Đăng ký bản quyền đối với tác phẩm sân khấu

Hành vi vi phạm bản quyền trong lĩnh vực sân khấu điện ảnh ở nước ta dường như không còn là chuyện xa lạ. Đặc biệt, trong thời gian qua, nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực sân khấu khiến nhiều nghệ sĩ và dư luận bức xúc.  Nổi bật nhất là hành vi sử dụng không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, không ghi hoặc ghi sai tên tác giả, làm tác phẩm phái sinh..

Rõ ràng, thực trạng vi phạm bản quyền trong lĩnh vực sân khấu ở nước ta đã và đang diễn ra công khai. Có lẽ, để giảm thiểu và đẩy lùi tình trạng này, tác giả cần phải đăng ký bản quyền cho tác phẩm sân khấu của mình để khi xảy ra những hiện trạng xấu như trên thì nhờ pháp luật xử lý, can thiệp. Trong bài viết này, Luật Bạch Minh sẽ hướng dẫn quý khách hàng chuẩn bị hồ sơ và thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu.

1. Bộ hồ sơ đăng ký Bản quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu bao gồm:

– Tờ khai đăng ký bản quyền tác phẩm sân khấu do Luật Bạch Minh soạn thảo và trực tiếp ký và đóng dấu trên cơ sở ủy quyền của khách hàng;

– 02 quyển sách in trên giấy A4 được đóng thành quyển;

– Giấy ủy quyền theo mẫu do Luật Bạch Minh cấp;

– Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế,  chuyển giao, kế thừa;

– Văn bản đồng ý của đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu tác quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung;

– Quyết định giao việc cho tác giả theo mẫu do Luật Bạch Minh cung cấp áp dụng trong trường hợp tác giả sáng tạo tác phẩm sân khấu theo Quyết định giao việc của Công ty;

– Bản sao đăng ký kinh doanh công ty áp dụng đối với công ty là chủ sở hữu tác phẩm;

– Bản sao giấy tờ tùy thân của tác giả.

Lưu ý:

Các tài liệu nêu trên phải được làm bằng tiếng Việt, trong trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc chứng thực. Các tài liệu kèm theo hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng hoặc chứng thực.

2. Quy trình đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

3. Vài vấn đề về đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh:

Chắc hẳn trong thời gian gần đây, dư luận trong nước, đặc biệt là những người yêu thích loại hình nghệ thuật sân khấu rất quan tâm đến vụ tranh cãi “Tinh hoa Bắc Bộ” có phải là tác phẩm phái sinh của “Ngày xưa”?

Vậy tác phẩm phái sinh là gì?

Khái niệm phái sinh với đại đa số người dân Việt Nam còn khá xa lạ, đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật. Thế nhưng đã từ rất lâu, tác phẩm phái sinh được xem là một hình thức sáng tạo và được pháp luật công nhận.

Khái niệm phái sinh được hiểu một cách đơn giản là tác phẩm dựa trên hoặc xuất phát từ một hoặc nhiều tác phẩm đã tồn tại trước đó.

Công ước Berne về Quyền Bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật quy định tác phẩm phái sinh cũng được bảo hộ, cụ thể: “các bản dịch, mô phỏng, chuyển soạn âm nhạc và các chuyển thể khác của các tác phẩm văn học hay nghệ thuật sẽ được bảo vệ như tác phẩm gốc mà không ảnh hưởng đến quyền tác giả của tác phẩm gốc”.

Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Tác phẩm phái sinh do cá nhân hoặc những cá nhân trực tiếp sáng tạo, được hình thành trên cơ sở một hoặc những tác phẩm đã tồn tại trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học, được thể hiện bằng bất kỳ phương thức hay hình thức nào khác biệt với phương thức hay hình thức thể hiện của tác phẩm gốc, thông qua một dạng vật chất nhất định.

Xét kỹ hơn về phân loại chúng ta thấy rằng, tác phẩm phái sinh có cùng một đặc điểm nhận dạng, đó là sự tương đồng về nội dung gốc:

– Tác phẩm dịch là tác phẩm chuyển tải trung thực nội dung của một tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Có nghĩa là thể hiện một tác phẩm bằng một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của tác phẩm gốc.

– Tác phẩm phóng tác là phỏng theo nội dung một tác phẩm đã có trước, chuyển tác phẩm từ thể loại này sang thể loại khác để tạo ra tác phẩm có hình thức thể hiện khác với hình thức thể hiện của tác phẩm ban đầu.

– Tác phẩm cải biên có nghĩa là việc tạo ra một tác phẩm âm nhạc bằng việc thêm những yếu tố sáng tạo mới vào tác phẩm sẵn có.

– Chuyển thể là việc chuyển đổi một tác phẩm (thường là tác phẩm văn học, nghệ thuật) sang loại hình nghệ thuật khác trên cơ sở đảm bảo nội dung của tác phẩm khác.

Quay trở lại với câu chuyện tranh cãi giữa “Tinh hoa Bắc Bộ” và “Ngày xưa”, Hội đồng xét xử sơ thẩm nhận định Đạo diễn Việt Tú là tác giả của vở diễn “Ngày Xưa” (còn gọi là “Thuở ấy xứ Đoài”), còn Tuần Châu là chủ sở hữu kịch bản. Việc công ty DS của Việt Tú đăng ký bản quyền tác giả đối với đạo diễn Việt Tú là đúng quy định nhưng việc DS đứng tên sở hữu kịch bản là sai.

Theo kết luận của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, vở diễn “Tinh hoa Bắc Bộ” kế thừa khá nhiều yếu tố từ vở “Ngày xưa” đã có trước đó như: Ngôi nhà thủy đình, không gian nghệ thuật… Và kết luận đây là một tác phẩm phái sinh từ vở diễn “Ngày xưa”.

Tuy nhiên, có những ý kiến khác cho rằng không thể nhận định việc sử dụng lại diễn viên hay trang phục cùng với ánh sáng âm thanh trên cùng một sân khấu khiến cho tác phẩm không phải là một sáng tạo độc lập.

Rõ ràng việc xác định tác phẩm phái sinh là rất khó, vì Việt Nam chỉ liệt kê và phân loại các tác phẩm phái sinh theo: tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải và tuyển chọn…Có lẽ, điều quan trọng để xác định một tác phẩm có phải là phái sinh hay không chính là: “dấu ấn của tác phẩm gốc phải được thể hiện trong tác phẩm phái sinh, có nghĩa là khi nhận biết tác phẩm phái sinh thì công chúng phải liên tưởng đến nội dung tác phẩm gốc.”

Mọi yêu cầu tư vấn về đăng ký bản Quyền Sân khấu điện ảnh xin liên hệ:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28

Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Emailluatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại TP Hà Nội

Mobile: 0904152023

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh

Mobile: 0865 285828

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Chat với Luật Sư
Chat ngay