Đăng ký nhãn hiệu bia và đồ uống không cồn

1. Đặc điểm của việc đăng ký nhãn hiệu bia và đồ uống

Việt Nam là một quốc gia mà người dân sử dụng các sản phẩm bia, nước uống không có cồn cao nhất thế giới. Đặc biệt trong những ngày gần tới dịp Tết, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm này càng nóng lên ở khâu cung ứng, phân phối.

Theo Hiệp hội Bia – rượu và nước giải khát, thị trường Việt Nam tiêu thụ hơn 4,67 tỷ lít bia các loại trong năm 2018, mức tăng trưởng đạt 7% so với cùng kỳ. Dự báo đến năm 2020, sản lượng bia toàn ngành vẫn giữ ở mức 4 – 4,25 tỷ lít/năm, đến năm 2035 sản lượng sản xuất đạt khoảng 5,5, tỷ lít bia.

Từ số liệu trên cho thấy, thị trường bia của Việt Nam đang phát triển rất nhanh và sự cạnh tranh để nắm giữ thị phần là cuộc chiến không khoan nhượng giữa các nhà sản xuất.

Đối với thị trường đồ uống, sự phát triển và cường độ cạnh tranh giữa các hãng, cơ sở sản xuất ngày càng gia tăng.

Trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường bia, đồ uống không cồn, nhà sản xuất cần phải đưa ra phương án tối ưu để sản phẩm của mình được khách hàng tin tưởng lựa chọn và để cạnh tranh với các nhà sản xuất khác. Ngoài chất lượng sản phẩm tốt, việc phát triển thương hiệu là điều vô cùng cần thiết trong thời đại công nghệ 4.0 như thế này. Để phát triển thương hiệu, trước tiên phải xây dựng được nhãn hiệu cho sản phẩm tạo sự riêng biệt so với thị trường. Và để đảm bảo nhãn hiệu được bảo vệ trước những tranh chấp thương mại, nhà sản xuất cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm bia, đồ uống không cồn của doanh nghiệp mình.

2. Lựa chọn Nhãn hiệu đăng ký cho sản phẩm bia, đồ uống không cồn

Nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm bia, đồ uống không cồn là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm bia, đồ uống của cơ sở sản xuất, kinh doanh này với sản phẩm bia, đồ uống của cơ sở sản xuất, kinh doanh khác.

Sản phẩm Bia và đồ uống không cồn thuộc nhóm 32 Phụ lục 1 Bảng phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2020. Tên đầy đủ của nhóm là Bia, Đồ uống không có cồn; Nước khoáng và nước ga; Đồ uống hoa quả và nước ép hoa quả; Xi-rô và các chế phẩm không có cồn khác để làm đồ uống. Nhóm này chủ yếu gồm bia và đồ uống không có cồn. Ngoài ra, trong nhóm này cũng bao gồm các sản phẩm khác như:

– Đồ uống được khử cồn;

– Đồ uống trên cơ sở gạo và đậu nành, không phải là sản phẩm thay thế sữa;

– Đồ uống tăng lực, đồ uống cung cấp muối và khoáng cho cơ thể, đồ uống dùng trong thể thao giàu protein;

– Tinh chất và chiết xuất từ hoa quả không có cồn để làm đồ uống.

Lưu ý: Các sản phẩm dưới đây sẽ không nằm trong nhóm 32

+ Hương liệu cho đồ uống là tinh dầu thuộc Nhóm 3;

+ Hương liệu không phải là tinh dầu thuộc Nhóm 30;

+ Đồ uống kiêng chuyên dùng cho mục đích y tế  thuộc Nhóm 5;

+ Đồ uống có thành phần sữa (trong đó sữa là chủ yếu, sữa khuấy thuộc Nhóm 29;

+ Sản phẩm thay thế sữa, ví dụ, sữa hạnh nhân, sữa dừa, sữa đậu phộng/ sữa lạc, sữa gạo, sữa đậu nành thuộc Nhóm 29;

+ Nước ép hoa quả (chanh, cà chua) dùng cho mục đích nấu ăn thuộc Nhóm 29;

+ Đồ uống được làm từ cà phê, sô cô la hoặc chè  thuộc nhóm 30;

+ Đồ uống sử dụng cho vật nuôi trong nhà như chó, mèo.. thuộc Nhóm 31;

+ Đồ uống có cồn như rượu thuộc Nhóm 33.

3. Tại sao nên đăng ký nhãn hiệu sản phẩm bia, đồ uống không cồn

Với thị trường ngày càng phát triển của các sản phẩm bia, đồ uống không cồn, ngày càng nhiều nhà đầu tư kinh doanh sản phẩm này. Để tăng cao khả năng cạnh tranh, nhà sản xuất có thể chọn thiết kế nhãn hiệu và tiến hành đăng ký nhãn hiệu độc quyền như là một giải pháp. Nói như vậy, bởi vì:

– Với việc tạo nên nhãn hiệu riêng biệt cho sản phẩm của mình sẽ giúp sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng, họ sẽ dễ nhớ đến sản phẩm hơn. Một sản phẩm có nhãn hiệu được đăng ký độc quyền còn giúp khách hàng dễ dàng phân biệt sản phẩm của bạn với sản phẩm của những doanh nghiệp khác cùng loại;

– Đăng ký nhãn hiệu độc quyền góp phần ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh sử dụng hoặc đăng ký nhãn hiệu bạn đã đăng ký;

– Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ tạo cơ sở pháp lý cho sản phẩm của bạn được bảo vệ trước các đối thủ cạnh tranh khi xảy ra tranh chấp;

– Bên cạnh đó, khi sản phẩm của bạn được ưa chuộng bạn hoàn toàn có thể cung cấp quyền sử dụng nhãn hiệu hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu độc quyền đã đăng ký cho các chủ thể khác để thu thêm lợi nhuận.

4. Quy trình đăng ký nhãn hiệu sản phẩm bia, đồ uống không cồn

Trước khi đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình, chủ đơn phải chắc chắn rằng nhãn hiệu mình thiết kế không trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác. Bởi theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Vậy nên, việc tiến hành tra cứu nhãn hiệu sản phẩm bia và đồ uống (không có cồn) trước khi đăng ký bảo hộ là điều cần thiết. Việc tra cứu nhãn hiệu gồm:

4.1 Tra cứu sơ bộ nhãn hiệu sản phẩm bia, đồ uống không cồn:

Ở bước này, dựa trên mẫu nhãn hiệu khách hàng cung cấp Luật Bạch Minh sẽ tiến hành tra cứu, đánh giá sơ bộ MIỄN PHÍ về khả năng bảo hộ nhãn hiệu cho khách hàng. Nếu Nhãn hiệu tra cứu bị trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn ảnh hưởng đến khả năng bảo hộ nhãn hiệu, Luật Bạch Minh sẽ thông báo và đưa ra lời khuyên để khách hàng tiến hành chỉnh sửa mẫu nhãn hiệu cho phù hợp.

4.2 Tra cứu nhãn hiệu bia và đồ uống  trước khi nộp đơn đăng ký:

Nếu Quý Khách yêu cầu, Luật Bạch Minh tiến hành Tra cứu chính thức tại Cục Sở hữu trí tuệ để đánh giá lại khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Thời hạn tra cứu đánh giá từ 2-3 ngày.

Lưu ý:

+ Việc tra cứu Nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc mà Chủ đơn phải thực hiện trước khi đăng ký nhãn hiệu. Nhưng kết quả tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh nếu nhãn hiệu có khả năng phân biệt với các nhãn hiệu khác.

+ Để tra cứu Nhãn hiệu tại Cục SHTT: Quý khách phải trả chi phí phục vụ cho việc tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu.

Với kinh nghiệm tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chúng tôi khuyên quý khách hàng nên sử dụng dịch vụ tra cứu đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký.

4.3  Chuẩn bị hồ sơ và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm bia và đồ uống không cồn

Bộ hồ sơ theo quy định chung gồm:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm bia và đồ uống không cồn;

– Mẫu nhãn hiệu;

– Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

Trong trường hợp ủy quyền cho Luật Bạch Minh, khách hàng chỉ cần chuẩn bị:

– Giấy ủy quyền cho Văn phòng Luật sư Bạch Minh nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

– Mẫu nhãn hiệu (Nếu khách hàng chưa chuẩn bị nhãn hiệu, Luật Bạch Minh sẽ hỗ trợ khách hàng thiết kế mẫu nhãn hiệu theo ý tưởng và yêu cầu của khách hàng);

– Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu.

5. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm Bia và đồ uống không cồn

Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm Bia và đồ uống không cồn sẽ bao gồm các bước sau:

Thẩm định hình thức đơn: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành đánh giá tính hợp lệ của đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm bia, đồ uống (không có cồn). Thời gian thẩm định hình thức đơn là 30 ngày kể từ ngày nộp đơn.

Nếu đơn đáp ứng được các yêu cầu về hình thức Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

Ngược lại, nếu đơn đăng ký nhãn hiệu có thiếu sót Cục sẽ ra Thông báo dự định từ chối vfa yêu cầu bổ sung.

– Công bố đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ:

Đơn đăng ký nhãn hiệu sau khi được chấp thuận về hình thức sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời gian 2 tháng. Kể từ thời điểm công bố, các thông tin về đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được công khai, mọi tổ chức, cá nhân có quyền có ý kiến phản đối cấp gửi Cục Sở hữu trí tuệ xem xét.

– Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu:

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành xem xét, đánh giá nhãn hiệu có khả năng bảo hộ hay không dựa theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn. Sau khi kết thúc việc thẩm định đơn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ có:

Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ và thông báo nộp phí cấp văn bằng bảo hộ; hoặc

Thông báo dự định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có quyền có ý kiến bằng văn bản gửi Cục Sở hữu trí tuệ xem xét dự định từ chối và thực hiện quyền khiếu nại sau khi Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm bia, đồ uống (không có cồn).

– Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và Công bố:

Sau khi nhận được Thông báo dự định cấp Văn bằng bảo hộ và nộp lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, Người nộp đơn có thể nộp trực tiếp hoặc ủy quyền cho uật Bạch Minh nộp lệ phí cấp Văn bằng. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nộp lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho quý khách hàng.


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay