Chế phẩm để tẩy rửa, đánh bóng, tẩy dầu mỡ và mài mòn thuộc Nhóm 03.
+ Dược phẩm, các chế phẩm dược, y tế và thú y; Chế phẩm vệ sinh dùng cho mục đích y tế; Thực phẩm và chất dinh dưỡng phù hợp cho việc sử dụng trong y tế hoặc thú y, thực phẩm cho em bé; Chất bổ sung ăn kiêng cho người và động vật; Cao dán, vật liệu dùng để băng bó; Vật liệu để hàn răng, sáp nha khoa; Chất tẩy uế; Chất diệt động vật có hại; Chất diệt nấm, chất diệt cỏ thuộc Nhóm 05.
+ Xe cộ; Phương tiện giao thông trên bộ, trên không hoặc dưới nước thuộc Nhóm 12.
+ Quần áo, đồ đi chân, đồ đội đầu thuộc Nhóm 25.
Xem Video hướng dẫn cách lập tờ khai đăng ký nhãn hiệu tại đây
9. Lệ phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm:
Hiện tại , các khoản Phí, lệ phí khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, Phí lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ được Quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính và Thông tư số 21. Cụ thể:
Các khoản phí và lệ phí khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
– Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu: 150.000 Việt Nam đồng
– Phí công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 120.000 Việt Nam đồng
– Phí tra cứu phục vụ Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ.
– Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.
10. Dịch vụ đăng ký Nhãn hiệu sản phẩm của Luật Bạch Minh:
Bài viết này chúng tôi đã trình bày khá chi tiết và đầy đủ về hồ sơ, thủ tục Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Tuy nhiên, việc xác định chính xác Nhãn hiệu cần đăng ký, lựa chọn đúng sản phẩm cần bảo hộ và để phân nhóm và tính phí đầy đủ, đánh giá khả năng bảo hộ trước khi nộp đơn đăng ký thì Quý khách nên sử dụng dịch vụ Tư vấn của các tổ chức có Chức năng Đại diện Sở hữu công nghiệp.
Là một trong các tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn đăng ký Nhãn hiệu, Đăng ký kiểu dáng bao bì sản phẩm chúng tôi đã tư vấn và đăng ký thành công rất nhiều Nhãn hiệu cho nhiều khách hàng, Luật Bạch Minh hy vọng sẽ tư vấn và cung cấp dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu một cách nhanh, chính xác và hiệu quả.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH
Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Hà Đông, TP Hà Nội
VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28
Email: luatbachminh@gmail.com