Chứng nhận văn bằng nước ngoài

Chứng nhận văn bằng nước ngoài là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt nam Công nhận một Văn bằng do cơ sở giáo dục của nước ngoài cấp cho người học để xác định trình độ đào tạo của văn bằng nước ngoài tương đương với trình độ đào tạo theo Quy đinh của Việt Nam. Thông qua việc xác định trình độ, Tổ chức, doanh nghiệp  sẽ có cơ sở đánh giá trình độ của nhân sự trong các trường hợp tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc chứng nhận được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân và phải tuân theo các thủ tục, trình tự và các bước. Nhằm cung cấp thông tin và hướng dẫn đầy đủ về điều kiện, hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền chứng nhận văn bằng nước ngoài Luật Bạch Minh có bài viết hướng dẫn dưới đây:

Mục lục bài viết

1. Cơ sở pháp lý liên quan đến việc Chứng nhận văn bằng nước ngoài

– Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/06/2019;

– Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/04/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

– Thông tư số 164/2016/TT-BTC ngày 25/10/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác minh giấy tờ, tài liệu để công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục của nước ngoài cấp cho người Việt Nam.

2. Các điều luật cụ thể về Chứng nhận văn bằng nước ngoài:

Điều 109 Luật Giáo dục năm 2019 quy định:

“109. Công nhận văn bằng nước ngoài

1. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận để sử dụng tại Việt Nam trong trường hợp sau đây:

a) Văn bằng do cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài cấp cho người học sau khi hoàn thành chương trình giáo dục bảo đảm chất lượng theo quy định của nước cấp bằng và được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó công nhận;

b) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại nước khác nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính cấp cho ngườhọc, được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của 02 nước cho phép mở phân hiệu hoặc thực hiện hợp tác, liên kết đào tạo và đáp ứng quy định tại điểma khoản này;

c) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam cấp, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định về hợp tác, đầu tư về giáo dục do Chính phủ ban hành, theo phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền và đáp ứng quy định tại điểm a khoản này…

Việc công nhận văn bằng giáo dục nghề nghiệp do nước ngoài cấp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Thông tư số 13/2021 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định:

“Điều 2. Công nhận văn bằng

Công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam (sau đây gọi là công nhận văn bằng) là việc công nhận trình độ của người học được ghi trên văn bằng theo hệ thống giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính và xác định mức độ tương đương với trình độ đào tạo quy định tại Khung trình độ Quốc gia Việt Nam.”

3. Có bắt buộc phải Chứng nhận mọi Văn bằng nước ngoài không?

Như đã nói ở trên, Việc chứng nhận văn bằng nước ngoài tại Việt Nam không phải là một yêu cầu bắt buộc của Bộ Giáo dục. Bộ giáo dục và Đào tạo chỉ thực hiện việc chứng nhận/công nhân theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng lao động, hoặc nhu cầu cá nhân người được cấp Văn bằng.

4. Có phải mọi văn bằng nước ngoài đều được chứng nhận, công nhận

Không phải mọi Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp đều được Công nhận tại Việt Nam.

Theo đó, chỉ các Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp đáp ứng các điều kiện quy định mới được cấp giấy chứng nhận để  Công nhận văn bằng, ngược lại nếu Văn bằng nước ngoài cấp cho người học không đủ điều kiện sẽ bị Bộ giáo dục và Đào tạo từ chối chứng nhận.

Chứng nhận văn bằng nước ngoài
Chứng nhận văn bằng nước ngoài

5. Các trường hợp được miễn chứng nhận văn bằng nước ngoài:

5.1 Theo quy định, các Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học được công nhận để sử dụng tại Việt Nam mà không phải thực hiện thủ tục công nhận văn bằng gồm:

– Văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của hiệp định, thỏa thuận về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.

– Văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học được Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi học bằng ngân sách Nhà nước;

– Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ thời điểm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018) có hiệu lực thi hành.

5.2 Yêu cầu để được miễn công nhận văn bằng nước ngoài:

Để được miễn công nhận, các Văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài nêu tại Mục 3.1 phải đáp ứng các yêu cầu sau:

– Tên văn bằng phù hợp với quy định về văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam;

– Thời gian đào tạo và điều kiện tuyển sinh phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

–  Đào tạo theo hình thức trực tiếp hoặc đào tạo theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến mà thời lượng giảng dạy trực tuyến không quá 30% tổng thời lượng của chương trình.

Lưu ý: Việc miễn thực hiện thủ tục công nhận văn bằng không bao gồm việc xác thực văn bằng. Cơ quan, tổ chức hoặc người sử dụng lao động chịu trách nhiệm xác thực văn bằng trong trường hợp cần thiết.

6. Các điều kiện để được Chứng nhận văn bằng nước ngoài:

Các điều kiện để Bộ Giáo dục và đào tạo cấp Giấy chứng nhận để công nhận Văn bằng nước ngoài được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư số 13 năm 2021 của Bộ Giáo dục và đào tạo:

1. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học được công nhận khi chương trình giáo dục có thời gian học, nghiên cứu phù hợp với Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam và đáp ứng một trong hai điều kiện sau:

a) Chương trình giáo dục được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng tương ứng với hình thức đào tạo;

b) Cơ sở giáo dục nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính cho phép đào tạo, cấp bằng hoặc đã được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng.

2. Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động tại nước khác nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính (bao gồm cả Việt Nam) được công nhận khi cơ sở giáo dục đó được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của hai nước cho phép mở phân hiệu, cho phép đào tạo hoặc phê duyệt việc hợp tác, liên kết đào tạo; thực hiện hoạt động đào tạo theo giấy phép đồng thời đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến được công nhận khi đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và một trong hai điều kiện sau:

a) Chương trình đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo tại Việt Nam khi người học lưu trú và học tập tại Việt Nam;

b) Chương trình đào tạo được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi tổ chức đào tạo cấp phép khi người học lưu trú và học tập tại nước đó.

7. Hồ sơ chứng nhận văn bằng nước ngoài cấp theo hình thức Liên kết đào tạo hoặc cơ sở giáo dục nước ngoài cho Chi nhánh tại Việt Nam:

7.1. Danh mục hồ sơ chứng nhận văn bằng Cử nhân theo hình thức Liên kết đào tạo ..:

(i) Đơn đề nghị công nhận văn bằng theo Mẫu tại Phụ lục I, ban hành kèm theo Thông tư số 13 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tại. (Yêu cầu Người đề nghị công nhận tiến hành khai thông tin vào Tờ khai điện tử, sau khi hoàn thành thì tải Tờ khai, in đơn và ký tên);

 (ii) Văn bằng Đại học xin công nhận (Yêu cầu 01 bản được dịch công chứng sang tiếng Việt. Nếu văn bằng do Trung Quốc cấp cần nộp 01 bản dịch công chứng học vị);

(iii) Bảng điểm theo bằng (Yêu cầu 01 bản dịch công chứng sang tiếng Việt). Trong trường hợp học liên thông hoặc chuyển tiếp vào trình độ đại học phải có minh chứng bằng và bảng điểm bậc dưới;

(iv) Phụ lục Văn bằng (nếu có). (yêu cầu 01 bản dịch công chứng sang tiếng Việt phụ lục văn bằng); 

(v) 01 bản dịch công chứng chứng chỉ ngoại ngữ theo yêu cầu của chương trình liên kết đào tạo (Chứng chỉ được chấp nhận: IELTS; TOEFL ITP hoặc TOEFL iBT của các tổ chức đã đăng ký tổ chức thi và cấp chứng chỉ tại Việt Nam; hoặc chứng chỉ ngoại ngữ Bậc 4 trở lên của đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo quy định tại Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29/9/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.)

(vi) Minh chứng nếu có thời gian học tập tại nước ngoài như:

– Hộ chiếu bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu (khi nộp trực tiếp) hoặc bản sao công chứng hộ chiếu minh chứng thời gian học tập tại nước ngoài hoặc

– Quyết định cử đi học và quyết định tiếp nhận của cơ quan có thẩm quyền;

Lưu ý: Đối với những trường hợp không còn hộ chiếu để chứng minh thời gian học tập tại nước ngoài, người đề nghị cần khai đầy đủ thông tin xác minh theo mẫu gửi Trung tâm Công nhận văn bằng (VN-NARIC) kèm hồ sơ để phục vụ trong quá trình thẩm định.

