Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm

Thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu là bước đầu tiên bắt buộc trước khi công ty tiến hành nhập khẩu mỹ phẩm về Việt Nam. Qua bài viết dưới đây, Luật Bạch Minh hướng dẫn mọi người biết được trình tự thủ tục từ bước đầu công bố mỹ phẩm đến khi nhập khẩu về cửa khẩu Hải quan.

1. Mỹ phẩm nào phải công bố khi nhập khẩu

Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.

Phiếu công bố mỹ phẩm nhập khẩu mới nhất
Phiếu công bố mỹ phẩm nhập khẩu mới nhất

Những sản phẩm sau đây được xếp là mỹ phẩm và phải thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm

– Kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da (tay, mặt, chân,….)

– Mặt nạ (chỉ trừ sản phẩm làm bong da nguồn gốc hóa học)

– Các chất phủ màu (lỏng, nhão, bột)

– Các phẩn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh,….

– Xà phòng tắm, xà phòng khử mùi,

– Nước hoa, nước thơm dùng vệ sinh,…

– Các sản phẩm để tắm hoặc gội (muối, xà phòng, dầu, gel,….)

– Sản phẩm tẩy lông

– Chất khử mùi và chống mùi

– Các sản phẩm chăm sóc tóc

– Nhuộm và tẩy tóc

– Thuốc uốn tóc, duỗi tóc, giữ nếp tóc

– Các sản phẩm định dạng tóc

– Các sản phẩm làm sạch (sữa, bột, dầu gội)

– Sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc (sữa, kem, dầu)

– Các sản phẩm tạo kiểu tóc (sữa, keo xịt tóc, sáp)

– Sản phẩm dùng cạo râu (kem, xà phòng, sữa,….)

– Các sản phẩm trang điểm và tẩy trang dùng cho mặt và mắt

– Các sản phẩm dùng cho môi

– Các sản phẩm dùng để chăm sóc và tô điểm cho móng tay, móng chân

– Các sản phẩm để chăm sóc răng và miệng

– Các sản phẩm dùng để vệ sinh bên ngoài

– Các sản phẩm chống nắng

– Sản phẩm làm sạm da mà không cần tắm nắng

– Sản phẩm làm trắng da

– Sản phẩm chống nhăn da

– Sản phẩm khác …………..

Một số sản phẩm không được phân loại là mỹ phẩm: Sản phẩm chống muỗi, nước hoa xịt phòng, nước xả vải, nước tẩy bồn cầu, dung dịch ô xi già, cồn sát trùng 700, cồn 900, sản phẩm làm sạch răng giả không tiếp xúc với khoang miệng, lông mi giả, dung dịch vệ sinh mắt/mũi/tai, sản phẩm chống nghẹt mũi, sản phẩm chống ngáy, gel bôi trơn âm đạo, gel siêu âm, sản phẩm tiếp xúc với bộ phận sinh dục trong, dung dịch thụt trực tràng, gây tê, giảm/kiểm soát sự sưng tấy/phù nề, chữa viêm da, giảm dị ứng, diệt nấm, diệt virus, sản phẩm kích thích mọc tóc/mọc lông mi, sản phẩm loại bỏ/giảm mỡ/giảm béo/giảm kích thước của cơ thể, sản phẩm giảm cân, ngăn ngừa/dừng sự phát triển của lông, sản phẩm dừng quá trình ra mồ hôi, mực xăm vĩnh viễn, sản phẩm xóa sẹo, giảm sẹo lồi, sản phẩm làm sạch vết thương, …

2. Trình tự các thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm

2.1. Đăng công bố mỹ phẩm nhập khẩu tại Cục quản lý dược

Mỹ phẩm trước khi nhập khẩu phải tiến hành thủ tục đăng công bố sản phẩm mỹ phẩm trước khi nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam. Thủ tục đăng công bố mỹ phẩm nhập khẩu được tiến hành như sau:

– Trước tiên, công ty phải tìm hiểu quy định pháp luật về mỹ phẩm nhập khẩu và lập phiếu công bố mỹ phẩm nhập khẩu. Quy định này công ty có thể tìm hiểu qua các văn bản pháp luật sau:

+ Nghị định 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế

+ Thông tư 277/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm

+ Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm

+ Thông tư 32/2019/TT-BYT của Bộ Y tế quy định sửa đổi, bổ sung khoản 4 điều 4 và phụ lục số 01-MP thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về Quản lý Mỹ phẩm

+ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP của Chính Phú ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế

+ Thông tư số 39/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 25 tháng 03 năm 2015 quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 20 tháng 04 năm 2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều tại thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

– Chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu. Hồ sơ công bố mỹ phẩm phải bao gồm các giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS).

+ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam.

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty

– Lập Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu

Phiếu công bố mỹ phẩm nhập khẩu được công ty kê khai thông tin trên hệ thống cổng thông tin của Cục quản lý dược và lập phiếu công bố theo mẫu và người đại diện theo pháp luật ký và đóng dấu.

– Nộp hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu đến Cục quản lý dược, hiện tại công ty có thể tiến hành nộp hồ sơ thông qua Cổng thông tin quốc gia trực tuyến.

– Nhận kết quả bằng file điện tử trực tuyến, lưu ý về việc

2.2. Nhập khẩu mỹ phẩm qua Hải quan

Sau khi công ty nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Cục quản lý Dược, Công ty bắt đầu triển khai thủ tục nhập đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm về Việt Nam. Khi hàng hóa cập cảng, hoặc sân bay tại Việt Nam, Công ty triển khai thủ tục khai báo và làm thủ tục tại cơ quan Hải quan.

Công ty lưu ý về mặt hàng mỹ phẩm nhập khẩu có thể bị kiểm hóa để đối chiếu hàng hóa thực tế nhập khẩu so với phiếu công bố mỹ phẩm có trùng khớp nhau hay không.

Thành phần của sản phẩm thay đổi theo tháng, năm. Trước mỗi một lô hàng mới, doanh nghiệp cần kiểm tra lại thành phẩn sản phẩm có thay đổi không? Nếu có sự thay đổi, cần làm công bố mỹ phẩm mới cho sản phẩm. Tránh trường hợp, khi hàng cập cảng, hải quan đề xuất mở container kiểm hóa

3. Trường hợp nào phải công bố lại mỹ phẩm nhập khẩu

Trong quá trình hoạt động thương mại sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu có thể có sự thay đổi các thông tin về phiếu công bố mỹ phẩm thì công ty phải công bố lại sản phẩm mỹ phẩm tại Cục quản lý dược.

Những trường hợp phải công bố lại mỹ phẩm nhập khẩu bao gồm:

– Thay đổi nhãn hàng sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu

– Thay đổi tên sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu

– Thay đổi công ty chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường chính là công ty đứng tên trên phiếu đăng ký công bố sản phẩm mỹ phẩm

– Thay đổi dạng sản phẩm trên phiếu công bố mỹ phẩm nhập khẩu

– Thay đổi mục đích sử dụng của mỹ phẩm nhập khẩu

– Thay đổi công thức tạo thành sản phẩm mỹ phẩm

– Thay đổi nhà sản xuất hoặc đóng gói (tên và/hoặc địa chỉ)

4. Có phải kiểm nghiệm mỹ phẩm trước khi nhập khẩu mỹ phẩm

Trước khi nhập khẩu mỹ phẩm công ty phải tiến hành thủ tục kiểm nghiệm mỹ phẩm bằng các kiểm nghiệm các chỉ tiêu của mỹ phẩm.

Vậy chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm gồm những gì:

– Phân nhóm chỉ tiêu kim loại nặng

Tổ chức phải tiến hành kiểm nghiệm chỉ tiêu kim loại nặng bao gồm các chỉ tiêu kim loại nặng sau:

+ Thủy ngân. Nồng độ tối đa cho phép có trong sản phẩm mỹ phẩm là 1/triệu (1ppm)

+ Asen. Nồng độ tối đa cho phép có trong sản phẩm mỹ phẩm là 5/triệu (5ppm)

+ Chì. Nồng độ tối đa cho phép có trong sản phẩm mỹ phẩm là 20/triệu (20ppm)

– Phân nhóm chỉ tiêu cảm quan

Chỉ tiêu cảm quan bao gồm các chỉ tiêu về trạng thái, màu sắc sản phẩm, mùi vị có thể cảm nhận được bằng giác quan.

– Phân nhóm chỉ tiêu vi sinh vật

Các chỉ tiêu vi sinh vật bao gồm:

+ P.aeruginosa.

+ S.aureus.

+ C.albicans

Việc kiểm nghiệm sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu này được thực hiện tại tổ chức đủ điều kiện và được cấp phép kiểm nghiệm mỹ phẩm theo đúng quy định pháp luật.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty phải có bảng kết quả kiểm nghiệm sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu lưu tại cửa hàng kinh doanh, trong trường hợp có các cơ quan chức năng thanh, kiểm tra hàng hóa công ty phải cung cấp các giấy tờ như: Phiếu công bố mỹ phẩm, Bảng thử nghiệm sản phẩm mỹ phẩm và các chứng từ mua hàng, nhập hàng vào Việt Nam.

