Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh

Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh chỉ sau 3 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ chấp thuận công ty đã nhận được ngay Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh. Chi tiết dịch vụ như thế nào mọi người cùng tìm hiểu dưới đây.

Mục lục bài viết

1. Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh nhanh nhất

Luật Bạch Minh là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập Doanh nghiệp, lập Chi nhánh, VP Đại diện và thành lập Địa điểm kinh doanh. Với quy trình tư vấn Chuyên nghiệp, tối giản, thời gian xin cấp Giấy phép đăng ký hoạt động linh hoạt từ  1 đến 3 ngày chúng tôi sẽ tư vấn, giải đáp và hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu của Quý Khách. Cụ thể:

Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh nhanh nhất
Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh nhanh nhất

Các thông tin cần thiết khi sử dụng dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh

– Tên địa điểm kinh doanh dự kiến:

– Địa chỉ đặt địa điểm kinh doanh

– Thông tin về Điện thoại, Email, Website của địa điểm kinh doanh

– Mã số thuế của Công ty hoặc của Chi nhánh nơi đặt địa điểm kinh doanh

– Bản chụp CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh

Khi sử dụng dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh Luật Bạch Minh cam kết Bảo mật tuyệt đối các thông tin do Quý Khách hàng cung cấp liên quan đến việc thành lập Địa điểm kinh doanh.

 Download: Phiếu Thông tin thành lập Địa điểm Kinh doanh

Công việc Luật Bạch Minh cung cấp dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh

– Tư vấn giải đáp miễn phí các quy định pháp luật có liên quan đến Địa điểm kinh doanh như: Tên địa điểm, địa chỉ đặt địa điểm, lĩnh vực hoạt động (ngành nghề kinh doanh) của địa điểm, các nghĩa vụ thuế của địa điểm sau khi thành lập..

– Tư vấn về danh mục hồ sơ, trình tự thủ tục,Cơ quan tiếp nhận và cấp Giấy phép thành lập địa điểm kinh doanh.

ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN: 0904.152.023 – 0934.565.078

EMAIL NHẬN THÔNG TIN: luatbachminh@gmail.com

Quy trình dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh 

Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu và tư vấn trực tiếp cho Quý Khách hàng, gửi báo phí Dịch vụ để Khách hàng Phê duyệt.

Bước 2. Soạn thảo và Gửi lại Khách hàng Bộ hồ sơ thành lập Địa điểm kinh doanh.

– Luật Bạch Minh gửi bộ hồ sơ đến khách hàng bằng hình thức như: Email/Zalo/ Viber để khách hàng kiểm tra xác nhận thông tin hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh của công ty là đúng và chính xác.

– Trong trường hợp khách hàng cần sửa đổi, bổ sung thông tin mà không trái với quy định pháp luật, Luật Bạch Minh sẽ sửa đổi bổ sung theo yêu cầu khách hàng.

– Khách hàng in hồ sơ và gửi đến Luật Bạch Minh hoặc Luật Bạch Minh cử nhân viên đến tiếp nhận hồ sơ của khách hàng.

Bước 3. Nộp hồ sơ và nhận kết quả bàn giao cho Khách hàng

– Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh, Thừa ủy quyền của Quý khách, Luật Bạch Minh tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt địa chỉ địa điểm kinh doanh;

Kết quả nhận được khi sử dụng dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh

Khi sử dụng dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh , công ty không chỉ được tư vấn các quy định pháp luật, định hướng kế hoạch quản lý tại địa điểm kinh doanh…. công ty còn được nhận các kết quả về thủ tục hành chính sau khi sử dụng dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh như sau: 

– Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh do Phòng ĐKKD cấp;

– Tài liệu hướng dẫn thủ tục về thuế sau thành lập địa điểm kinh doanh

– Bộ hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh và file mềm qua Email/zalo để phục vụ việc lưu giữ quản lý hồ sơ của Công ty.

– Nội dung tư vấn và hướng dẫn thủ tục về thuế sau khi thành lập địa điểm kinh doanh

Dịch vụ đăng ký doanh nghiệp khác

Ngoài cung cấp dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh thì Luật Bạch Minh còn tư vấn và cung cấp các dịch vụ khác về doanh nghiệp như sau:

Thành lập công ty

Thành lập chi nhánh công ty

Thành lập văn phòng đại diện công ty

Đăng ký thay đổi các nội dung trên Giấy phép kinh doanh như:

+ Thay đổi trụ sở chính : cùng quận/huyện, thay đổi trụ sở chính khác quận/huyện

+ Đăng ký thay đổi tên công ty: tên tiếng việt, tên tiếng nước ngoài, tên viết tắt

+ Đăng ký thay đổi vốn điều lệ: tăng, giảm vốn điều lệ

+ Thông báo thay đổi ngành nghề: Bổ sung, rút, thay đổi chi tiết mã ngành nghề đăng ký kinh doanh

+ Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật

+ Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên

2.  Một số lưu ý về thành lập địa điểm kinh doanh

Tên địa điểm kinh doanh.

– Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” và tên công ty.

– Địa điểm kinh doanh không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên của địa điểm kinh doanh, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức.

– Tên địa điểm kinh doanh được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Cách đặt tên địa điểm kinh doanh đúng quy định

– Địa điểm kinh doanh Công ty TNHH ABC Việt Nam

– Kho hàng Địa điểm kinh doanh Công ty TNHH ABC Việt Nam

– Xưởng sản xuất Địa điểm kinh doanh Công ty TNHH ABC Việt Nam

– Địa điểm kinh doanh Kho hàng Công ty cổ phần Sản xuất Thực phẩm Hà Nội

– Địa điểm kinh doanh Công ty cổ phần Ngôi Sao – Cửa hàng số 1 Hà Nội

Cách đặt tên sai quy định

– Cửa hàng kinh doanh Nguyễn Trãi

– Địa điểm kinh doanh số 1 Hà Nội

– Kho hàng/Xưởng sản xuất Công ty cổ phần dịch vụ Hà Nội

Lưu ý khi đặt địa chỉ địa điểm kinh doanh

– Địa chỉ của địa điểm kinh doanh là địa chỉ liên lạc của địa điểm được xác định theo địa giới đơn vị hành chính phải có ít nhất 4 trường thông tin (số nhà/thôn/Tổ; xã/phường/Thị Trấn/ Quận/huyện; Tỉnh/Thành phố).

Theo Quy định của luật Nhà ở Địa điểm kinh doanh không được đặt tại nhà Chung cư và Nhà tập thể. Nội dung quy định được hướng dẫn như sau: Theo quy định tại khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 như sau: “Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở”.

– Quy định này được hướng dẫn chi tiết tại  khoản 7 Điều 80 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 10/12/2015, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở về xử lý chuyển tiếp đối với việc phát triển và quản lý nhà ở như sau: “Trường hợp trong giấy tờ đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi sử dụng căn hộ chung cư làm địa điểm kinh doanh trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh này phải chuyển hoạt động kinh doanh sang địa điểm khác không phải là căn hộ chung cư trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh phải làm thủ tục điều chỉnh lại địa điểm kinh doanh ghi trong giấy tờ đăng ký kinh doanh đã cấp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sang địa điểm khác trong thời hạn quy định tại Khoản này; quá thời hạn quy định tại Khoản này thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được kinh doanh tại căn hộ chung cư”.

– Đối với Nhà Chung cư chỉ có chức năng dùng để ở thì không cho phép Công ty đặt địa điểm kinh doanh. Đối với Chung cư hỗn hợp, có một số tầng được hoặc cả toà nhà được xây dựng với mục đích làm Trung tâm thương mại và Văn phòng cho thuê thì Công ty được phép sử dụng để đăng ký đặt địa chỉ cuả địa điểm kinh doanh.

Lưu ý ngành nghề đăng ký kinh doanh của địa điểm kinh doanh

– Địa điểm kinh doanh chỉ được lựa chọn kinh doanh toàn bộ hoặc một trong các ngành nghề kinh doanh của Công ty hoặc Chi nhánh của Công ty (Đơn vị chủ quản) đã đăng ký kinh doanh.

– Địa điểm kinh doanh không được kinh doanh ngành nghề mà Công ty hoặc Chi nhánh của Công ty (Đơn vị chủ quản) không đăng ký kinh doanh.

– Địa điểm kinh doanh không được hoạt động lĩnh vực kinh doanh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá.

– Địa điểm kinh doanh lựa chọn một (01) ngành nghề trong danh sách ngành nghề để chọn làm ngành nghề kinh doanh chính tại địa điểm kinh doanh.

Quy định lựa chọn người đứng đầu địa điểm kinh doanh

– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài là thành viên Công ty hoặc được Công ty thuê làm việc theo Hợp đồng lao động;

– Những người giữ các chức danh quản lý của Công ty như thành viên HĐQT, Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc/Tổng Giám đốc có thể đồng thời làm Người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

Một số quy định khác về địa điểm kinh doanh

– Mỗi một địa điểm kinh doanh, khi thành lập sẽ được Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động độc lập với Công ty/Chi nhánh.

– Địa điểm kinh doanh không có mã số thuế mà Mỗi địa điểm sẽ được cấpMã số đơn vị trực thuộc. Cụ thể Mã số đơn vị của địa điểm kinh doanh là: 00001; 00002; 00003 …. 

– Địa điểm kinh doanh không có con Dấu

– Hình thức kế toán của địa điểm kinh doanh là hạch toán phụ thuộc vào Công ty hoặc Chi nhánh Công ty (Đơn vị chủ quản).

– Mỗi địa điểm kinh doanh, Công ty phải kê khai và nộp lệ phí Môn bài với mức thu cố định là 1.000.000 đồng/01 năm.

– Khi có sự thay đổi một trong các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh như (Thay đổi tên đơn vị chủ quản, địa chỉ địa điểm, phạm vi hoạt động, thay đổi các thông tin của người đứng đầu địa điểm..) Doanh nghiệp phải làm hồ sơ thay đổi gửi cơ quan đăng ký kinh doanh để bổ sung cập nhật và cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.

3. So sánh giữa địa điểm kinh doanh và chi nhánh, văn phòng đại diện

So sánh giữa Địa điểm kinh doanh với Chi nhánh

Về Chức năng – Nhiệm vụ:

– Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành diễn ra hoạt động kinh doanh của công ty

– Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

Như vậy, cả Địa điểm kinh doanh và Chi nhánh đều có chức năng Kinh doanh trong phạm vi lĩnh vực kinh doanh của Công ty.

Về Con dấu

– Địa điểm kinh doanh không có con dấu do đó mọi hoạt động giao dịch đều nhân danh đơn vụ chủ quản của địa điểm kinh doanh (Công ty hay Chi nhánh)

– Chi nhánh có con Dấu riêng và được quyền nhân danh công ty ký kết các giao dịch nhân danh Chi nhánh.

Về hình thức hạch toán kế toán về kết quả kinh doanh

– Địa điểm kinh doanh bắt buộc hạch toán phụ thuộc

– Chi nhánh lựa chọn hình thức hạch toán phụ thuộc hoặc độc lập

Về Phương pháp tính thuế

– Địa điểm kinh doanh không phải nộp thuế GTGT

– Chi nhánh lựa chọn khấu trừ hoặc trực tiếp trên GTGT, hình thức hạch toán Độc lập hoặc Phụ thuộc vào Công ty mẹ.

Về Khai và nộp thuế Môn bài (Lệ phí Môn bài)

– Công ty đứng tên khai và nộp lệ phí Môn bài cho các địa điểm kinh doanh.

– Đối với Chi nhánh hạch toán độc lập: Chi nhánh đứng tên kê khai thuế và nộp thuế tại Cơ quan Thuế quản lý thuế Chi nhánh

– Đối với Chi nhánh hạch toán phụ thuộc nhưng có địa chỉ trong cùng tỉnh/thành phố  với công ty thì Chi nhánh đứng tên kê khai thuế và nộp thuế tại Cơ quan Thuế quản lý thuế Công ty.

– Đối với Chi nhánh hạch toán phụ thuộc nhưng có địa chỉ khác tỉnh với công ty thì Chi nhánh đứng tên kê khai thuế và nộp thuế tại Cơ quan Thuế quản lý thuế mà Chi nhánh có trụ sở chính.

Về mặt cơ cấu tổ chức:

–  Về mặt pháp luật, không có khái niệm Giám đốc Chi nhánh mà cả Chi nhánh và Địa điểm kinh doanh thì người đứng đầu đều được gọi là chung là Người đứng đầu Chi nhánh và người Đứng đầu địa điểm kinh doanh.

– Về cơ cấu tổ chức: Pháp luật không có quy định mặt buộc về mặt tổ chức nội bộ Chi nhánh tuy nhiên trên thực tế Chi nhánh thường có cơ cấu tổ chức như công ty con và phức tạp hơn so với Địa điểm kinh doanh. Người đứng đầu Chi nhánh thường được sử dụng là Giám đốc Chi nhánh, ngoài ra tùy thuộc vào loại hình đăng ký thuế (độc lập hay phụ thuộc vào Công ty mẹ) mà Chi nhánh có thể có quyền phát hành và sử dụng hóa đơn VAT độc lập và thực hiện chế độ báo cáo thuế độc lập với Công ty mẹ

So sánh giữađịa điểm kinh doanh với văn phòng đại diện

Nhiệm vụ, chức năng.

– Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành diễn ra hoạt động kinh doanh của công ty

– Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, Văn phòng Đại diện không phải là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh trực tiếp

Ví dụ: Một Công ty có nhiều Cửa hàng, nhiều Nhà hàng, thì ngoài địa chỉ trụ sở chính các Cửa hàng /Nhà hàng còn lại phải Đăng ký dưới hình thức Chi nhánh hoặc Địa điểm kinh doanh mà không thể đăng ký dưới hình thức Văn phòng Đại diện được.

Về Con dấu

– Địa điểm kinh doanh không có con dấu

– Văn phòng đại diện có con dấu

Ưu điểm thành lập địa điểm kinh doanh so với chi nhánh và văn phòng Đại diện

– Thủ tục mở địa điểm kinh doanh đơn giản hơn so với thành lập Chi nhánh hay Văn phòng Đại diện.

– Địa điểm kinh doanh không phải chịu thuế GTGT hay kê khai loại thuế nào trừ Thuế Môn bài (hay lệ phí môn bài) hàng năm.

– Trường hợp công ty không hoạt động tại địa điểm kinh doanh thì thủ tục chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh đơn giản, không phải làm thủ tục chốt thuế tại Cơ quan quản lý thuế.

4. Hướng dẫn thành lập địa điểm kinh doanh

Ngoài việc cung cấp dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh, Công ty chúng tôi luôn hỗ trợ và hướng dẫn thủ tục cũng như điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh cho khách hàng tìm hiểu.

Bộ hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

– Thông báo đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh

– Trường hợp doanh nghiệp là tổ chức tín dụng thuộc loại hình công ty trách nhiệm hoặc công ty cổ phần, khi lập địa điểm kinh doanh thì hồ sơ phải có Bản sao hợp lệ giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

– Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:

+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Kèm theo:

+ Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc

+ Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

Các bước thành lập địa điểm kinh doanh

Bước 1. Doanh nghiệp hoặc Người được Ủy quyền nộp bộ hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

Bước 2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh. Tùy thuộc vào tình trạng hồ sơ mà Phòng ĐKKD sẽ có một trong 2 thông báo sau:

– Nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu, không có sai sót, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số địa điểm kinh doanh.

– Nếu hồ sơ có sai sót, phòng ĐKKD sẽ có Thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung hồ sơ. Doanh nghiệp cần sửa đổi các sai sót để nộp bổ sung hồ sơ trong thời hạn quy định.

Bước 3. Sau khi hồ sơ hợp lệ, và Doanh nghiệp đã nộp đầy đủ phí và lệ phí. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.

5. Một số câu hỏi thường gặp về địa điểm kinh doanh

Một công ty được quyền lập tối đa bao nhiêu địa điểm kinh doanh

Trả lời: Một công ty được phép lập, mở nhiều địa điểm kinh doanh, không có giới hạn về số lượng địa điểm kinh doanh của công ty hay chi nhánh.

Có thể chuyển đổi từ Địa điểm kinh doanh thành Chi nhánh của Công ty được không?

Trả lời: Địa điểm kinh doanh và Chi nhánh đều là đơn vị trực thuộc của công ty và đây là 2 đơn vị trực thuộc có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Ngoài ra cũng không có thủ tục chuyển đổi loại hình của đơn vị trực thuộc. Chính vì vậy, địa điểm kinh doanh không chuyển đổi thành chi nhánh và ngược lại.

Cách tính Thuế Môn bài (lệ phí môn bài) của địa điểm kinh doanh thành lập cuối năm

Trả lời: Theo quy định của Luật thuế, lệ phí môn bài của địa điểm kinh doanh thành lập từ ngày 1/1 – 30/6 thì phải nộp lệ phí môn bài là 1.000.000 đồng.

Trường hợp địa điểm kinh doanh được thành lập từ ngày 1/7 thì lệ phí môn bài phải nộp là: 500.000 đồng.

Một người có quyền đứng đầu nhiều địa điểm kinh doanh cùng lúc hay không?

Trả lời: Pháp luật không có quy định cấm do đó Một người có thể giữ chức vụ là người đứng đầu địa điểm kinh doanh cùng lúc tại nhiều địa điểm kinh doanh.

Khi thay đổi tên Công ty, có bắt buộc phải tiến hành thay đổi luôn tên của địa điểm kinh doanh hay không?

Trả lời: Khi công ty thay đổi tên thì không bắt buộc phải thay đổi lại tên của đơn vị chủ quản trên Giấy chứng nhận Đăng ký địa điểm kinh doanh. Hiện nay cũng không có thủ tục cập nhật hay thay đổi thông tin đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.

Mọi thắc mắc cần tư vấn về hồ sơ, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh, Quý khách vui lòng liên hệ đến Luật Bạch Minh theo thông tin sau:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

– Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao – Hà Đông – T.P Hà Nội

– VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21 Lâm Văn Bền – Quận 7 – T.P Hồ Chí Minh

– Điện thoại/ Zalo/ Viber: 0904.152.023 – 0865.28.58.28

Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Emailluatbachminh@gmail.com

 


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại TP Hà Nội

Mobile: 0904152023

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh

Mobile: 0865 285828

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Chat với Luật Sư
Chat ngay