Mục lục bài viết
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quần áo
Như chúng ta đã biết, giá trị của một sản phẩm thời trang nói chung và quần áo nói riêng được quyết định bởi giá trị của vật liệu sản xuất, mẫu mã của sản phẩm, trình độ tay nghề và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp sản xuất thông qua Nhãn hiệu gắn lên sản phẩm. Hay thử tưởng tượng có hai sản phẩm là áo sơ mi nam có cùng chất liệu, mẫu mã nhưng điểm khác biệt duy nhất là một sản phẩm được sản xuất bởi một hãng thời trang được nhiều người biết như: An Phước và gắn Nhãn hiệu Pierre Cardin còn sản phẩm còn lại là do một cơ sở không có thương hiệu và trên sản phẩm không gắn nhãn hiệu thì Giá bán sản phẩm các sẽ khác nhau như thế nào. Chúng ta không thể phủ nhận được vai trò và giá trị thương hiệu và giá trị nhãn hiệu đối với các sản phẩm thời trang.
Thực tế cho thấy, những năm gần đây, rất nhiều Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các mặt hàng thời trang đã chú trọng quan tâm và đầu tư kinh phí để xây dựng và bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp mình thông qua việc thiết kế và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu/lo gô của Doanh nghiệp và tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm quần áo. Việc đăng ký và được Bảo hộ sẽ là tiền đề để các doanh nghiệp xây dựng hình ảnh của mình, và khi nhãn hiệu được bảo hộ doanh nghiệp có căn cứ pháp lý để yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi sản xuất hàng giả, hàng nhái về Nhãn hiệu đối với các sản phẩm quần áo, thời trang.
Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin chia sẻ về kinh nghiệm Xây dựng thương hiệu đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các sản phẩm thời trang như sau:
Bước 1: Thiết kế và đăng ký bảo hộ Thương hiệu doanh nghiệp:
Thông thường khi có ý định kinh doanh Chủ doanh nghiệp thường nghĩ ngay đến việc đặt tên doanh nghiệp và logo doanh nghiệp có liên quan đến sản phẩm hoặc mô tả tính chất của sản phẩm quần áo như “May, Thời trang” và “biểu tượng quần, áo”. Một số khác lại có ý tưởng ăn cải biên cách điệu hoặc thêm bới một số thành phần của các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng thế giới như: Levis; Louis; Versace; Hermes… Đây là sai lầm nghiêm trọng bởi lẽ các thuật ngữ “May, Thời trang” có tính mô tả tính chất của sản phẩm quần, áo nên là từ dùng chung không bảo hộ riêng cho bất kỳ ai, việc thêm bớt một số thành phần thứ yếu thêm vào các nhãn hiệu nổi tiếng sẽ bị từ chối bảo hộ do phạm vi bảo hộ của các Nhãn hiệu nổi tiếng là rất rộng.
Chính vì vậy, doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu cho riêng mình với các đặc điểm khác biệt, việc thiết kế thương hiệu nên nhờ các chuyên gia có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn để thiết kế chứ không nên tự làm. Làm sao Thương hiệu độc đáo, chuyển tải được những thông điệp, những giá trị mà doanh nghiệp muốn đem đến cho khách hàng.
Sau khi bộ phận thiết kế được logo hoặc biểu trưng cơ bản, Doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ tra cứu đánh giá khả năng phân biệt của Nhãn hiệu trước khi thiết kế hoàn chỉnh bộ nhận dạng thương hiệu hoàn chỉnh.
Về thông tin cần cung cấp để tra cứu nhãn hiệu làm thương hiệu doanh nghiệp bao gồm:
- Mẫu thiết kế thương hiệu
- Danh mục sản phẩm mà Doanh nghiệp dự kiến kinh doanh: Ví dụ: Quần áo, đồ đi chân, đồ đội đầu; túi xách; vali da hoặc giả da; Mua bán kinh doanh các sản phẩm thời trang….