5. Công ty cần chuẩn bị giấy tờ khi công bố mỹ phẩm

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ quyết định thành lập của công ty

– Văn bản ủy quyền của tổ chức sản xuất bên nước xuất khẩu hoặc chủ sở hữu của mỹ phẩm cho công ty đứng tên nhập khẩu, đứng tên công bố và chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm ra thị trường. Văn bản này phải đúng theo quy định theo pháp luật, Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Các nước được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên là:

+ Cộng hòa Afghanistan

+ Cộng hoà Dân chủ nhân dân Algeria

+ Cộng hòa Balan

+ Cộng hòa Bungaria

+ Cộng hòa Belarus

+ Vương quốc Cam-pu-chia

+ Cộng hòa Kazakhstan

+ Cộng hòa Cu-ba

+ Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên

+ Đài Loan (Trung Quốc)

+ Vương quốc Đan Mạch

+ Vương quốc Hà Lan

+ Cộng hòa Hungary

+ Cộng hòa I-rắc

+ Cộng hòa I-ta-li-a

+ CHDCND Lào

+ Mông Cổ

+ Liên bang Nga

+ ……………..

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu về Việt Nam.

– Bản công thức thành phần của các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và công dụng/mục đích sử dụng của mỹ phẩm.

6. Thủ tục quảng cáo mỹ phẩm nhập khẩu

Cũng như thủ tục công bố, mỹ phẩm là 1 trong những sản phẩm đặc biệt được quản lý bởi Bộ Y tế nên trước khi công ty muốn maketing, quảng cáo trên các phương tiện đại chúng …. Công ty phải tiến hành thủ tục xin giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm (giấy phép quảng cáo mỹ phẩm).

6.1. Trình tự các bước xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm

Bước 1. Trước khi lên kế hoạch về quảng cáo mỹ phẩm công ty phải tìm hiểu các quy định về quảng cáo mỹ phẩm như: nhưng nội dung nào bắt buộc khi quảng cáo, nội dung nào không được trong quảng cáo, các tài liệu chứng minh khi có hình ảnh diễn viên, nhãn hiệu…

Về quy định pháp luật quảng cáo mỹ phẩm công ty phải xem xét thật kỹ, nên công ty

Bước 2. Lên kế hoạch và nội dung dự kiến quảng cáo mỹ phẩm nhập khẩu

Bước 3. Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm nhập khẩu. Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo gồm:

– Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu

– Giấy đăng ký kinh doanh của công ty đứng tên xin giấy phép quảng cáo

– Văn bản ủy quyền trong trường hợp công ty xin giấy phép quảng cáo không phải công ty đứng tên trên phiếu công bố mỹ phẩm nhập khẩu.

– Maket dự kiến quảng cáo/ Kịch bản dự kiến quảng cáo

– TVC dự kiến quảng cáo của mỹ phẩm nhập khẩu

– Các giấy tờ kèm theo như: Giấy chứng minh về quyền sử dụng nhãn hiệu, hợp đồng diễn viên , tài liệu chứng minh các nội dung khác không có trong phiếu công bố …

Bước 4. Nộp hồ sơ đến Sở y tế nơi đặt trụ sở chính của công ty

Bước 5. Theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ và nộp sửa đổi bổ sung hoặc nhận Giấy phép quảng cáo do Sở y tế cấp phép.

Giấy phép quảng cáo mỹ phẩm nhập khẩu
Giấy phép quảng cáo mỹ phẩm nhập khẩu

6.2. Một số lưu ý khi xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm

– Mỹ phẩm phải được cấp phiếu công bố mỹ phẩm do Cục quản lý dược/Sở y tế cấp .

– Không quảng cáo mỹ phẩm gây nhầm lẫn là thuốc/thực phẩm bảo vệ sức khỏe

– Không dùng hình ảnh của người khác để quảng cáo trừ khi có hợp đồng hoặc văn bản đồng ý của chủ sở hữu hình ảnh đó

– Không được quảng cáo có tính chất so sánh mỹ phẩm này và mỹ phẩm khác

– Không được dùng hình ảnh bác sỹ hay lấy tên cơ quan nhà nước để quảng cáo mỹ phẩm

– Nội dung quảng cáo phải đúng với nội dung trên phiếu công bố mỹ phẩm

– Tên mỹ phẩm trên giấy phép quảng cáo phải đúng với tên mỹ phẩm trên phiếu công bố mỹ phẩm nhập khẩu

– Nội dung quảng cáo phải rõ ràng, kíc cỡ chữ vừa đủ để người tiêu dùng có thể đọc được

– Và rất nhiều các lưu ý khác, công ty có thể liên hệ đến văn phòng để được tư vấn chi tiết.


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay