Đăng ký nhãn hiệu dược phẩm

1. Lý do nên đăng ký nhãn hiệu dược phẩm

Dược phẩm  là sản phẩm hàng hóa đặc biệt không thể thiếu trong hoạt động điều trị, ngăn ngừa bệnh tật. Theo Luật dược năm 2016 thì Dược là thuốc và nguyên liệu làm thuôc trong đó Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm Mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, Điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, Điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm.

Xuất phát từ vai trò đặc biệt của Dược phẩm nói trên nên việc đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu cho dược phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống. Do đó trong Hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc một tài liệu bắt buộc phải có đó là Nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu hành trên thị trường trong đó Nhãn thuộc phải có tên thuốc.

2. Về Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dược phẩm bao gồm:

  • 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
  • 05 Mẫu nhãn hiệu đi kèm 
  • Giấy ủy quyền đại diện nếu việc đăng ký thông qua tổ chức đại diện SHCN
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu Chủ đơn đăng ký là Tổ chức hoặc
  • Bản sao CCCD hoặc Hộ chiếu nếu chủ đơn đăng ký là cá nhân
  • Chứng từ phí và lệ phí

2. Hướng dẫn phân nhóm đăng ký nhãn hiệu dược phẩm:

Một yêu cầu mặt buộc khi đăng ký nhãn hiệu là phải phân nhóm sản phẩm dịch vụ theo Bảng phân loại. Nếu phân nhóm sai, cục SHTT sẽ tiến hành phân nhóm lại và người nộp đơn phải nộp lệ phí phân nhóm.

Theo Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 12-2023 thì các sản phẩm dược phẩm được phân vào Nhóm 05.

3. Về quy trình đăng ký Nhãn hiệu dược phẩm:

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu dược phẩm trước khi đăng ký.

Mặc dù việc tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ không phải là yêu cầu bắt buộc trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tuy nhiên do đặc điểm chung của Nhãn hiệu dược phẩm là thường có thành phần tên chung (gốc dược) nên nếu không có thêm các thành phần khác tạp được khả năng phân biệt thì khả năng trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn giữa các nhãn hiệu có cùng thành phần tên chung là rất cao. Vì vậy Tên thuộc không gây xung đột với các đối tượng sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức khác đang được bảo hộ; Hơn nữa, theo quy định về đăng ký thuốc trước đây ghi nhận các cơ sở đăng ký thuốc xác lập quyền về sở hữu trí tuệ hoặc tiến hành tra cứu các đối tượng sở hữu trí tuệ có liên quan trước khi đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.

Mặt khác, do thời gian tra cứu đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu thường chỉ mất 3-4 ngày trong khi đó thời gian kêt từ ngày nộp đơn đến ngày Cục SHTT có thông báo kết luận về khả năng bảo hộ hoặc từ chối bảo hộ nhãn hiệu là 14-16 tháng nên việc tra cứu đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất.

Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu dược phẩm:

Sau khi tra cứu, nếu nhãn hiệu có khả năng phân biệt với các nhãn hiệu trước đó và hoặc có khả năng phân biệt tự thân, Người nộp đơn có thể trực tiếp hoặc Ủy quyền cho Luật Bạch Minh đại diện nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục SHTT.

Bước 3: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu dược phẩm:

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành đánh giá tính hợp lệ của đơn đăng ký nhãn hiệu. Thời giạn thẩm định hình thức là 30 ngày kể từ ngày nộp đơn.

– Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu về hình thức như: Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

– Ngược lại, nếu đơn đăng ký nhãn hiệu có thiếu sót: Cục sẽ ra Thông báo dự định từ chối và yêu cầu khắc phục các thiếu sót đó.

Bước 4: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu dược phẩm

Đơn đăng ký nhãn hiệu nếu được chấp thuận hợp lệ về hình thức sẽ được Cục SHTT công bố trên Công báo SHCN trong thời gian 2 tháng. Kể từ thời điểm công bố, các thông tin về đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được công khai, mọi tổ chức, cá nhân (Bên Thứ ba) có quyền có ý kiến phản đối cấp gửi Cục SHTT xem xét.

Bước 5: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu dược phẩm:

Đây chính là việc Cục SHTT xem xét đánh giá nhãn hiệu có khả năng bảo hộ hay không dựa theo các điều kiện bảo hộ.

Thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn. Kết thúc việc Thẩm định nội dung, Cục SHTT sẽ có:

– Thông báo Dự định cấp văn bằng bảo hộ và thông báo nộp phí cấp Văn bằng bản hộ; hoặc

– Thông báo Dự định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ, Người nộp đơn có quyền có ý kiến bằng văn bản gửi Cục SHTT xem xét dự định từ chối. và thực hiện quyền khiếu nại sau khi Cục SHTT ra Quyết định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Bước 6: Nộp lệ phí  cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu dược phẩm:

Sau khi nhận được Thông báo Dự định cấp văn bằng bảo hộ và nộp lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, Người nộp đơn có thể nộp trực tiếp hoặc ủy quyền cho Luật Bạch Minh nộp lệ phí cấp Văn bằng. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nộp lệ phí Cục SHTT sẽ cấp Văn bằng bảo hộ

Trên đây là các quy định cơ bản về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dược phẩm tại Việt Nam.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

PHÒNG ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay