Hướng dẫn cách đăng ký logo công ty nhanh nhất

1. Vì sao phải đăng ký logo của công ty

“Logo” là hình ảnh mang tính biểu trưng, biểu tượng rất riêng của một Công ty, và thông thường ngay từ khi có ý tưởng thành lập công ty chủ doanh nghiệp thường có ý tưởng thiết kế và sáng tạo logo của công ty mình dựa theo các yếu tố phong thủy, tâm linh hoặc thể hiện các mục tiêu phát triển công ty mà chủ doanh nghiệp hướng tới. Hình ảnh logo thường được đặt trang trọng tại các vị trí quan trọng của công ty như sảnh đón tiếp, phòng khách, được in trên Báo giá, hợp đồng và hóa đơn của công ty, các catalog giới thiệu doanh nghiệp.  Qua đó có thể khẳng định Logo là một tài sản có giá trị trong mỗi doanh nghiệp.

Tuy nhiên, logo cũng là một đối tượng mà người khác dễ dàng đánh cắp bằng cách coppy, sao chép, nhái ý tưởng, vì vậy việc đăng ký bảo hộ logo là một giải pháp tối ưu để mỗi công ty bảo vệ tài sản trí tuệ của mình.

2. Một số mẫu logo công ty

Sẽ không có một quy chuẩn nhất định về các tiêu chí thiết kế logo, tuy nhiên trên thực tế logo của các công ty thường được thể hiện dưới 2 dạng dưới đây:

2.1 Logo là hình ảnh riêng biệt không có nhiều sự liên quan đến Công ty

Các logo này thường có tính phân biệt rất cao, bởi lẽ nếu chỉ  nhìn vào logo này thì không thể đoán biết được các thông tin  về Công ty như Tên Công ty, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty.

Ưu điểm:

+ Do logo là hình ảnh rất đặc biệt nên nếu người tiêu dùng hoặc khách hàng khi đã ghi nhớ thì rất khó quên

+ Do có tính phân biệt cao nên nếu đăng ký thì khả năng được bảo hộ các logo này thường rất lớn.

Nhược điểm: Chủ doanh nghiệp cần nhiều thời gian và tốn nhiều chi phí cho việc quảng bá, giới thiệu thương hiệu, logo cho người tiêu dùng.

2.2 Logo là tên, biểu tượng kinh doanh chính của Công ty :

Các logo này thường mô tả cách hình ảnh đặc trưng của các lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty, hoặc trên logo là các chữ số chữ cái là chữ cái đầu, là tên viết tắt tên thương mại của Công ty.

Ưu điểm:

Do logo gắn liền với các lĩnh vực kinh doanh hoặc là tên thương mại của công ty nên khách hàng và người tiêu dùng dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.

Chủ doanh nghiệp không cần nhiều thời gian và chi phí cho việc quảng bá, giới thiệu thương hiệu, logo cho người tiêu dùng.

Nhược điểm:

Do logo tính mô tả lĩnh vực kinh doanh hoặc là các tên thương mại nên nếu đăng ký thì  khả năng được bảo hộ các logo này thường không cao.

3. Cách đăng ký logo công ty thế nào

Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định 2 hình thức để đăng ký bảo hộ hình ảnh logo công ty. Cụ thể là Đăng ký bản quyền tác giả đối với hình ảnh logo và Đăng ký Nhãn hiệu công ty cho logo.

Về phạm vi, cách thức bảo hộ, thẩm quyền tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký, cũng như thủ tục, thời gian, chi phí đăng ký bảo hộ logo dưới 2 hình thức này là khác nhau. Qua bảng so sánh các tiêu chí cơ bản dưới đây:

Tiêu chí Đăng ký logo là Nhãn hiệu của Công ty Đăng ký bản quyền đối với hình ảnh logo
Đối tượng bảo hộ

Bảo hộ Logo với danh nghĩa là Nhãn hiệu của các hàng hóa/dịch vụ mà Công ty kinh doanh với mục đích là phân biệt hàng hóa/dịch vụ của công ty với các hàng hóa/dịch vụ tương tự của người khác.

Bảo hộ logo dưới hình thức là một tác phẩm Mỹ thuật ứng dụng. Theo đó, việc đăng ký bảo hộ nhằm bảo vệ tính toàn vẹn của tác phẩm logo. Cấm mọi hành vi xuyên tạc, sao chép, sử dụng tác phẩm logo mà chưa được sự chấp thuận của tác giả hoặc Chủ sở hữu tác phẩm.

Cơ quan tiếp nhận tại Việt Nam

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

(Thuộc Bộ khoa học và Công nghệ)

Cục Bản quyền tác giả

(thuộc Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch)

Quyền của Công ty (nếu được bảo hộ)

Công ty được độc quyền sử dụng Nhãn hiệu cho các hàng hóa/dịch vụ được bảo hộ; Cho phép hoặc ngăn cấm người khác sử dụng Nhãn hiệu, chuyển giao Nhãn hiệu cho người khác.

