Pháp luật về quảng cáo thực phẩm chức năng

Theo quy định, Thực phẩm chức năng là một trong những hàng hóa đặc biệt phải xin Giấy xác nhận nội dung quảng cáo trước khi thực hiện việc quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Chỉ sau khi được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo mới được thực hiện việc quảng cáo.

Chúng tôi sẽ hướng dẫn các Quý vị về các Quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm chức năng:

1. Các văn bản pháp luật quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng:

+ Luật Quảng cáo năm 2012

+ Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo,

+ Thông tư 09/2015/TT-BYT ban hành ngày 25 tháng 05 năm 2015 quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hành hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.

+ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

+ Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

2. Các sản phẩm thực phẩm chức năng không được quảng cáo:

Theo Luật An toàn thực phẩm, các sản phẩm Sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, Sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi không được quảng cáo dưới mọi hình thức.

3. Phải xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng khi nào:

Trước khi thực hiện việc quảng cáo, người quảng cáo phải xin Giấy xác nhận nội dung quảng cáo của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế. Chỉ sau khi được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo mới được thực hiện việc quảng cáo.

4. Các bài viết giới thiệu sản phẩm có phải xin giấy phép quảng cáo không:

Như chúng ta đã biết, Quảng cáo là việc sử dụng các phương thức truyền tin bằng âm thanh, hình ảnh, chữ viết  nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm thực phẩm chức năng đến công chúng. Do đó các bài viết giới thiệu về sản phẩm thực phẩm, các phóng sự chuyên đề chính là một hình thức Quảng cáo sản phẩm.

Điều này đồng nghĩa với việc các bài viết, các phóng sự nhằm giới thiệu về sản phẩm là một hình thức quảng cáo và phải xin Giấy phép quảng cáo.

Cũng theo pháp luật quảng cáo, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quảng cáo theo đúng nội dung giấy phép đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên trên thực tế nếu một sản phẩm, dịch vụ đã có giấy phép quảng cáo và các bài viết trên website, mạng xã hội chỉ nhằm truyền tải thêm các thông tin của sản phẩm, dịch vụ và đính kèm phần nội dung quảng cáo đã được phê duyệt thì không phải xin phép.

5. Các loại hình Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng:

Theo quy định của pháp luật, có các loại Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng như sau:

– Giấy phép quảng cáo bằng âm thanh như Quảng cáo qua Đài tiếng nói Việt Nam, quảng cáo qua VOV giao thông;

– Giấy phép quảng cáo bằng Video (là sự kết hợp âm thanh, hình ảnh, lời thoại, chữ viết.

– Giấy phép quảng cáo cứng được thể hiện qua hình thức bằng Bảng quảng cáo, Biển quảng cáo, Tờ rơi, Poste, Báo chí (báo giấy và báo điện tử) , các bài viết trên web và các trang mạng internet..;

– Giấy phép quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị chuyên đề.

6. Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng:

6.1 Hồ sơ quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo mạng, bảng biển

Theo quy định tại Nghị định 15/2018 của Chính phủ, hồ sơ xin Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng trên truyền hình bao gồm:

+ Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu

+ Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

+ Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

+ Kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung video dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh;

+ Tài liệu khoa học chứng minh công dụng, tính năng của sản phẩm ngoài tính năng công dụng ghi trong bản công bố sản phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

6.2 Hồ sơ quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo mạng, bảng biển

Theo quy định tại Nghị định 15/2018 của Chính phủ, hồ sơ xin Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng không phải là báo nói, báo hình bao gồm:

+ Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu

+ Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

+ Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

+ Ma ket chứa nội dung dự kiến quảng cáo đóng dấu treo xác nhận của tổ chức, cá nhân;

+ Tài liệu khoa học chứng minh công dụng, tính năng của sản phẩm ngoài tính năng công dụng ghi trong bản công bố sản phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

7. Xử lý vi phạm khi Quảng cáo thực phẩm chức năng không có giấy phép hoặc Quảng cáo không đúng giấy phép:

– Mọi hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe khi chưa có giấy phép quảng cáo đều là hành vi vi phạm và bị xử phạt vi phạm hành chính

– Mọi hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không đúng giấy phép quảng cáo đã được phê duyệt, quảng cáo sai tên sản phẩm, quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm là thuốc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền rất xử phạt hành chính là rất lớn

Xem thêm quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm thì bị xử phạt bao nhiêu tiền

Mọi thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn liên quan đến giấy phép quảng cáo xin liên hệ

PHÒNG GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28

Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Emailluatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại TP Hà Nội

Mobile: 0904152023

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh

Mobile: 0865 285828

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Chat với Luật Sư
Chat ngay