(vii) Giấy xác nhận hoặc công văn xác nhận theo học và hoàn thành chương trình liên kết đào tạo do cơ sở giáo dục Việt Nam cấp (người nộp hồ sơ vui lòng xin cơ sở giáo dục Việt Nam giấy xác nhận này, vì nếu Cục Quản lý chất lượng gửi công văn sẽ mất thêm thời gian chờ đơn vị trả lời)

7.2 Danh mục hồ sơ chứng nhận văn bằng Thạc sĩ theo hình thức Liên kết đào ..:

(i) Đơn đề nghị công nhận văn bằng theo Mẫu tại Phụ lục I, ban hành kèm theo Thông tư số 13 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tại. (Yêu cầu Người đề nghị công nhận tiến hành khai thông tin vào Tờ khai điện tử, sau khi hoàn thành thì tải Tờ khai, in đơn và ký tên);

(ii) Văn bằng Thạc sĩ xin công nhận (Yêu cầu 01 bản được dịch công chứng sang tiếng Việt. Nếu văn bằng do Trung Quốc cấp cần nộp 01 bản dịch công chứng học vị);

(iii) Bảng điểm theo bằng (Yêu cầu 01 bản dịch công chứng sang tiếng Việt);

(iv) Phụ lục Văn bằng Thạc sĩ (nếu có). (yêu cầu 01 bản dịch công chứng sang tiếng Việt phụ lục văn bằng); 

(v) 01 bản sao chứng chỉ ngoại ngữ theo yêu cầu của chương trình liên kết đào tạo, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực (Chứng chỉ được chấp nhận: IELTS; TOEFL ITP hoặc TOEFL iBT của các tổ chức đã đăng ký tổ chức thi và cấp chứng chỉ tại Việt Nam; hoặc chứng chỉ ngoại ngữ Bậc 4 trở lên của đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo quy định tại Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29/9/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.)

(vi) Các văn bản thể hiện tính hợp pháp của văn bằng đại học trước khi học Thạc sĩ, gồm:

– 01 bản sao công chứng văn bằng đại học (nếu do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt);

– 01 bản sao công chứng kết quả quá trình học tập đại học (nếu do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt).

(vi) Minh chứng nếu có thời gian học tập tại nước ngoài như:

– Hộ chiếu bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu (khi nộp trực tiếp) hoặc bản sao công chứng hộ chiếu minh chứng thời gian học tập tại nước ngoài hoặc

– Quyết định cử đi học và quyết định tiếp nhận của cơ quan có thẩm quyền;

(vii) Giấy xác nhận hoặc công văn xác nhận theo học và hoàn thành chương trình liên kết đào tạo do cơ sở giáo dục Việt Nam cấp (người nộp hồ sơ vui lòng xin cơ sở giáo dục Việt Nam giấy xác nhận này, vì nếu Cục Quản lý chất lượng gửi công văn sẽ mất thêm thời gian chờ đơn vị trả lời)

7.3 Danh mục hồ sơ chứng nhận văn bằng Tiến sĩ theo hình thức Liên kết đào tạo ..:

(i) Đơn đề nghị công nhận văn bằng theo Mẫu tại Phụ lục I, ban hành kèm theo Thông tư số 13 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tại. (Yêu cầu Người đề nghị công nhận tiến hành khai thông tin vào Tờ khai điện tử sau khi hoàn thành thì tải Tờ khai, in đơn và ký tên);

(ii) Văn bằng Tiến sĩ xin công nhận (Yêu cầu 01 bản được dịch công chứng sang tiếng Việt. Nếu văn bằng do Trung Quốc cấp cần nộp 01 bản dịch công chứng học vị);

(iii) Bảng điểm theo bằng (Yêu cầu 01 bản dịch công chứng sang tiếng Việt);

(iv) Phụ lục Văn bằng (nếu có). (yêu cầu 01 bản dịch công chứng sang tiếng Việt phụ lục văn bằng); 

(v) 01 bản sao chứng chỉ ngoại ngữ theo yêu cầu của chương trình liên kết đào tạo, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực (Chứng chỉ được chấp nhận: IELTS; TOEFL ITP hoặc TOEFL iBT của các tổ chức đã đăng ký tổ chức thi và cấp chứng chỉ tại Việt Nam; hoặc chứng chỉ ngoại ngữ Bậc 4 trở lên của đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo quy định tại Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29/9/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam);

(vi) Các văn bản thể hiện tính hợp pháp về trình độ học vấn đầu vào trước khi học Tiến sĩ, gồm:

– 01 bản sao văn bằng Thạc sĩ (nếu do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

– 01 bản sao kết quả học tập Thạc sĩ (nếu do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

– 01 bản sao văn bằng Đại học (nếu do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

– 01 bản sao kết quả học tập Đại học (nếu do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

Lưu ý: Đối với một số trường hợp cụ thể, theo Quy chế tuyển sinh của nước cấp bằng, có thể học thẳng từ chương trình kỹ sư/bác sĩ, hoặc đại học kết quả loại giỏi…. vào thẳng chương trình nghiên cứu sinh.

(vi) Minh chứng về Luận án tiến sĩ được đăng tải trên website của Thư viện nước sở tại hoặc thư viện của cơ sở giáo dục cấp bằng (đường link); Minh chứng về các bài báo khoa học quốc tế được đăng trên mạng (nếu có, chỉ cần gửi các đường link).

(vii) Các chứng cứ chứng minh thời gian học tập tại nước ngoài như:

– Hộ chiếu bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu (khi nộp trực tiếp) hoặc bản sao công chứng hộ chiếu minh chứng thời gian học tập tại nước ngoài hoặc

– Quyết định cử đi học và quyết định tiếp nhận của cơ quan có thẩm quyền.

8. Hồ sơ chứng nhận văn bằng nước ngoài theo hình thức Du học:

8.1. Danh mục hồ sơ chứng nhận văn bằng Cử nhân Du học:

(i) Đơn đề nghị công nhận văn bằng theo Mẫu tại Phụ lục I, ban hành kèm theo Thông tư số 13 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tại. (Yêu cầu Người đề nghị công nhận tiến hành khai thông tin vào Tờ khai điện tử, sau khi hoàn thành thì tải Tờ khai, in đơn và ký tên);

(ii) Văn bằng Đại học xin công nhận (Yêu cầu 01 bản được dịch công chứng sang tiếng Việt. Nếu văn bằng do Trung Quốc cấp cần nộp 01 bản dịch công chứng học vị);

(iii) Bảng điểm theo bằng (Yêu cầu 01 bản dịch công chứng sang tiếng Việt). Trong trường hợp học liên thông hoặc chuyển tiếp vào trình độ đại học phải có minh chứng bằng và bảng điểm bậc dưới;

(iv) Phụ lục Văn bằng (nếu có). (yêu cầu 01 bản dịch công chứng sang tiếng Việt phụ lục văn bằng); 

(v) Các chứng cứ chứng minh thời gian học tập tại nước ngoài như:

– Hộ chiếu bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu (khi nộp trực tiếp) hoặc bản sao công chứng hộ chiếu minh chứng thời gian học tập tại nước ngoài hoặc

– Quyết định cử đi học và quyết định tiếp nhận của cơ quan có thẩm quyền;

Lưu ý: Đối với những trường hợp không còn hộ chiếu để chứng minh thời gian học tập tại nước ngoài, người đề nghị cần khai đầy đủ thông tin xác minh theo mẫu gửi Trung tâm Công nhận văn bằng (VN-NARIC) kèm hồ sơ để phục vụ trong quá trình thẩm định.

