Thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nội

Cá nhân hay nhóm cá nhân có nhu cầu hoạt động kinh doanh nhưng chưa có vốn đầu tư kinh doanh nhiều và quy mô hoạt động nhỏ, thành lập Hộ kinh doanh là loại hình rất phù hợp và dễ quản lý kinh doanh cho những cá nhân mới khởi nghiệp.

Luật Bạch Minh hướng dẫn các bạn về thủ tục, hồ sơ và chi phí thành lập Hộ kinh doanh tại Hà Nội theo quy định mới nhất.

I. Thủ tục đăng ký thành lập Hộ kinh doanh tại Hà Nội

Hộ kinh doanh là do Ủy ban cấp huyện cấp Giấy phép hoạt động và quản lý quá trình kinh doanh. Vì vậy thủ tục thành lập hộ kinh doanh các bạn có thể tiến hành từng bước như sau:

1. Chủ hộ kinh doanh lên kế hoạch về thông tin thành lập hộ kinh doanh

– Liên hệ tìm đặt địa chỉ của Hộ kinh doanh

Chuẩn bị các thông tin liên quan đến việc thành lập hộ kinh doanh bao gồm:

+ Tên hộ kinh doanh

+ Địa chỉ hộ kinh doanh

+ Ngành nghề đăng ký của hộ kinh doanh

+ Vốn điều lệ (Vốn hoạt động) của hộ kinh doanh cá thể

+ Thông tin về cá nhân chủ hộ kinh doanh

+ Thông tin về nhóm cá nhân cùng đăng ký mở hộ kinh doanh và người đại diện hộ kinh doanh cá thể.

2. Lập hồ sở thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nội

Chủ hộ kinh doanh cá thể chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ thành lập hộ kinh doanh bao gồm:

– Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh

– Danh sách thành viên hộ kinh doanh

– Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý cá nhân của chủ hộ kinh doanh và đại diện hộ kinh doanh gồm : Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước công dân/ Hộ chiếu

– Các giấy tờ đi kèm theo tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của hộ kinh doanh

3. Tiến hành thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nội

– Chủ hộ kinh doanh tiến hành nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể đến Bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân cấp quận/ huyện tại thành phố Hà Nội.

– Sau 3 ngày làm việc UBND quận/ huyện sẽ gửi chủ hộ kinh doanh Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh phải sửa đổi theo quy định pháp luật

4. Tiến hành thủ tục đăng ký thuế cho hộ kinh doanh tại Hà Nội

Chủ hộ kinh doanh liên hệ Đội thuế xã/ phường hoặc đến Chi cục thuế quận/ huyện để làm thủ tục kê khai thông tin đăng ký thuế và nộp thuế môn bài và các loại thuế khác.

II. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh tại Hà Nội

1. Điều kiện về chủ hộ kinh doanh cá thể

 – Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được phép thành lập Hộ kinh doanh.

– Trừ các trường hợp sau đây không được thành lập Hộ kinh doanh:

+ Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

– Chủ hộ kinh doanh chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

– Chủ hộ kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ngành nghề đăng ký của hộ kinh doanh (trong trường hợp hộ kinh doanh đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện về chứng chỉ hành nghề)

– Chủ hộ kinh doanh đáp ứng đủ điều kiện về kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

2. Nộp lệ phí đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể

Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể do cơ quan nhà nước thu hiện nay là 100.000 VNĐ (Một trăm ngàn đồng).

Chủ hộ kinh doanh nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa cảu Ủy ban nhân dân huyện/quận khi nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

3. Điều kiện về ngành nghề đăng ký kinh doanh tại Hà Nội

Hộ kinh doanh không được phép kinh doanh các ngành nghề bị cấm bao gồm:

a) Kinh doanh các chất ma túy do pháp luật quy định

b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật đầu tư 2020.

d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

g) Kinh doanh pháo nổ;

h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

4. Điều kiện về tên hộ kinh doanh

– Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự là: Cụm từ “Hộ kinh doanh” và Tên riêng của hộ kinh doanh.

– Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

– Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

– Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

– Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

thành lập hộ kinh doanh tại hà nội
thành lập hộ kinh doanh tại hà nội

III. Một số quy định riêng về Hộ kinh doanh tại Hà Nội

1. Quy định về Địa điểm của hộ kinh doanh

– Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.

– Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

Tư vấn về Ngành nghề kinh doanh hộ kinh doanh

– Khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

– Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

– Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Tra cứu đăng ký hộ kinh doanh cá thể

– Chủ hộ kinh doanh có thể tra cứu thông tin hộ kinh doanh tại trang website của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố trực thuốc trung ương về thông tin hộ kinh doanh.

– Hiện nay chỉ một số tỉnh/thành phố trực thuộc trung ướng có Website riêng về Hộ kinh doanh như : Hà Nội, Hồ Chí Minh… thì chủ hộ kinh doanh có thể đăng nhập và tra cứu thông tin về hộ kinh doanh.

– Còn các tỉnh thành khác chủ hộ phải trực tiếp lên Bộ phận một cửa để tra cứu thông tin Hộ kinh doanh.

4. Xin Giấy phép hộ kinh doanh cá thể ở đâu

Phòng tài chỉnh – kế hoạch, Ủy ban nhân dân huyện/quận là cơ quan chính tiếp nhận hồ sơ thành lập hộ kinh doanh

Chi cục thuế/Đội thuế liên xã, phường sẽ là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng lý mã số thuế của hộ kinh doanh

5. Số vốn tối thiểu để đăng ký hộ kinh doanh

– Hiện nay. Luật chưa quy định về mức vốn tối thiểu và mức vốn tối đa của Hộ kinh doanh, vì vậy chủ hộ kinh doanh lựa chọn mức vốn phù hợp với nhu cầu hoạt động kinh doanh và kinh tế của chủ hộ kinh doanh

– Ngoài ra, một số ngành nghề có quy định về mức vốn pháp định, vốn ký quỹ… chủ hộ kinh doanh đáp ứng đủ điều kiện về mức vốn theo điều kiện của ngành nghề kinh doanh.

7. Quy định Góp vốn thành lập hộ kinh doanh

Chủ hộ kinh doanh góp đầy đủ vốn điều lệ sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Trong trường hợp Hộ kinh doanh có nhiều thành viên góp vốn thành lập, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, các thành viên có trách nhiệm góp đầy đủ số vốn góp của mình theo hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh.

IV. Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Luật Bạch Minh

Luật Bạch Minh là văn phòng cung cấp dịch vụ tư vấn doanh nghiệp. Với quy trình tư vấn Chuyên nghiệp, tối giản, thời gian xin cấp Giấy phép đăng ký hoạt động linh hoạt chỉ từ 2 ngày chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp và hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu của Quý Khách.

Quy trình tư vấn và xử lý công việc của Luật Bạch Minh

Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu thông tin thành lập hộ kinh doanh. Tư vấn quy định pháp luật liên quan đến thành lập hộ kinh doanh và gửi báo phí Dịch vụ để chủ hộ xem xét Phê duyệt.

– Tiếp nhận thông tin thông tin thành lập hộ kinh doanh. Để thành lập hộ kinh doanh, Quý Khách chỉ cần gửi cho chúng tôi các thông tin dưới đây:

+ Tên hộ kinh doanh dự kiến

+ Địa chỉ đặt hộ kinh doanh

+ Thông tin về Điện thoại, Email, Website của hộ kinh doanh

+ Bản chụp CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh

+ Ngành nghề hộ kinh doanh đăng ký

+ Vốn kinh doanh của hộ kinh doanh

+ Số lượng lao động dự kiến làm việc tại hộ kinh doanh

Luật Bạch Minh cam kết Bảo mật tuyệt đối các thông tin do Quý Khách hàng cung cấp liên quan đến việc thành lập hộ kinh doanh

– Ngay sau khi tiếp nhận yêu cầu lập hộ kinh doanh từ Quý Khách, Luật Bạch Minh sẽ:

+ Tư vấn giải đáp miễn phí các quy định pháp luật có liên quan đến hộ kinh doanh như: Tên địa điểm, địa chỉ đặt địa điểm, lĩnh vực hoạt động (ngành nghề kinh doanh) của địa điểm, các nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh sau khi thành lập..

+ Tư vấn về danh mục hồ sơ, trình tự thủ tục,Cơ quan tiếp nhận và cấp Giấy phép thành lập hộ kinh doanh.

ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN — 0904.152.023 / 0934.565.078

EMAIL NHẬN THÔNG TIN — Luatbachminh@gmail.com

Bước 2. Luật Bạch Minh tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập hộ kinh doanh và Gửi lại Khách hàng qua địa chỉ Email/ Zalo/ Viber … để khách hàng kiểm tra xác nhận thông tin hồ sơ thành lập hộ kinh doanh của công ty là đúng và chính xác.

– Trong trường hợp khách hàng cần sửa đổi, bổ sung thông tin mà không trái với quy định pháp luật, Luật Bạch Minh sẽ sửa đổi bổ sung theo yêu cầu khách hàng.

– Khách hàng in hồ sơ và gửi đến Luật Bạch Minh hoặc Luật Bạch Minh cử nhân viên đến tiếp nhận hồ sơ của khách hàng.

Bước 3. Đại diện chủ hộ tiến hành thủ tục nộp hồ sơ

– Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ thành lập hộ kinh doanh, Luật Bạch Minh thừa ủy quyền tiến hành nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân quận/ huyện nơi đặt địa chỉ hộ kinh doanh.

Bước 4. Nộp lệ phí và nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

– Sau khi hoàn tất công việc, Quý Khách sẽ nhận được:

+ Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động của hộ kinh doanh;

+ Tài liệu hướng dẫn thủ tục về thuế sau thành lập hộ kinh doanh

+ Bộ hồ sơ thành lập hộ kinh doanh và file mềm qua Email/zalo để phục vụ việc lưu giữ quản lý hồ sơ của hộ kinh doanh

Mọi thắc mắc cần tư vấn về hộ kinh doanh, quý khách vui lòng liên hệ đến Luật Bạch Minh theo thông tin sau:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

– Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao – Hà Đông – T.P Hà Nội

– VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21 Lâm Văn Bền – Quận 7 – T.P Hồ Chí Minh

– Điện thoại/ Zalo/ Viber: 0904.152.023 – 0865.28.58.28

Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Emailluatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay