Mục lục bài viết
1. Bảo hộ Nhãn hiệu sản phẩm dưới dạng Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa:
1.1 Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa:
Nhãn sản phẩm được bảo hộ dưới danh nghĩa là Nhãn hiệu hàng hóa nếu Không trùng hoặc tương tự với Nhãn sản phẩm của người khác cho cùng một hàng hóa, dịch vụ hoặc cho các hàng hóa dịch vụ tương tự nhau
Lưu ý:
Thông thường, Nhãn sản phẩm chỉ được bảo hộ Tổng thể vì trong Nhãn có thể chứa một số hình ảnh, tên gọi không được bảo hộ riêng (như Hình ảnh của chính sản phẩm, một số từ chính là tên gọi, thành phần cấu tạo của sản phẩm)
1.2 Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm:
– 02 tờ khai đăng ký nhãn hiệu:
– 10 mẫu nhãn sản phẩm kèm theo
Lưu ý về mẫu Nhãn hiệu sản phẩm khi đăng ký:
+ Mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt với mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả kích thước, màu sắc;
+ Mẫu nhãn hiệu sản phẩm phải được thu nhỏ với kích thước mỗi chiều không quá 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
– Chứng từ nộp phí và lệ phí
– Bản sao Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc CMND, CCCD đối với cá nhân đăng ký.
1.3 Thủ tục đăng ký Nhãn hiệu sản phẩm:
Bước 1 : Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm:
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, Người nộp đơn có thể trực tiếp hoặc Ủy quyền cho Luật Bạch Minh đại diện nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục SHTT.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm:
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành đánh giá tính hợp lệ của Đơn đăng ký nhãn hiệu. Thời gian thẩm định hình thức là 30 ngày kể từ ngày nộp đơn.
Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu về hình thức như: Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
Ngược lại, nếu đơn đăng ký nhãn hiệu còn có thiếu sót như Mô tả không đúng, không đầu đủ nhãn hiệu, phân nhóm sản phẩm sai, tính phí sai, thông tin của Chủ đơn không đảm bảo tính thống nhất.. Cục SHTT sẽ ra Thông báo dự định từ chối và yêu cầu khắc phục các thiếu sót đó.
Bước 3: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm:
Đơn đăng ký nhãn hiệu sau khi được Chấp thuận hợp lệ về hình thức sẽ được Cục SHTT công bố trên Công báo SHCN trong thời gian 2 tháng. Kể từ thời điểm công bố bên thứ ba sẽ biết được thông tin về đơn đăng ký nhãn hiệu và có quyền có ý kiến phản đối cấp gửi Cục SHTT xem xét.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm:
Đây chính là việc Cục SHTT xem xét đánh giá nhãn hiệu có khả năng bảo hộ hay không dựa theo các điều kiện bảo hộ.
Thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn. Kết thúc việc Thẩm định nội dung, Cục SHTT sẽ có
Thông báo Dự định cấp văn bằng bảo hộ và thông báo nộp phí cấp Văn bằng bản hộ hoặc
Thông báo Dự định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ, Người nộp đơn có quyền có ý kiến bằng văn bản gửi Cục SHTT xem xét dự định từ chối. và thực hiện quyền khiếu nại sau khi Cục SHTT ra Quyết định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Bước 5: Nhận bản gốc Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu
Thông thường, sau 02 – 03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn. Kể từ thời điểm Nhãn hiệu được cấp Văn bằng, Người nộp đơn chính thức trở thành Chủ sở hữu nhãn hiệu.
1.4 Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu sản phẩm:
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
1.5 Các Quyền cơ bản của Chủ sở hữu Nhãn hiệu sản phẩm:
– Sử dụng, chuyển giao, cho phép người khác sử dụng Nhãn hiệu sản phẩm
– Ngăn cấm người khác sử dụng Nhãn hiệu trùng hoặc Nhãn hiệu tương tự với Nhãn hiệu sản phẩm được bảo hộ
– Có quyền định đoạt Nhãn hiệu sản phẩm
2. Bảo hộ Nhãn sản phẩm dưới hình thức Đăng ký Kiểu dáng bao bì sản phẩm:
2.1 Điều kiện bảo hộ Kiểu dáng bao bì sản phẩm:
Kiểu dáng Nhãn sản phẩm được bảo hộ dưới Danh nghĩa Kiểu dáng công nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện: Có tính mới; Có tính sáng tạo; Có khả năng áp dụng công nghiệp.
2.2 Hồ sơ đăng ký Kiểu dáng bao bì sản phẩm
+ Tờ khai đăng ký KDCN theo mẫu
+ Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ KDCN (05 bộ);
+ Bản mô tả KDCN;
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí;
+ Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
2.3 Thủ tục đăng ký Kiểu dáng bao bì sản phẩm
Bước 1 : Nộp đơn đăng ký Kiểu dáng bao bì sản phẩm
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, Người nộp đơn có thể trực tiếp hoặc Ủy quyền cho Luật Bạch Minh đại diện nộp đơn đăng ký bảo hộ Kiểu dáng Nhãn sản phẩm tại Cục SHTT.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký Kiểu dáng bao bì sản phẩm:
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành đánh giá tính hợp lệ của đơn đăng ký. Thời gian thẩm định hình thức là 30 ngày kể từ ngày nộp đơn.
Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu về hình thức như: Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
Ngược lại, nếu đơn đăng ký có thiếu sót: Cục sẽ ra Thông báo dự định từ chối và yêu cầu khắc phục các thiếu sót đó.
Bước 3: Công bố đơn đăng ký Kiểu dáng bao bì sản phẩm:
Đơn đăng ký nhãn hiệu nếu được chấp thuận hợp lệ về hình thức sẽ được Cục SHTT công bố trên Công báo SHCN trong thời gian 2 tháng. Kể từ thời điểm công bố bên thứ ba sẽ biết được thông tin về đơn đăng ký nhãn hiệu và có quyền có ý kiến phản đối cấp gửi Cục SHTT xem xét.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký Kiểu dáng bao bì sản phẩm:
Đây chính là việc Cục SHTT xem xét đánh giá nhãn hiệu có khả năng bảo hộ hay không dựa theo các điều kiện bảo hộ.
Hết thời hạn thẩm định nội dung, Cục SHTT sẽ ra một trong hai thông báo:
Thông báo Dự định cấp văn bằng bảo hộ và thông báo nộp phí cấp Văn bằng bản hộ hoặc
Thông báo Dự định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ, Người nộp đơn có quyền có ý kiến bằng văn bản gửi Cục SHTT xem xét dự định từ chối. và thực hiện quyền khiếu nại sau khi Cục SHTT ra Quyết định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Bước 5: Nhận bản gốc bằng độc quyền Kiểu dáng bao bì sản phẩm
Thông thường, sau 02 – 03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn.
2.4 Văn bằng bảo hộ bằng Độc quyền KDCN
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
2.5 Các Quyền cơ bản của Chủ sở hữu Bằng độc quyền Kiểu dáng bao bì sản phẩm
– Sử dụng, cho phép người khác sử dụng Kiểu dáng Nhãn sản phẩm
– Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng Kiểu dáng Nhãn sản phẩm
– Định đoạt Kiểu dáng Nhãn sản phẩm
3. Bảo hộ Nhãn sản phẩm dưới dạng Đăng ký bản quyền tác giả:
3.1 Điều kiện bảo hộ Quyền tác giả:
Để một tác phẩm nói chung và một tác phẩm Nhãn sản phẩm nói riêng được bảo hộ quyền tác giả thì điều kiện tiên quyết phải có đó chính là tính sáng tạo độc lập. Điều này có nghĩa là tác giả phải sáng tạo ra tác phẩm bằng hoạt động lao động trí tuệ của chính mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
3.2 Hồ sơ đăng ký Quyền tác giả đối với Nhãn sản phẩm:
– Mẫu Nhãn sản phẩm cần đăng ký bảo hộ;
– Tờ khai đăng ký bản quyền: Yêu cầu khai đúng thông tin của tác giả, của chủ sở hữu tác phẩm, tác phẩm phải được phân loại và mô tả chính xác đóng thời nêu rõ thời gian công bố tác phẩm.
– Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh nếu Chủ sở hữu tác phẩm là Công ty hoặc
– Bản sao công chứng CMND/CCCD của Chủ sở hữu tác phẩm là cá nhân.
– Chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký logo độc quyền;
– Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua Luật Bạch Minh làm tổ chức đại diện);
– Tài liệu chứng minh quyền nộp Hồ sơ đăng ký như Bản cam đoan, Quyết định Giao nhiệm vụ…..
3.3 Thủ tục đăng ký bản Quyền tác giả
Sau khi Chuẩn bị xong bộ hồ sơ đăng ký nêu tại Mục (2), việc đăng ký bản quyền Tác phẩm Nhãn sản phẩm được thực hiện theo 2 bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền
Tại Việt Nam, cơ quan tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Bản quyền tác giả là Cục Bản quyền tác giả
Bước 2: Quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký tại Cục bản quyền:
Cục Bản quyền tác giả sẽ kiểm tra hồ sơ, cấp giấy tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ Đăng ký bản quyền trọng thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ Đăng ký bảo hộ bản quyền không hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ từ chối và gửi thông báo cụ thể bằng văn bản cho người nộp hồ sơ yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung.
+ Ngược lại, trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, phân loại và mô tả đúng tác phẩm, không có sai sót, Nhãn sản phẩm đáp ứng điều kiện về tính sáng tạo độc lập Cục Bản quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký Bản quyền tác giả cho tác phẩm.
3.4 Văn bằng bảo hộ Quyền tác giả là Giấy chứng nhận Đăng ký Quyền tác giả
Quyền tác giải có thời hạn bảo hộ như sau:
Đối với các Quyền Nhân thân của tác giả (ngoại trừ Quyền Công bố tác phẩm) được bảo hộ vô thời hạn.
Đối với các quyền tài sản đối với Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
Mọi yêu cầu Tư vấn – Tra cứu và Đăng ký nhãn hiệu xin liên hệ
Phòng Đăng ký Nhãn hiệu – Văn phòng luật sư Bạch Minh
Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội
VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28
Email: luatbachminh@gmail.com