Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Thực phẩm là mặt hàng hóa thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống, xã hội càng ngày càng phát triển nhu cầu con người cũng thay đổi lựa chọn những thực phẩm tốt nhất. Vì vậy, lĩnh vực kinh doanh thực phẩm sạch, thực phẩm đặc sản đang là một lĩnh vực được phát triển mạnh mẽ.

Theo quy định ngành nghề kinh doanh thực phẩm là ngành nghề yêu cầu bắt buộc phải thành lập hộ kinh doanh hoặc công ty. Hiểu được những khó khăn của doanh nghiệp khi mới bắt đầu tiến hành thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm. Luật Bạch Minh.

1. Điều kiện công ty kinh doanh thực phẩm

1.1. Điều kiện về cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

  • Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Nguồn nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Có đủ trang thiết bị phù hợp phục vụ chế biến, xử lý, đóng gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm; trang thiết bị và dung cụ khử trùng, sát trùng, chống côn trùng và động vật gây hại;
  • Có hệ thống xử lý chất thải;
  • Lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

1.2. Điều kiện về bảo quản thực phẩm:

  • Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng;
  • Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng.
  • Có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm.

1.3. Điều kiện về vận chuyển thực phẩm:

  • Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
  • Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển;
  • Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại như vậy có thể dẫn đến việc gây nhiễm chéo giữa hàng hóa độc hại lây cho thực phẩm và ảnh hưởng đến thực phẩm
Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm
Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

2. Ngành nghề công ty kinh doanh thực phẩm

2.1. Danh sách ngành nghề về chế biến thực phẩm

– Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt: Các hoạt động chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt

– Giết mổ gia súc, gia cầm: Hoạt động giết mổ bao gồm giết, mổ, đóng gói, bảo quản thịt: trâu, bò, lợn, cừu, dê, ngựa, thỏ, các loại gia cầm, lạc đà…; Hoạt động giết mổ cá voi trên đất liền hoặc trên tàu thuyền chuyên dùng.

– Chế biến và bảo quản thịt:

+ Sản xuất thịt tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, thịt tươi dạng nguyên con; Sản xuất thịt tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, thịt tươi dạng pha miếng;

+ Sản xuất thịt tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, thịt tươi dạng từng phần riêng; Hoạt động chế biến cá voi trên đất liền hoặc trên tàu thuyền chuyên dùng;

+ Sản xuất da sống và lông thú bắt nguồn từ hoạt động giết mổ kể cả từ những người buôn bán da lông thú; Chế biến mỡ động vật;

+ Chế biến lục phủ ngũ tạng động vật; Sản xuất lông vũ.

– Chế biến và bảo quản các sản phẩm từ thịt: Sản xuất thịt sấy khô, hun khói, ướp muối; Sản xuất sản phẩm thịt gồm: Xúc xích, pate, thịt dăm bông.

Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản:

+ Chế biến và bảo quản cá, tôm, của và loài thân mềm; làm lạnh, sấy khô, hun khói, ướp muối, ngâm trong nước muối, đóng gói…

+ Sản xuất các sản phẩm cá, tôm cua và các loài động vật thân mềm; cá nấu chín, cá khúc, cá rán, trứng cá muối, phụ phẩm trứng cá muối…

+ Sản xuất các thức ăn cho người hoặc súc vật từ cá; Sản xuất các thức ăn từ cá và các động vật sống dưới nước khác không dùng cho người.

– Hoạt động của các tàu tham gia việc chế biến, bảo quản cá; Chế biến rong biển.

– Chế biến và bảo quản thủy sản đông lạnh: Chế biến thực phẩm chủ yếu là thủy sản đông lạnh; Bảo quản thủy sản chủ yếu bằng phương pháp đông lạnh

– Chế biến và bảo quản thủy sản khô

– Sản xuất nước ép từ rau quả: Sản xuất nước ép không cô đặc từ các loại rau và quả, không lên men và không chứa cồn; Sản xuất nước ép hỗn hợp từ rau và quả.

– Chế biến và bảo quản rau quả khác:

+ Chế biến thực phẩm chủ yếu là rau quả, trừ các thức ăn đã chế biến sẵn để lạnh; Bảo quản rau, quả, hạt bằng phương pháp đông lạnh, sấy khô, ngâm dầu,…

+ Chế biến thức ăn từ rau quả; Chế biến mứt rau quả;

+ Chế biến mứt sệt, mứt đóng khuôn và mứt dạng nước (thạch hoa quả);

+ Chế biến và bảo quản khoai tây như: chế biến khoai tây làm lạnh; chế biến khoai tây nghiền làm khô; chế biến khoai tây rán;

+ Chế biến khoai tây giòn và chế biến bột khoai tây; Rang các loại hạt; Chế biến thức ăn từ hạt và thức ăn sệt, Bóc vỏ khoai tây;

+ Bóc vỏ hạt điều, bóc vỏ đậu phộng; Sản xuất giá sống; Chế biến các thực phẩm cô đặc từ rau quả tươi;

– Sản xuất thực phẩm từ rau quả dễ hỏng làm sẵn như: sa lát, rau đã cắt hoặc gọt, đậu để đông.

– Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột: Sản xuất tinh bột từ gạo, khoai tây, ngô… Sản xuất bột ngô ướt; Sản xuất đường glucô, mật ong nhân tạo, inulin… Sản xuất glutein; Sản xuất bột sắn và các sản phẩm phụ của sắn; Sản xuất dầu ngô.

– Sản xuất các loại bánh từ bột như:

+ Sản xuất bánh ngọt khô hoặc làm lạnh, bánh tươi;

+ Sản xuất bánh mỳ dạng ổ bánh mỳ;

+ Sản xuất bánh nướng, bánh ngọt, bánh pate, bánh nhân hoa quả…

+ Sản xuất bánh quy và các loại bánh ngọt khô khác;

+ Sản xuất sản phẩm ăn nhẹ (bánh bao, bánh ròn, bánh quy cây…) mặn hoặc ngọt; Sản xuất bánh bắp; Sản xuất bánh phồng tôm;

+ Sản xuất bánh ngọt làm lạnh: bánh mềm, bánh cuộn, bánh quế.

– Sản xuất đường:

+ Sản xuất đường (sucrose), mật mía, đường củ cải và đường khác từ các cây khác có đường. Tinh lọc đường thô thành đường tinh luyện (RE).

+ Sản xuất xi rô, mật nước tinh lọc được làm từ đường mía hoặc đường từ các cây khác có đường như đường củ cải, đường từ cây thích, đường từ cây thốt nốt;

+ Sản xuất đường dạng lỏng; Sản xuất mật đường.

– Sản xuất ca cao, sôcôla và bánh kẹo:

+ Sản xuất ca cao, dầu ca cao, bơ ca cao, mỡ ca cao;

+ Sản xuất sôcôla và kẹo sôcôla; Sản xuất kẹo: kẹo cứng, sôcôla trắng, kẹo cao su, kẹo nu ga, kẹo mềm; Sản xuất kẹo gôm;

+ Ngâm tẩm đường cho quả, hạt cây và các bộ phận của cây;

+ Sản xuất kẹo có mùi thơm, kẹo dạng viên.

– Sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự: Sản xuất mì như mỳ ống, mỳ sợi kể cả đã được nấu, nhồi hoặc chưa; Sản xuất bột mỳ (nấu với thịt); Sản xuất mỳ đông lạnh hoặc mỳ đóng gói.

– Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thịt: Sản xuất món ăn sẵn từ thịt (bao gồm thịt đóng hộp và thức ăn chuẩn bị sẵn trong các đồ đựng chân không).

– Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thủy sản: Sản xuất các món ăn sẵn từ thủy sản (bao gồm thủy sản đóng hộp và thức ăn chuẩn bị sẵn trong các đồ đựng chân không).

– Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn khác: Sản xuất các thức ăn sẵn khác (phục vụ bữa trưa, bữa tối); Sản xuất món ăn từ rau; Sản xuất bánh pizza dạng đông lạnh.

Sản xuất chè: Trộn chè và chất phụ gia; Sản xuất chiết xuất và chế phẩm từ chè hoặc đồ pha kèm.

– Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu:

+ Sản xuất súp và nước xuýt;

+ Sản xuất thực phẩm đặc biệt như: Đồ ăn dinh dưỡng, sữa và các thực phẩm dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ nhỏ, thực phẩm có chứa thành phần hoóc môn;

+ Sản xuất gia vị, nước chấm, nước sốt như sốt madonnê, bột mù tạt và mù tạt; Sản xuất dấm; Sản xuất mật ong nhân tạo và kẹo;

+ Sản xuất thực phẩm chế biến sẵn dễ hỏng như: Bánh sandwich, bánh pizza tươi.

+ Sản xuất các loại trà dược thảo (bạc hà, cỏ roi ngựa, cúc la mã)

+ Sản xuất men bia;

+ Sản xuất nước cốt và nước ép từ thịt, cá, tôm, cua, động vật thân mềm;

+ Sản xuất sữa tách bơ và bơ; Sản xuất các sản phẩm trứng, albumin trứng;

+ Sản xuất muối thanh từ muối mua, bao gồm muối trộn i ốt; Sản xuất các sản phẩm cô đặc nhân tạo; Sơ chế, làm sạch, sấy khô tổ yến;

+ Sản xuất thực phẩm chức năng.

– Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản:

+ Sản xuất đồ ăn sẵn cho vật nuôi kiểng, bao gồm chó, mèo, chim, cá, v.v…

+ Sản xuất đồ ăn sẵn cho động vật trang trại, bao gồm thức ăn cô đặc và thức ăn bổ sung;

+ Chuẩn bị thức ăn nguyên chất cho gia súc nông trại.

– Xử lý phế phẩm của giết mổ gia súc để chế biến thức ăn gia súc.

2.2. Danh sách ngành nghề kinh doanh thực phẩm

– Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt:

+ Bán buôn thịt gia súc, gia cầm tươi, đông lạnh, sơ chế;

+ Bán buôn các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, nội tạng dạng thịt từ gia súc, gia cầm.

–  Bán buôn thủy sản: Bán buôn thủy sản tươi, đông lạnh và chế biến như cá, động vật giáp xác (tôm, cua…), động vật thân mềm (mực, bạch tuộc…), động vật không xương sống khác sống dưới nước.

– Bán buôn rau, quả: Bán buôn các loại rau, củ, tươi, đông lạnh và chế biến, nước rau ép; Bán buôn quả tươi, đông lạnh và chế biến, nước quả ép

– Bán buôn cà phê: Bán buôn cà phê hạt, đã hoặc chưa rang, cà phê bột

– Bán buôn chè: Bán buôn các loại chè đen, chè xanh đã hoặc chưa chế biến, đóng gói, kể cả loại chè đóng gói nhỏ pha bằng cách nhúng gói chè vào nước (chè Lippton, Dilmate…).

– Bán buôn đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột: Bán buôn đường, bánh, mứt, kẹo, sôcôla, cacao…;Bán buôn sữa tươi, sữa bột, sữa cô đặc… và sản phẩm sữa như bơ, phomat…;Bán buôn mỳ sợi, bún, bánh phở, miến, mỳ ăn liền và các sản phẩm khác chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột.

– Bán buôn thực phẩm khác: Bán buôn trứng và sản phẩm từ trứng; Bán buôn dầu, mỡ động thực vậtBán buôn hạt tiêu, gia vị khácBán buôn thức ăn cho động vật cảnh.

– Bán lẻ thịt và các sản phẩm thịt trong các cửa hàng chuyên doanh:

+ Thịt gia súc, gia cầm và thịt gia cầm tươi, sống, ướp lạnh hoặc đông lạnh;

+ Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia súc, gia cầm, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông;

+ Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia súc, gia cầm, đã sơ chế hoặc bảo quản (ngâm muối, sấy khô, hun khói…);

+ Bột mịn và bột thô từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ

– Bán lẻ thủy sản trong các cửa hàng chuyên doanh

+ Cá, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông, khô, hoặc đã được sơ chế, chế biến khác;

+ Tôm, cua và động vật giáp xác khác, sống, tươi, ướp lạnh, ướp đông, khô hoặc đã được sơ chế, bảo quản hoặc chế biến khác;

+ Mực, bạch tuộc và động vật thân mềm, động vật không xương sống khác sống dưới nước, tươi, ướp lạnh, đông, khô hoặc đã được sơ chế, bảo quản, chế biến khác;

+ Hàng thủy sản khác

– Bán lẻ rau, quả trong các cửa hàng chuyên doanh

– Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngữ cốc, bột, tinh bột trong các cửa hàng chuyên doanh

3. Quy định về loại hình doanh nghiệp công ty kinh doanh thực phẩm

Hiện tại có 03 loại hình chủ yếu để thành lập công ty kinh doanh thực phẩm gồm :

– Công ty TNHH một thành viên. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty

– Công ty TNHH  hai thành viên trở lên. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

– Công ty cổ phần. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa, Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

4. Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm trong đó có cổ đông/thành viên công ty là cá nhân. Hồ sơ thành lập bao gồm:

– Giấy đề nghị thành lập công ty cổ phần/công ty TNHH 2 thành viên trở lên/ Công ty TNHH một thành viên

– Điều lệ công ty cổ phần/công ty TNHH 2 thành viên trở lên/ Công ty TNHH một thành viên

– Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần/Danh sách  thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên

– Bản sao công chứng Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực cổ đông sáng lập/thành viên công ty/chủ sở hữu công ty.

– Bản sao công chứng Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực cổ đông/thành viên công ty/chủ sở hữu công ty là nhà đầu tư nước ngoài

– Bản sao công chứng Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam của người đại diện theo pháp luật

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư

Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm trong đó có cổ đông/thành viên/chủ sở hữu công ty là tổ chức. Hồ sơ thành lập bao gồm:

– Giấy đề nghị thành lập công ty cổ phần/công ty TNHH 2 thành viên trở lên/ Công ty TNHH một thành viên

– Điều lệ công ty cổ phần/công ty TNHH 2 thành viên trở lên/ Công ty TNHH một thành viên

– Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần/Danh sách  thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên

– Bản sao công chứng Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam của người đại diện theo pháp luật

– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy phép thành lập của tổ chức là cổ đông sáng lập/thành viên/chủ sở hữu của công ty

– Bản sao công chứng Giấy tờ pháp lý của người đại diện quản lý phần vốn góp.

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư

Trường hợp người đại diện theo pháp luật uỷ quyền cho cá nhân/tổ chức khác tiến hành thủ tục thành lập công ty cổ phần. Ngoài hồ sơ trên phải kèm theo:

– Bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu. Hoặc:

– Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền

5. Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Quy trình tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Bước 1. Tư vấn điều kiện thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Bước 2. Tư vấn giải đáp miễn phí các quy định pháp luật có liên quan đến thành lập công ty kinh doanh thực phẩm như: Tên công ty, trụ sở chính, lĩnh vực hoạt động (ngành nghề kinh doanh), vốn điều lệ ….., các nghĩa vụ thuế của công ty sau khi thành lập.

Bước 3. Tư vấn về danh mục hồ sơ, trình tự thủ tục, Cơ quan tiếp nhận và cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh .

Bước 4. Báo phí Dịch vụ thành lập công ty cổ phần để Khách hàng Phê duyệt.

Bước 5. Soạn thảo và Gửi lại Khách hàng Bộ hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm.

– Luật Bạch Minh gửi bộ hồ sơ đến khách hàng bằng hình thức như: Email/Zalo/ Viber để khách hàng kiểm tra xác nhận thông tin hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm của công ty là đúng và chính xác.

– Trong trường hợp khách hàng cần sửa đổi, bổ sung thông tin mà không trái với quy định pháp luật, Luật Bạch Minh sẽ sửa đổi bổ sung theo yêu cầu khách hàng.

– Khách hàng in hồ sơ và gửi đến Luật Bạch Minh hoặc Luật Bạch Minh cử nhân viên đến tiếp nhận hồ sơ của khách hàng.

Bước 6. Nộp hồ sơ và nhận kết quả bàn giao cho Khách hàng

– Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm, Thừa ủy quyền của Quý khách, Luật Bạch Minh tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính của công ty.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

– Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao – Hà Đông – T.P Hà Nội

– VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21 Lâm Văn Bền – Quận 7 – T.P Hồ Chí Minh

– Điện thoại/ Zalo/ Viber: 0904 152 023 – 0865.28.58.28

Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Emailluatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay