Mục lục bài viết
1. Các đặc điểm của đăng ký nhãn hiệu tại Hải Phòng
Hải phòng – thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam. Đây là thành phố lớn thứ ba cả nước sau thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và là trung tâm dịch vụ, du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Đây cũng chính là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Không chỉ nổi tiếng là một thành phố cảng công nghiệp, Hải Phòng còn là một trong những địa điểm có tiềm năng du lịch rất lớn. Những yếu tố trên đã góp phần xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm kinh tế của vùng duyên hải Bắc Bộ.
Kinh tế phát triển, kéo theo là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài… Lúc đó việc tìm kiếm một giải pháp để bảo vệ quyền lợi ích của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt là điều vô cùng cần thiết. Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ tại Hải Phòng sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được bài toán này.
2. Về phân loại hàng hoá dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Hải Phòng
Điều kiện tự nhiên Hải Phòng phù hợp phát triển các ngành kinh tế đặc thù. Với vị thế là cửa ngõ đường hàng hải của khu vực kinh tế phía Bắc, Hải Phòng tập trung phát triển kinh tế biển. Các ngành kinh tế biển được Hải Phòng khai thác tích cực phải kể đến: Du lịch và dịch vụ biển; Kinh tế hàng hải; Nuôi trồng và khai thác hải sản; Công nghiệp ven biển; Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp khác và nông – lâm – ngư nghiệp cũng được Hải Phòng chú trọng phát triển.
Với sự phát triển tập trung của các ngành kinh tế của Hải Phòng như vậy, Luật Bạch Minh đưa ra gợi ý cho các doanh nghiệp ở Hải Phòng tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho các nhóm sản phẩm, dịch vụ theo Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ Ni-xơ như sau:
– Nhóm 4: Dầu và mỡ công nghiệp, sáp; Nhiên liệu và vật liệu cháy sáng;
– Nhóm 9: Nhóm này bao gồm thiết bị và dụng cụ dùng để điều khiển và giám sát máy bay, tàu thuỷ và các phương tiện vận tải không người lái, ví dụ, các thiết bị định vị, máy phát tín hiệu, la bàn để đo đạc, thiết bị GPS, thiết bị lái tự động dùng cho các phương tiện vận tải;
– Nhóm 12: Gồm xe cộ; Phương tiện giao thông trên bộ, trên không hoặc dưới nước;
– Nhóm 22: Kể đến gồm vải bạt và vật liệu khác dùng để làm buồm, dây thừng, vật liệu để nhồi, đệm (lót).
– Nhóm 35: Dịch vụ điều hành và quản lý trung tâm tiếp vận và kho ngoại quan (dịch vụ logistics); kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu (xuất khẩu hàng hoá cho doanh nghiệp trong nước và/hoặc nhập khẩu hàng hoá cho doanh nghiệp nước ngoài); tư vấn xuất nhập khẩu bao gồm tư vấn về thủ tục xuất nhập khẩu, các hạn chế về xuất nhập khẩu, thuế xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng cho hàng hoá; chuẩn bị hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hoá (dịch vụ cung cấp cho người khác); dịch vụ thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu.
– Nhóm 36: Cho thuê mặt bằng, văn phòng, nhà, ki ốt bán hàng; môi giới bất động sản; quản lý bất động sản; môi giới hải quan.
– Nhóm 37: Sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện vận tải đường bộ; lắp đặt và sửa chữa kho hàng; lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc.
– Nhóm 39: Dịch vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách bằng các phương tiện giao thông; cho thuê phương tiện vận tải; dịch vụ đóng gói hàng hoá; dịch vụ chuyển phát hàng hoá, báo chí và thư tín; dịch vụ khuân vác hàng hoá; cho thuê kho bãi để lưu giữ hàng hoá hoặc phương tiện vận tải.
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh cụ thể của Doanh nghiệp, cá nhân tại Hải Phòng sẽ được phân loại vào các nhóm còn lại, phù hợp với từng hàng hóa, dịch vụ khác nhau.
Lưu ý:
Theo thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, việc phân loại các hàng hóa, dịch vụ khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu được áp dụng theo bản tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2020 được Cục Sở hữu trí tuệ dịch từ bản tiếng Anh do WIPO công bố.
Đây sẽ là khó khăn lớn đối với những doanh nghiệp chưa năm bắt rõ quy trình phân loại hàng hóa, dịch vụ. Việc lựa chọn một đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp uy tín sẽ giúp đỡ doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí phát sinh không đáng có.
3. Các bước chuẩn bị đăng ký nhãn hiệu tại Hải Phòng
3.1 Lựa chọn mẫu nhãn hiệu đăng ký tại Hải Phòng
Để đăng ký nhãn hiệu, trước tiên cần phải có mẫu nhãn hiệu. Yêu cầu về nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện bảo hộ như:
– Nhãn hiệu đăng ký phải nhìn thấy được ví dụ: Chữ ABC hoặc Hình ảnh logo
– Nhãn hiệu đăng ký phải có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác hay nói đơn giản là Nhãn hiệu dự định đăng ký không trùng lặp hoàn toàn hoặc tương tự gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu của người khác cho cùng hàng hóa hoặc dịch vụ, cho các hàng hóa dịch vụ tương tự nhau.
– Nhãn hiệu đăng ký không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Ví dụ nhãn hiệu thể hiện bản đồ Việt Nam nhưng không đầy đủ các quần đảo, Nhãn hiệu là cờ biểu tượng của phát xít hítle, là hình ảnh của trùm khủng bố Biladen…
– Nhãn hiệu đăng ký không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: Doanh nghiệp tại Hải phòng nhưng đăng ký nhãn hiệu có chứa cụm từ Ninh Thuận, Nha Trang..
3.2 Phân nhóm trước khi đăng ký nhãn hiệu tại Hải Phòng
Đây là bước khá quan trọng quyết định hiệu quả của việc đăng ký nhãn hiệu, nếu phân nhóm sai thì đơn đăng ký sẽ bị từ chối hợp lệ hoặc người nộp đơn phải trả thêm phí phân nhóm nếu Cục SHTT tiến hành phân nhóm lại. Việc sử dụng các nhãn hiệu cho sản phẩm và các nhãn hiệu cho dịch vụ là khác nhau điều này tương ứng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam là sản xuất và bán buôn các sản phẩm nào đó. Do đó người phân nhóm phải làm rõ lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh và hiểu được giá trị của việc phân nhóm hàng hóa và dịch vụ để phân nhóm được chính xác. Bảng phân loại về hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu (Ni – xe) gồm có 45 nhóm trong đó có 35 nhóm sản phẩm và 10 nhóm dịch vụ. Bảng phân loại cũng chỉ rõ các sản phẩm cụ thể (dao, thìa, dĩa, sắt, thép, giấy..) và các hàng hóa, dịch vụ có cùng bản chất, chức năng được phân vào một nhóm. Điều này khác biệt với hệ thống mã ngành kinh doanh của Doanh nghiệp Việt Nam.
Ví dụ: Đối với ngành nghề: Sản xuất vật liệu xây dựng có thể được phân ỏ nhóm 06: Vật liệu xây dựng bằng kim loại như sắt, thép, inox, cấu kiện xây dựng bằng kim loại và nhóm 19 Vật liệu xây dựng phi kim loại như Kính xây dựng, gạch, cát, xi măng..
3.3 Cách Mô tả nhãn hiệu đăng ký:
Theo quy định, khi đăng ký nhãn hiệu ngoài mẫu nhãn thì người nộp đơn cần tiến hành mô tả nhãn hiệu. Việc mô tả nhãn hiệu phải đáp ứng được yêu cầu và điều kiện: Ngắn gọn, xúc tích (Trong ô mô tả của Tờ khai), nêu được màu sắc (đối với nhãn hiệu màu), mô tả được các thành phần (chữ, hình) và sự kết hợp giữa các thành phần này, ý nghĩa của nhãn hiệu, các từ ngữ dùng trong mô tả là từ thông dụng, rõ nghĩa. Đây cũng là khó khăn của chủ đơn nếu tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu vì thực tế các Chủ đơn thường không biết mô tả hoặc mô tả quá dài đặc biệt là phần ý nghĩa của Nhãn hiệu nên đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ bị từ chối về hình thức.
4. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Hải Phòng của Luật Bạch Minh
Do Hải phòng không có Văn phòng đại diện của Cục SHTT nên mọi công việc từ khi nộp đơn và xử lý đơn đều được thực tiện tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội, như vậy việc đăng ký và theo đuổi quá trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu trong thời gian gần 2 năm sẽ mất rất nhiều thời gian công sức và chi phí đi lại của Qúy vị. Hiểu được các khó khăn vướng mắc nói trên, Luật Bạch Minh sẽ:
– Tư vấn, hỗ trợ miễn phí giúp Khách hàng trong việc tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu tại Hải phòng.
– Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh của Khách hàng cũng như yêu cầu cụ thể, Luật Bạch Minh sẽ phân nhóm sản phẩm, dịch vụ phù hợp để đảm bảo tối đa khả năng bảo hộ nhãn hiệu.
– Mô tả nhãn hiệu theo Mẫu nhãn Khách hàng đăng ký
– Thừa ủy quyền của Khách hàng nộp hồ sơ đăng ký, theo dõi và nhận kết quả xử lý đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
5. Quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu tại Hải phòng
5.1 Tiếp nhận thông tin nhãn hiệu:
– Sau khi nhận được mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm, dịch vụ. Luật Bạch Minh sẽ đánh giá sơ bộ về khả năng bảo hộ nhãn hiệu gửi khách hàng trong thời hạn 24 giờ.
– Trường hợp Nhãn hiệu có khả năng bảo hộ cao, Luật Bạch Minh sẽ hướng dẫn Khách hàng các thức tự nộp đơn đăng ký hoặc soạn thảo Giấy Ủy quyền và nêu các khoản phí lệ phí đăng ký nhãn hiệu gửi Khách hàng để Luật Bạch Minh đại diện Khách hàng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
– Trường hợp Nhãn hiệu phải sửa hoặc loại bỏ các thành phần không có khả năng bảo hộ, Luật Bạch Minh sẽ tư vấn cách thức sửa và hỗ trợ khách hàng trong việc sửa nhãn hiệu để tăng khả năng bảo hộ.
5.2 Quy trình xử lý đơn đăng ký Nhãn hiệu tại Hải Phòng:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Hải Phòng, Luật Bạch Minh sẽ tiến hành đại diện theo ủy quyền của khách hàng để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Hồ sơ sau khi nộp sẽ trải qua các quy trình như sau:
– Thẩm định hình thức:
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm.
Nếu đơn đăng ký đáp ứng đủ điều kiện, Cục sở hữu trí tuệ sẽ thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố.
Nếu đơn đăng ký không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị sửa đổi. Người nộp đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục Sở hữu trí tuệ.
– Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền:
Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến việc đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và các danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
– Thẩm định nội dung:
Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu, từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu đã đăng ký.
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà người nộp đơn đã đăng ký.
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà người nộp đơn đăng ký. Người nộp đơn xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ, đồng thời đưa ra căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu.
– Cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu độc quyền:
Sau khi có quyết định cấp văn bằng, người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng và nhận văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu (hay còn gọi là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu).
Qúy khách hàng lưu ý:
Nhãn hiệu được bảo hộ độc quyền trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Chủ sở hữu có quyền gia hạn Văn bằng bảo hộ số lần không hạn chế, mỗi lần gia hạn thêm 10 năm. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt (nếu như tiến hành gia hạn) trong suốt quá trình sử dụng của chủ sở hữu.
Lý do Quý khách hàng nên cân nhắc lựa chọn tổ chức đại diện SHCN trong việc tư vấn, đăng ký nhãn hiệu:
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu rất đơn giản, Khách hàng chỉ cần ký Giấy ủy quyền theo mẫu do Luật Bạch Minh soạn thảo, tất cả hồ sơ, giấy tờ sẽ do Luật Bạch Minh đại diện khách hàng chuẩn bị. Không những thế, Luật Bạch Minh sẽ theo dõi và theo đuổi đơn đến lúc có kết quả là “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu” trao cho khách hàng.
Chúng tôi cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ không phát sinh bất kỳ khoản phí nào ngoài khoản phí thanh toán ban đầu giữa Luật Bạch Minh và khách hàng.
Liên hệ với chúng tôi khi quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp:
PHÒNG BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU – VPLS BẠCH MINH
Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội
VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28
Email: luatbachminh@gmail.com