Trung Quốc là một thị trường vô cùng hấp dẫn với nhiều doanh nghiệp, đây là quốc gia có dân số chạm ngưỡng 1,4 tỉ người cùng với nó là sự phát triển về kinh tế, ổn định về chính trị. Có thể khẳng định đây là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới của nhiều quốc gia. Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế so với các nước khác như quan hệ chính trị giữa 2 nước từ nhiều năm nay, có đường biên giới phía Bắc trải dài, các mặt hàng nông lâm sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp Việt. Về chính sách thuế và các ưu đãi khác về hàng hóa thì Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc. Dó đó việc xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam trong tương lai sẽ có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong thị trường rộng lớn này.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là một thị trường “khó tính” vậy nên ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa của mình, các doanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình ở Trung Quốc để tạo niềm tin cho khách hàng đồng thời đảm bảo vị thế cạnh tranh.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Trung Quốc có hai cách phổ biến đó là:
Mục lục bài viết
Cách 1: Tổ chức cá nhân Việt Nam đăng ký Nhãn hiệu tại Trung quốc theo hệ thống Madrid.
Do Trung Quốc là Quốc gia thành viên của Hệ thống Madrid (Trung Quốc vừa là thành viên của Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid) nên người nộp đơn có thể tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc thông qua Hệ thống Madrid. Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được tiến hành tại Văn phòng Quốc té và trong đơn sẽ chỉ định tới Trung Quốc.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại nước chỉ định thống qua Hệ thống Madrid có thể tham khảo tại đây
Cách 2: Tổ chức cá nhân Việt Nam đăng ký Nhãn hiệu trực tiếp tại Trung Quốc
Quy định về hồ sơ, thủ tục, trình tự nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Trung quốc được thực hiện theo Quy định của Pháp luật Trung Quốc. Quý vị tìm hiểu chi tiết về hồ sơ thủ tục tại Cơ quan đăng ký nhãn hiệu của Trung Quốc (CTMO)
Nhược điểm của cách thức đăng ký này là mất thời gian, tốn chi phí và sẽ làm mất quyền ưu tiên về ngày nộp đơn nếu Chủ đơn muốn xin hưởng quyền ưu tiên về ngày nộp đơn.
1. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Trung Quốc
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc;
– Mẫu nhãn hiệu hàng hóa;
– Danh mục sản phẩm/dịch vụ chi tiết;
– Tài liệu xác nhận quyền ưu tiên theo công ước Paris (nếu có), bao gồm số đơn, ngày nộp đơn ưu tiên và quốc gia đã nộp đơn;
– Lệ phí;
– Bản sao chứng thực bản dịch tiếng Anh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu chủ đơn là tổ chức, bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân nếu chủ đơn là cá nhân;
– Giấy ủy quyền (trong trường hợp nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ của Trung Quốc).
2. Các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Trung Quốc
– Kể từ ngày nộp đơn, cơ quan đăng ký nhãn hiệu Trung Quốc sẽ ra Thông báo xét nghiệm hình thức đơn (Thông báo này là Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, nếu như hồ sơ đăng ký nhãn hiệu không có sai sót nào về mặt hình thức) giai đoạn này sẽ diễn ra trong vòng 02 – 03 tháng;
– Sau 02 tháng kể từ ngày nhận được quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, CTMO sẽ đăng tải trên Công báo sở hữu công nghiệp;
– Tiếp đến, CTMO sẽ ra Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung, giai đoạn này kéo dài từ 10 – 12 tháng kể từ ngày đăng công báo sở hữu công nghiệp;
– Sau 02 – 03 tháng kể từ ngày có Thông báo Kết quả xét nghiệm nội dung (trong đó nêu rõ nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ) CTMO sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho người nộp đơn;
Lưu ý:
– Thời gian nêu trên không bao gồm thời gian bổ sung các công văn giấy tờ thiếu sót và các khiếu nại trong quá trình nộp đơn (Các công văn hoặc các đơn từ khiếu nại phải có xác nhận của cơ quan đăng ký nhãn hiệu của Trung Quốc);
– Thời gian có thể còn phụ thuộc vào tiến trình xét nghiệm đơn của cơ quan đăng ký nhãn hiệu Trung Quốc, thời gian để người nộp đơn sửa chữa, bổ sung những thiếu sót về mặt hình thức của đơn đăng ký…
3. Về hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc
Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 10 năm và có thể được gia hạn cho mỗi 10 năm tiếp theo.
Việc gia hạn có thể được nộp 06 tháng trước khi hết hạn, có thể yêu cầu gia hạn muộn hơn 06 tháng so với ngày hết hạn với điều kiện phải nộp phí nộp muộn.
4. Các lưu ý khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc
– Việc tra cứu khả năng đăng ký trước khi nộp đơn là không bắt buộc nhưng chủ đơn nên tiến hành thủ tục này;
– Việc sử dụng nhãn hiệu khi nộp đơn không được yêu cầu. Nếu nhãn hiệu không được sử dụng trong thời gian 03 năm liên tiếp kể từ ngày đăng ký thì bất kỳ bên thứ ba nào cũng có thể nộp yêu cầu hủy hiệu lực và có thể bị hủy hiệu lực nếu yêu cầu từ bên thứ ba là có cơ sở;
– Trên thực tế, người nộp đơn phải nộp mẫu nhãn hiệu. Mẫu nhãn hiệu khi sử dụng là mẫu nhãn hiệu như đăng ký;
– 01 đơn nhãn hiệu có thể được nộp cho nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ;
– Thẩm định viên Trung Quốc sẽ trực tiếp ra “thông báo từ chối” nếu tìm thấy nhãn hiệu nộp đơn không có khả năng đăng ký. Nếu người nộp đơn không đồng ý với việc từ chối đó thì có thể nộp đơn yêu cầu xem xét với cơ quan thẩm định xem xét sửa đổi nhãn hiệu.
5. Lợi ích của việc lựa chọn đăng ký trực tiếp tại Cơ quan đăng ký nhãn hiệu của Trung Quốc hay đăng ký thông qua hệ thống Madrid
Việc lựa chọn đăng ký trực tiếp hay đăng ký thông qua hệ thống Madrid cần được xem xét dựa trên việc cân nhắc giữa các yếu tố như chi phí, thời gian, sự khác biệt về các vấn đề như sửa đổi, gia hạn, chuyển nhượng nhãn hiệu…
Nhìn chung, đăng ký nhãn hiệu thông qua Hệ thống Madrid có chỉ định Trung Quốc sẽ tiết kiệm chi phí hơn trong một số trường hợp nhất định nhưng cũng có thể gặp phải những khó khăn khác trong quá trình đăng ký..
Mọi thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn xin liên hệ
PHÒNG BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU – VPLS BẠCH MINH
Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội
VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28
Email: luatbachminh@gmail.com