Thủ tục giải quyết vi phạm về quảng cáo thực phẩm

Làm gì khi được thông báo vi phạm pháp luật quảng cáo thực phẩm chức năng?

Vào một ngày đẹp trời, khi đang bận rộn với các đơn hàng từ việc quảng cáo thì Doanh nghiệp nhận được một thông báo của cơ quan quản lý Nhà nước về việc Quảng cáo vi phạm trên website, trên báo trí, trên mạng xã hội..kèm theo đó là lịch mời lãnh đạo doanh nghiệp mang theo bản sao Đăng ký kinh doanh, Hồ sơ công bố, Giấy phép quảng cáo, Mẫu sản phẩm kèm bao bì lên làm việc. Bạn sẽ nghĩ gì và phải làm gì?

Bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ gợi mở giúp Quý vị nắm được các công việc cơ bản để giải quyết vụ việc theo trình tự các bước dưới đây:

Bước 1. Thu thập xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang quảng cáo bị cho là vi phạm, cụ thể:

– Sản phẩm đó ai sản xuất, ai đứng tên hồ sơ công bố, có giấy phép quảng cáo hay chưa? Ai đứng tên trên giấy phép quảng cáo sản phẩm.

– Tìm và coppy các đường dẫn (đường link) và các bài viết quảng cáo về sản phẩm trên báo chí (báo giấy và báo điện tử) các trang website, các trang mạng xã hội như Facebook, zalo., các trang mua bán trực tuyến.

– Xác định rõ các trang quảng cáo nào là của Công ty (trang chính thống) trang nào là của các Đại lý bán hàng, trang nào là của người thứ ba không liên quan hoặc thậm chí là đối thủ cạnh tranh.

– Kiểm tra đối chiếu thông tin quảng cáo với các thông tin về sản phẩm trong Hồ sơ công bố, về Giấy phép quảng cáo đã được phê duyệt. Trong đó đặc biệt chú ý đến các thông tin về: Tên sản phẩm thực phẩm Bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng; Về công dụng của sản phẩm, về các hình ảnh xuất, logo, nhãn hiệu xuất hiện trong quảng cáo, về nội dung khuyến cáo.. Và tập hợp ghi ra các nội dung có sự khác biệt giữa Công bố, Giấy phép quảng cáo với thông tin quảng cáo sản phẩm trên mạng, trên báo chí.

Bước 2. Tìm hiểu các quy định của pháp luật về quảng cáo và các mức xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến quảng cáo:

 Ở bước này, Doanh nghiệp có thể trực tiếp tìm đọc các Văn bản pháp luật có liên quan đến Quảng cáo và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo dưới đây:

a) Các văn bản pháp luật về quảng cáo gồm:

– Luật Quảng cáo năm 2012

– Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.

– Thông tư số 09/2015/TT-BYT ngày 25 tháng 05 năm 2015 của Bộ Y Tế Quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa;

– Luật An toàn thực phẩm năm 2010

b) Các Văn bản về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo gồm:

– Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, du lịch và Quảng cáo.

– Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017 của Chính Phủ Sửa đổi một số điều của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, du lịch và Quảng cáo.

– Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/09/2019 của Chính Phủ  Quy định xử phạt vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm.

Bước 3. Xác định chính xác từng hành vi vi phạm pháp luật quảng cáo và mức xử phạt vi phạm hành chính:

Trên cơ sở các quy định của pháp luật mà Quý vị đã tìm đọc, đối chiếu với từng hành vi vi đã được Quý vị tập hợp ghi ra (chính là các sự khác biệt) giữa Công bố, Giấy phép quảng cáo với thông tin quảng cáo sản phẩm trên mạng, trên báo chí mà Quý vị đã liệt kê ở bước 1. Quý vị sẽ xác định được mức độ xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền và các biện pháp khắc phục hậu quả đối với Quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm.

Lưu ý: Ở bước thứ ba này, Quý vị cần lưu ý:

– Mức xử phạt vi phạm hành chính áp dụng cho từng hành vi vi phạm chứ không phải là đánh đồng từng lần vi phạm.

Ví dụ:

Doanh nghiệp X, quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên báo điện tử, trên website, trên facebook. Qua kiểm tra, thanh tra cục An toàn thực phẩm phát hiện các sai phạm như sau:

+ Tên sản phẩm không đúng với hồ sơ Công bố.

+ Nội dung quảng cáo có sử dụng Thư cảm ơn của bệnh nhân.

+ Công dụng sản phẩm quảng cáo không đúng với công dụng sản phẩm tại hồ sơ công bố và tại Giấy phép quảng cáo đã được phê duyệt.

+ Doanh nghiệp X chỉ được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo bằng maket cứng, nhưng trên thực tế Doanh nghiệp X lại thực hiện quảng cáo bằng maket, bằng bài viết, quảng cáo bằng video (TVC).

Như vậy, trong trường hợp cụ thể này, Doanh nghiệp X đã có ít nhất 5 hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo. Tương ứng với từng hành vi sẽ có các mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP; Nghị định số 28/2017/NĐ-CP và Nghị định số 115/2018/NĐ-CP. Và tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính mà Doanh nghiệp X phải nộp là tổng số tiền của 5 hành vi vi phạm nói trên.

– Theo các văn bản trên, mức xử phạt vi phạm hành chính bằng Tiền đối với Cá nhân vi phạm tối đa là 100 triệu đồng một hành vi vi phạm, mức phạt đối với Tổ chức tối đa200 triệu đồng một hành vi vi phạm pháp luật quảng cáo.

Xem thêm Quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm thì bị xử phạt bao nhiêu tiền

ĐT TƯ VẤN  XÁC ĐỊNH HÀNH VI VÀ MỨC XỬ PHẠT VI PHẠM

0904 152 023 – 0865 28 58 28

Bước 4. Tự khắc phục đối với các quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm:

Trên cơ sở danh sách link các website có đăng bài viết, video quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm. Quý vị hãy thực hiện việc kiểm tra, rà soát lại. nếu

+ Các bài viết, video quảng cáo vi phạm xuất phát từ chính các website của Doanh nghiệp thì nên tiến hành gỡ bỏ hoặc sửa lại các nội dung quảng cáo không đúng thậm chí là tạm thời dừng hoạt động website để khắc phục sửa chữa.

+ Đối với các bài viết quảng cáo do đại lý, đại diện đưa lên nhằm bán hàng. Quý vị chủ động liên hệ với các bạn hàng, đối tác để yêu cầu gỡ bỏ hoặc sửa lại các nội dung quảng cáo không đúng thậm chí là yêu cầu tạm thời dừng hoạt động website để khắc phục sửa chữa.

+ Đối với các website không xác định được hay nói cách khác là Quý vị không biết ai đăng tải và không gỡ, không xóa, không sửa được. Hãy bình tĩnh, Quý vị hãy lập danh sách các trang quảng cáo này và tập hợp lại để giải quyết trong bước 5 dưới đây.

Bước 5. Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và nội dung giải trình lên làm việc với Cơ quan triệu tập theo đúng thời gian trong Thông báo:

Sau khi đã hoàn tất các công việc tìm hiểu, xác định từ Bước thứ 1 đến bước thứ 4 trên đây, Quý vị hãy chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu theo nội dung Thông báo. Thông thường các tài liệu sẽ bao gồm:

+ Bản sao Đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp;

+ Bản sao Hồ sơ công bố sản phẩm;

+ Bản sao Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được phê duyệt;

+ 01 bộ sản phẩm mẫu (kèm bao bì);

+ Bản sao Giấy tờ đăng ký nhãn hiệu, Đăng ký bản quyền (nếu liên quan đến nhãn hiệu hoặc liên quan đến bản quyền)

+ Bản sao Hợp đồng thuê diễn viên, thuê nhân vật hoặc Giấy đồng ý cho phép sử dụng hình ảnh nhân vật trong nội dung quảng cáo (nếu vi phạm về bản quyền, về nhãn hiệu, về kiểu dáng bao bì)

+ Bản gốc Giấy Ủy quyền (nếu người đi làm việc không phải là Đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp), nội dung Giấy ủy quyền phải ghi rõ họ tên chức danh và nội dung là lên làm việc với cơ quan triệu tập liên quan đến vi phạm pháp luật quảng cáo của Doanh nghiệp kèm theo bản sao CMND của người được Ủy quyền.

+ Bản giải trình của Doanh nghiệp về các vi phạm trong đó nêu rõ về tình trạng pháp lý hiện có của Doanh nghiệp: Như ĐKKD, Công bố số ngày tháng, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số, ngày tháng, các trang quảng cáo, hình thức quảng cáo. Các trang quảng cáo của Doanh nghiệp và đối tác, phương án tự khắc phục (gỡ bỏ, sửa chữa, tạm đóng website) các vướng mắc liên quan đến các quảng cáo tại các website không phải của Doanh nghiệp và Doanh nghiệp đã cố gắng liên hệ nhưng không gỡ, không xóa, không sửa được. Đồng thời đề nghị Cơ quan xử lý vi phạm xem xét hành vi chủ động khắc phục, sửa sai của Doanh nghiệp, xem xét các khó khăn của doanh nghiệp để  áp dụng mức xử phạt phù hợp thấu tình đạt lý.

Bước 6. Ký kết Biên bản làm việc xử lý vi phạm và gửi báo cáo giải trình về việc khắc phục các vi phạm pháp luật quảng cáo:

Kết thúc buổi làm việc sẽ là Biên bản làm việc được Đại diện của tổ chức, cá nhân vi phạm ký tên, đóng dấu. Biên bản làm việc sẽ thể hiện các vi phạm, nội dung xử phạt, hình thức xử phạt và số tiền xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả. Thông thường,

sau 3-5 ngày kể từ ngày ra biên bản, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ phải gửi Báo cáo về việc thực hiện việc khắc phục vi phạm.

Trên cơ sở biên bản làm việc, thông tin về việc xử lý vi phạm sẽ được đăng tải công khai trên website của Cục ATTP và trao đổi cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí để kịp thời phản ảnh về Thông tin sản phẩm vi phạm quảng cáo, thông tin về doanh nghiệp, địa chỉ website đang quảng cáo vi phạm.

Đối với các website các trang mạng xã hội nếu không gỡ các bải viết, video quảng cáo  vi phạm cơ quan xử lý sẽ có Văn bản đề nghị Bộ Thông tin truyền thông kiểm tra tên miền có đăng tải bài viết vi phạm pháp luật quảng cáo để gỡ bài hoặc đóng tên miền.

Trên đây, Luật Bạch Minh đã trình bày khá chi tiết các công việc mà Quý vị cần thực hiện khi nhận được Thông báo rằng Quý vị đã vi phạm pháp luật về quảng cáo. Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn và cử Luật sư làm người đại diện doanh nghiệp trực tiếp tham gia giải quyết các vi phạm về quảng cáo. Chúng tôi sẽ nghiên cứu toàn bộ vụ việc và có phương án tư vấn tối ưu nhất gửi cho Quý vị.

Mọi thắc mắc hoặc các yêu cầu tư vấn về pháp luật quảng cáo, về xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, về cách thức trình tự giải quyết vi phạm pháp luật quảng cáo xin Quý vị liên hệ với Luật sư của Chúng tôi:

Điện thoại luật sư tư vấn :  0904 152 023 – 0865 28 58 28


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại TP Hà Nội

Mobile: 0904152023

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh

Mobile: 0865 285828

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Chat với Luật Sư
Chat ngay