8.2 Danh mục hồ sơ chứng nhận văn bằng Thạc sĩ Du học:

(i) Đơn đề nghị công nhận văn bằng theo Mẫu tại Phụ lục I, ban hành kèm theo Thông tư số 13 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tại. (Yêu cầu Người đề nghị công nhận tiến hành khai thông tin vào Tờ khai điện tử, sau khi hoàn thành thì tải Tờ khai, in đơn và ký tên);

 (ii) Văn bằng Thạc sĩ xin công nhận (Yêu cầu 01 bản được dịch công chứng sang tiếng Việt. Nếu văn bằng do Trung Quốc cấp cần nộp 01 bản dịch công chứng học vị);

(iii) Bảng điểm theo bằng (Yêu cầu 01 bản dịch công chứng sang tiếng Việt);

(iv) Phụ lục Văn bằng (nếu có). (yêu cầu 01 bản dịch công chứng sang tiếng Việt phụ lục văn bằng); 

(v) Các văn bản thể hiện tính hợp pháp của văn bằng đại học trước khi học Thạc sĩ, gồm:

– 01 bản sao công chứng văn bằng đại học (nếu do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt);

– 01 bản sao công chứng kết quả quá trình học tập đại học (nếu do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt).

(vi) Các chứng cứ chứng minh thời gian học tập tại nước ngoài như:

– Hộ chiếu bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu (khi nộp trực tiếp) hoặc bản sao công chứng hộ chiếu minh chứng thời gian học tập tại nước ngoài hoặc

– Quyết định cử đi học và quyết định tiếp nhận của cơ quan có thẩm quyền;

Lưu ý: Đối với những trường hợp không còn hộ chiếu để chứng minh thời gian học tập tại nước ngoài, người đề nghị cần khai đầy đủ thông tin xác minh theo mẫu gửi Trung tâm Công nhận văn bằng (VN-NARIC) kèm hồ sơ để phục vụ trong quá trình thẩm định.

8.3 Danh mục hồ sơ chứng nhận văn bằng Tiến sĩ Du học:

(i) Đơn đề nghị công nhận văn bằng theo Mẫu tại Phụ lục I, ban hành kèm theo Thông tư số 13 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tại. (Yêu cầu Người đề nghị công nhận tiến hành khai thông tin vào Tờ khai điện tử, sau khi hoàn thành thì tải Tờ khai, in đơn và ký tên);

 (ii) Văn bằng Tiến sĩ xin công nhận (Yêu cầu 01 bản được dịch công chứng sang tiếng Việt. Nếu văn bằng do Trung Quốc cấp cần nộp 01 bản dịch công chứng học vị);

(iii) Bảng điểm theo bằng (Yêu cầu 01 bản dịch công chứng sang tiếng Việt);

(iv) Phụ lục Văn bằng (nếu có). (yêu cầu 01 bản dịch công chứng sang tiếng Việt phụ lục văn bằng); 

(v) Các văn bản thể hiện tính hợp pháp về trình độ học vấn đầu vào trước khi học Tiến sĩ, gồm:

– 01 bản sao văn bằng Thạc sĩ (nếu do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

– 01 bản sao kết quả học tập Thạc sĩ (nếu do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

– 01 bản sao văn bằng Đại học (nếu do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

– 01 bản sao kết quả học tập Đại học (nếu do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

Lưu ý: Đối với một số trường hợp cụ thể, theo Quy chế tuyển sinh của nước cấp bằng, có thể học thẳng từ chương trình kỹ sư/bác sĩ, hoặc đại học kết quả loại giỏi…. vào thẳng chương trình nghiên cứu sinh.

(vi) Minh chứng về Luận án tiến sĩ được đăng tải trên website của Thư viện nước sở tại hoặc thư viện của cơ sở giáo dục cấp bằng (đường link); Minh chứng về các bài báo khoa học quốc tế được đăng trên mạng (nếu có, chỉ cần gửi các đường link).

(vii) Các chứng cứ chứng minh thời gian học tập tại nước ngoài như:

– Hộ chiếu bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu (khi nộp trực tiếp) hoặc bản sao công chứng hộ chiếu minh chứng thời gian học tập tại nước ngoài hoặc

– Quyết định cử đi học và quyết định tiếp nhận của cơ quan có thẩm quyền;

Lưu ý: Đối với những trường hợp không còn hộ chiếu để chứng minh thời gian học tập tại nước ngoài, người đề nghị cần khai đầy đủ thông tin xác minh theo mẫu gửi Trung tâm Công nhận văn bằng (VN-NARIC) kèm hồ sơ để phục vụ trong quá trình thẩm định.

9. Thủ tục các bước chứng nhận văn bằng nước ngoài tại Việt Nam:

Bước 1: Đăng ký tài khoản tại trang Dịch vụ công của Bộ giáo dục và đào tạo tại trang https://dichvucong.moet.gov.vn/web/guest/home

Bước 2: Khai đầy đủ thông tin trên tờ khai điện tử ( khai xong tải Tờ khai về in và ký tên)

Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ xin công nhận. Danh mục hồ sơ được liệt kê từng trường hợp cụ thể ở mục (7) và (8) trên đây.

Bước 4: Nộp phí

Bước 5: Nộp hồ sơ

Bước 6: Nhận kết quả

Sau 20 ngày làm việc, Trung tâm Công nhận văn bằng – Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ gửi email thông báo cho người có văn bằng nhận kết quả (Giấy công nhận hoặc Công văn trả lời nếu chưa/không được công nhận) theo một trong hai cách sau:

– Cách 1: Nhận kết quả trực tiếp

Người có văn bằng hoặc người được Uỷ quyền đến Trung tâm Công nhận văn bằng nhận Văn bằng vào tất cả các ngày trong tuần, trừ ngày nghỉ và ngày lễ theo quy định. Nhớ mang theo giấy tờ tùy thân là Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu.

– Cách 2: Nhận kết quả qua bưu điện

Người có văn bằng trả lời email báo kết quả, đề nghị Trung tâm Công nhận văn bằng gửi chuyển phát nhanh đảm bảo kèm theo việc xác nhận địa chỉ, số điện thoại người nhận kết quả. Trung tâm Công nhận văn bằng sẽ gửi ngay sau khi nhận được yêu cầu và phí dịch vụ do người có văn bằng chi trả.

Để nhận kết quả qua đường chuyển phát nhanh đảm bảo, người yêu cầu phải trả thêm khoản phí chuyển phát là: 50.000 đồng/hồ sơ.

10. P, lệ phí xin chứng nhận Văn bằng:

Căn cứ Thông tư số 164/2016/TT-BTC ngày 25/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác minh giấy tờ, tài liệu để công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam. Mức thu phí xác minh giấy tờ, tài liệu để công nhận văn bằng như sau:

– Phí xác minh để công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam cấp (bao gồm cả chương trình liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp bằng) là 250.000 đồng/văn bằng;

– Phí xác minh để công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài hợp pháp cấp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ở nước ngoài là 500.000 đồng/văn bằng.

Ngoài khoản phí  xác minh nói trên, trong trường hợp người đề nghị công nhận phải trả thêm phí Chuyển phát kết quả nếu yêu cầu nhận kết quả qua bưu điện, phí xác minh  và phí xác nhận hình thức đào tạo nếu cơ sở đào tại nước ngoài không gửi thư cho Trung tâm Công nhận văn bằng để xác thực hình thức đào tạo đối với người được cấp văn bằng.

10. Mẫu Giấy chứng nhận văn bằng nước ngoài

Mẫu giấy công nhận Văn bằng nước ngoài
Mẫu giấy công nhận Văn bằng nước ngoài

11. Dịch vụ tư vấn lập hồ sơ xin chứng nhận văn bằng nước ngoài.

Liên quan đến yêu cầu Công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho công dân Việt Nam. Luật Bạch Minh cung cấp dịch vụ sau:

– Tư vấn các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến thủ tục công nhận Văn bằng;

– Hỗ trợ khách hàng đăng ký tải khoản và hỗ trợ khai thông tin vào tờ khai đề nghị công nhận Văn bằng

-Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Trung tâm công nhận Văn bằng và theo dõi quá trình giải quyết;

– Đại diện khách hàng nhận kết quả và bàn giao trả lại cho khách hàng

Mọi yêu cầu tư vấn và Báo giá về dịch vụ xin chứng nhận để công nhận Văn bằng xin Quý khách vui lòng liên hệ

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

– Trụ sở chính: Số 26, Ngõ ½, đường Vũ Trọng Khánh, KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

– Điện thoại: 0243.7756817 – Zalo/viber: 0904 152 023

– VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

– Điện thoại/Zalo: 0865 28 58 28

– Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo phí qua Emailluatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại TP Hà Nội

Mobile: 0904152023

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh

Mobile: 0865 285828

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Chat với Luật Sư
Chat ngay