Điện thoại tư vấn Tra cứu nhãn hiệu: 0865 28 58 28
Hoặc gửi thông tin tra cứu nhãn hiệu vào địa chỉ mail dưới đây
Trường hợp Nhãn hiệu, lo gô có khả năng phân biệt với các nhãn hiệu khác, Doanh nghiệp nên tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Doanh nghiệp có thể tự mình hoặc thông qua các tổ chức có chức năng Đại diện SHCN đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:
-
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
-
- 10 Mẫu nhãn hiệu đi kèm
-
- Giấy ủy quyền đại diện nếu việc đăng ký thông qua tổ chức đại diện SHCN
-
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu Chủ đơn đăng ký là Tổ chức hoặc
-
- Bản sao CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu nếu chủ đơn đăng ký là cá nhân.
- Chứng từ phí và lệ phí
Bước 2: Thiết kế và đăng ký bảo hộ các nhãn hiệu hàng hóa riêng biệt:
Ngoài Nhãn hiệu mang tính biểu trưng và là Thương hiệu thì một doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu sản phẩm cho các hàng hóa khác nhau, nhưng để xây dựng thương hiệu thì các Nhãn hiệu sản phẩm nên gắn với Thương hiệu hoặc biểu trưng của doanh nghiệp đó: Ví dụ: HonDa và biểu tượng cánh én là thương hiệu chung của Doanh nghiệp và các nhãn hiệu sản phẩm cụ thể như: Honda Vison; Honda Air Blade; Honda SH…..là các Nhãn hiệu sản phẩm.
Cũng giống như Thương hiệu, trước khi in ấn bao bì nhãn mác sản phẩm, Doanh nghiệp nên tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của các sản phẩm riêng biệt đây là việc làm cần thiết bởi lẽ thời gian xem xét giải quyết đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục SHTT là khá dài (theo luật là 14-16 tháng kể từ ngày nộp đơn) nên để chủ động trong kế hoạch kinh doanh cũng như tránh lãnh phí trong việc thiết kế in nhãn mác bao bì thì doanh nghiệp nên tiến hành tra cứu để đánh giá khả năng bảo hộ của Nhãn hiệu trước khi đăng ký.
Về thông tin cần thiết để tra cứu nhãn hiệu quần áo bao gồm:
Tên hoặc mẫu Nhãn và Danh mục sản phẩm cụ thể dự kiến bảo hộ.
Sau khi có kết quả tra cứu, nếu Nhãn hiệu đó có khả năng phân biệt và có khả năng bảo hộ Doanh nghiệp cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quần áo. Bộ hồ sơ tương tự như hồ sơ đăng ký thương hiệu nói trên.
Bước 3: Thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của Chủ sở hữu nhãn hiệu:
Sau khi được Cục SHTT cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, Doanh nghiệp cần có kế hoạch để giữ và phát triển thương hiệu ngày càng phát triển thông qua việc liên tục duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường kinh doanh, nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Mặt khác doanh nghiệp trực tiếp hoặc thuê các tổ chức Đại diện SHCN, các VPLS thường xuyên kiểm tra theo dõi để kịp thời phát hiện các hành vi sản xuất hàng giả, hàng nhái về thương hiệu để yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý qua đó xây dựng lòng tin cho Khách hàng.
Các dịch vụ Tư vấn đăng ký nhãn hiệu của Luật Bạch Minh
Là tổ chức đại diện SHCN có kinh nghiệm nhiều năm tư vấn trong lĩnh vực xây dựng và bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu. Hiện Luật Bạch Minh cung cấp các dịch vụ sau:
-
- Có ý kiến tư vấn về ý tưởng thiết kế và xây dựng Thương hiệu của Khách hàng
-
- Dịch vụ thiết kế Nhãn hiệu, logo, thiết kế bộ Nhận dạng Thương hiệu
-
- Dịch vụ Tra cứu đánh giá khả năng bảo hộ Nhãn hiệu trước khi đăng ký;
-
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nói chung và Nhãn hiệu quần áo nói riêng.
-
- Theo dõi và yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như hàng giả, hàng nhái.
- Dịch vụ Phản đối cấp đối với các Nhãn hiệu đăng ký trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu đang được bảo hộ của Khách hàng.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Phòng Đăng ký Nhãn hiệu – Văn phòng luật sư Bạch Minh
Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội
VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28
Email: luatbachminh@gmail.com