(độc quyền tuyệt đối)

Công ty là chủ sở hữu tác phẩm Mỹ thuật có quyền cho phép người khác sử dụng tác phẩm, ngăn cấm người khác khai thác tác phẩm trái phép. Quyền thu phí sử dụng tác phẩm.

(độc quyền tương đối)

Thời gian thẩm định hồ sơ đăng ký

22-24 tháng

kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký Nhãn hiệu

15-20 ngày

kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký bản quyền

Phí lệ phí đăng ký Thu theo số lượng Nhóm sản phẩm đăng ký Nhãn hiệu Thu theo hồ sơ và loại hình tác phẩm bảo hộ quyền tác giả
Hồ sơ và thủ tục đăng ký Xem tại mục (4) Xem tại mục (5)
Kết quả

(nếu logo đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ)

Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu:

Là chứng cứ khẳng định Công ty chính là Chủ sở hữu Nhãn hiệu với các hàng hóa được bảo hộ và trong thời gian bảo hộ cụ thể

Giấy chứng nhận đăng ký Quyền tác giả:

Là Chứng cứ chứng minh ai là tác giả sáng tạo ra tác phẩm và ai là chủ sở hữu tác phẩm. Đây là chứng cứ quan trọng khi công ty thực hiện việc khiếu nại hành vi xâm phạm quyền.

 

4. Hướng dẫn dăng ký logo làm Nhãn hiệu:

4.1 Hồ sơ Đăng ký Nhãn hiệu bao gồm:

(i) Tờ khai đăng ký nhãn hiệu:

Yêu cầu: 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu lập theo Mẫu

Yêu cầu đối với Tờ khai đăng ký nhãn hiệu:

+ Tờ khai phải được đánh máy và làm theo mẫu in trên khổ giấy A4, không được tẩy xóa;

+ Nhãn hiệu được dán, in trực tiếp vào mục Nhãn trên tờ khai;

+ Phần mô tả nhãn hiệu trên tờ khai phải mô tả đúng màu sắc, thành phần, ý nghĩa của Nhãn hiệu;

+ Phải tính đúng đầy đủ các loại phí lệ phí đăng ký nhãn hiệu theo Quy định của Bộ Tài chính;

+ Phải phân nhóm sản phẩm, dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu đăng ký theo Bảng phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2020.

Lưu ý: Nếu Tờ khai có bất kỳ sai sót nào Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo Dự định Từ chối chấp nhận đơn hợp lệ và ấn định một thời hạn để Người nộp đơn sửa chữa sai sót, nếu sửa chữa không đạt yêu cầu thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ về hình thức và chấm dứt xử lý đơn.

(ii) Mẫu Nhãn hiệu kèm theo:

Yêu cầu đối mẫu Logo đăng ký làm Nhãn hiệu:

+ Số lượng 07 mẫu Nhãn hiệu trong đó 02 Mẫu nhãn được in hoặc dán vào trực tiếp vào Tờ khai đăng ký nhãn hiệu.

+ 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt với mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả kích thước, màu sắc;

+ Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu;

(iii) Chứng từ nộp phí và lệ phí:

Người nộp đơn cần xác định tổng số phí lệ phí cần phải nộp khi nộp đơn đăng ký Nhãn hiệu và ghi vào mục Phí, lệ phí trên Tờ khai:

Mức thu Phí lệ phí khi nộp đơn đăng ký Nhãn hiệu hiện nay được quy định tại Thông tư số 263/2016/ TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 14/11/2016 cụ thể khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần nộp các khoản phí và lệ phí sau:

+ Lệ phí nộp đơn (Thu theo mỗi đơn đăng ký Nhãn hiệu);

+ Phí công bố đơn (Thu theo mỗi đơn đăng ký Nhãn hiệu);

+ Phí tra cứu phục vụ việc thẩm định đơn (thu theo số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký nhãn hiệu và thu theo số lượng sản phẩm vượt quá 6 trong mỗi nhóm).

+ Phí thẩm định đơn (thu theo số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký nhãn hiệu và thu theo số lượng sản phẩm vượt quá 6 trong mỗi nhóm).

+ Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ (Chỉ thu sau khi Nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại Việt nam, lệ phí cấp Văn bằng thu theo Văn bằng và nhóm sản phẩm dịch vụ).

(iv) Bản sao Giấy phép kinh doanh hoặc CMND/CCCD đối với cá nhân đăng ký.

(v) Giấy Ủy quyền đại diện (nếu nộp đơn thông qua Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp)

4.2 Thủ tục thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ:

Theo quy định, thủ tục đăng ký nhãn hiệu qua 3 bước chính trong thời gian kéo dài từ 22-24 tháng kể từ ngày nộp đơn  và trải qua các bước như sau:

Thứ nhất: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu:

Là việc Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra, xem xét tính hợp lệ về hình thức của đơn đăng ký nhãn hiệu, kiểm tra tính thống nhất của Đơn, quyền đăng ký nhãn hiệu của Chủ đơn, về mẫu nhãn, tính phí và phân nhóm đăng ký nhãn hiệu có chính xác hay không. Thời hạn thẩm định hình thức đăng ký nhãn hiệu: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

+ Nếu đơn đăng ký đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.

+ Nếu đơn đăng ký của người nộp đơn không đáp ứng điều kiện (có sai sót), Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo dự định từ chối và ấn định thời hạn để người nộp đơn tự sửa chữa, khắc phụ sai sót. Nếu Người nộp đơn sửa chữa đạt yêu cầu thì Cục SHTT sẽ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ về hình thức, ngược lại nếu sửa chữa không đạt yêu cầu thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ về hình thức và chấm dứt xử lý đơn ở các bước tiếp theo.

Thứ hai: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu

+ Công bố đơn là việc Cục đăng tải các thông tin về đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Thứ ba: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Đây là giai đoạn mà Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra đánh giá các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu từ đó có kết luận về việc Nhãn hiệu có khả năng cấp văn bằng hoặc Từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn. Hết thời gian thẩm định Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra một trong các thông báo sau:

+ Trường hợp Nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng và dự định khoản phí, lệ phí cấp Văn bằng mà người nộp đơn cần nộp trong một khoảng thời gian ấn định là 2 tháng. Nếu người nộp đơn không nộp các khoản phí, lệ phí Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ đối với Nhãn hiệu

+ Trường hợp nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng gửi cho Người nộp đơn xem xét và có ý kiến phản đối. Nếu người nộp đơn không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không đáp ứng yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ đối với Nhãn hiệu

Thứ tư: Nhận bản gốc văn bằng bảo hộ: (áp dụng cho các Đơn đăng ký được Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cấp văn bằng và Người nộp đơn đã nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ)

Thông thường, sau 01 – 02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn. Kể từ thời điểm Nhãn hiệu được cấp Văn bằng, Người nộp đơn chính thức trở thành Chủ sở hữu nhãn hiệu.

4.4 Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu:

Hiệu lực về không gian: Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu sản phẩm có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Hiệu lực về thời gian: Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu sản phẩm có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn hiệu lực nhiều lần với mỗi lần 10 năm.

5.1 Hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với logo công ty bao gồm:

– Tờ khai đăng ký bản quyền logo:

Yêu cầu khai đầy đủ thông tin của tác giả, của chủ sở hữu tác phẩm, phải mô tả chính xác đồng thời nêu rõ thời gian hoàn thành, thời gian và hình thức công bố tác phẩm logo.

–  Mẫu logo

– Bản sao Giấy phép kinh doanh nếu Công ty là chủ sở hữu tác phẩm;

– Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của tác giả được giao nhiệm vụ hoặc được thuê thiết kế sáng tạo bao bì sản phẩm

– Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua Luật Bạch Minh làm tổ chức đại diện đăng ký quyền tác giả);

– Các tài liệu khác nhằm chứng minh quyền nộp Hồ sơ đăng ký quyền tác giả như: Hợp đồng thuê thiết kế bao bì sản phẩm; Quyết định giao việc thiết kế bao bì sản phẩm, văn bản thỏa thuận của các tác giả, Bản cam đoan, Bản tuyên bố về Quyền tác giả và chủ sở hữu tác phẩm.

– Phí lệ phí đăng ký Quyền tác giả.

5.2 Thủ tục thẩm định hồ sơ đăng ký quyền tác giả:

Cục bản quyền tác giả sẽ tiến hành tra cứu thông tin và hình ảnh, kiểm tra và đánh giá hình ảnh logo với các hình ảnh và thông tin tìm được để kết luận tác phẩm logo có đáp ứng các điều kiện bảo hộ hay không. Nếu đáp ứng Cục bản quyền ra cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

6. Dịch vụ đăng ký bảo hộ logo công ty

Như trên chúng tôi đã trình bày khá chi tiết và đầy đủ về cách thức hình thức đăng ký bảo hộ Logo của Công ty. Tuy nhiên, làm sao để có lựa chọn phù hợp và hiệu quả nhất  đó là chưa tính đến những khó khăn khi phải mô tả nhãn hiệu, phân nhóm hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu khi nộp đơn đăng ký

Nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và phần chi phí không cần thiết cho việc đăng ký nhãn hiệu, Luật Bạch Minh cung cấp dịch vụ chủ đơn trong việc đăng ký logo của Quý Công ty. Chúng tôi sẽ tư vấn đánh giá và lựa chọn hình thức đăng ký phù hợp nhằm đảm bảo tối đa quyền của Chủ sở hữu logo.

Mọi yêu cầu tư vấn tra cứu, đăng ký nhãn hiệu xin liên hệ:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28

Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Emailluatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay