Hướng dẫn bảo hộ bao bì thức ăn chăn nuôi

Theo quy định của Luật Chăn nuôi, bao bì thức ăn chăn nuôi phải thể hiện các nội dung như Tên sản phẩm, định lượng, số tiêu chuẩn công bố, ngày sản xuất, hạn sử dụng, tên Tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức đăng ký đảm bảo truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, thành phần dinh dưỡng và chỉ tiêu chất lượng, hướng dẫn sử dụng, nguyên liệu chính sử dụng để tạo ra sản phẩm. Ngoài các thông tin trên, bao bì thức ăn chăn nuôi thường được thiết kế với các biểu tượng hình ảnh vật nuôi, biểu tượng logo, nhãn hiệu doanh nghiệp, số lô sản xuất, mã số của sản phẩm. Tất cả các thông tin và biểu tượng nói trên được thiết kế bằng các màu sắc bắt mắt, tạo ấn tượng và dễ ghi nhớ cho người tiêu dùng. Như vậy có thể thấy rằng để thiết kế sáng tạo ra một mẫu bao bì thức ăn chăn nuôi đòi hỏi Doanh nghiệp phải tốn nhiều tâm huyết, trí tuệ và tiền của.

Vậy phải làm sao để bảo vệ các tài sản trí tuệ mà Doanh nghiệp đã mất nhiều nhiều công sức trí tuệ mà Doanh nghiệp đã dày công xây dựng, hạn chế hàng giả, hàng nhái liên quan đến bao bì sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể các bạn:

1. Các hình thức có thể lựa chọn để đăng ký bao bì thức ăn chăn nuôi:

1.1 Đăng ký Nhãn hiệu đối với bao bì sản phẩm:

Việc đăng ký Nhãn hiệu thức ăn chăn nuôi nhằm xác lập Quyền đối với tên Thương mại của sản phẩm thức ăn chăn nuôi hoặc xác lập quyền đối với tổng thể thiết kế bao bì sản phẩm thức ăn chăn nuôi (là sự kết hợp giữa các yếu tố chữ cái, chữ số, hình ảnh, màu sắc).

Việc đăng ký Nhãn hiệu thức ăn chăn nuôi được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Sau khi Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu thức ăn chăn nuôi là căn cứ pháp lý để Chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng Nhãn hiệu, các tổ chức, cá nhân khác không được quyền sử dụng nhãn hiệu này để sản xuất thức ăn chăn nuôi và cũng không được phép nhập khẩu về Việt Nam sản phẩm thức ăn chăn nuôi có nhãn hiệu này nếu không được chủ nhãn hiệu đồng ý cho phép.

1.2 Đăng ký bản quyền đối với bản thiết kế mỹ thuật bao bì thức ăn chăn nuôi:

Việc Đăng ký bản quyền hình ảnh thiết kế bao bì thức ăn chăn nuôi nhằm tạo lập Căn cứ pháp lý để chứng minh Ai là tác giả đã thiết kế ra bao bì thức ăn chăn nuôi và Ai là chủ sở hữu tác phẩm bao bì thức ăn chăn nuôi.

Việc đăng ký bản quyền đối với hình ảnh bao bì thức ăn chăn nuôi được thực hiện tại Cục Bản quyền tác giả.

2. Hướng dẫn chi tiết về cách đăng ký Nhãn hiệu đối với bao bì thức ăn chăn nuôi:

2.1 Đối tượng đăng ký Nhãn hiệu đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi:

Do trên Bao bì thức ăn chăn nuôi có chứa các thông tin về sản phẩm như Thành phần, định lượng, số công bố, hạn sử dụng, chỉ tiêu chất lượng, hướng dẫn sử dụng, nguyên liệu chính sử dụng để tạo ra sản phẩm và đây là các thông tin sẽ không bảo hộ riêng cho bất kỳ ai nên không thể đăng ký làm nhãn hiệu.

Ví dụ minh họa về một mẫu nhãn sản phẩm thức ăn chăn nuôi:

Vậy nếu đăng ký Nhãn hiệu bao bì thức ăn chăn nuôi thì đăng ký cái gì?

– Đăng ký Tên sản phẩm và tên thương mại của sản phẩm làm Nhãn hiệu

Ví dụ: Thức ăn hỗn hợp Con cò

– Đăng ký Tên sản phẩm và tên thương mại của sản phẩm và hình ảnh, hình vẽ, màu sắc bao bì sản phẩm (sau khi đã loại bỏ các thông tin không được bảo hộ riêng)

Ví dụ minh họa:

2.2 Cách phân nhóm đăng ký Nhãn hiệu thức ăn chăn nuôi:

Một yêu cầu bắt buộc khi đăng ký Nhãn hiệu là Người nộp đơn phải phân nhóm đăng ký Nhãn hiệu theo Bảng phân loại Bảng Phân loại Quốc tế về Hàng hóa dịch vụ Ni-xơ (hiện đang áp dụng Phiên bản 11-2022).

Theo Bảng phân loại Ni-xơ 11-2022, hàng hóa dịch vụ đăng ký Nhãn hiệu được chia thành 45 nhóm trong đó 35 nhóm (từ nhóm 01 đến nhóm 34) là các hàng hóa và 10 nhóm (từ nhóm 35 đến nhóm 45) là các nhóm dịch vụ. Cụ thể:

– Đối với Sản phẩm Thức ăn chăn nuôi được phân vào Nhóm 31- Bảng phân loại Ni-xơ;

– Đối với dịch vụ mua bán các sản phẩm thức ăn chăn nuôi được phân vào Nhóm 35 – Bảng phân loại Ni-xơ;

– Đối với dịch vụ sản xuất, gia côngsản phẩm thức ăn chăn nuôi được phân vào Nhóm 40 – Bảng phân loại Ni-xơ;

2.3 Điều kiện bảo hộ Nhãn hiệu sản phẩm thức ăn chăn nuôi:

Để được cấp Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu: Yêu cầu Nhãn hiệu thức ăn chăn nuôi (Bao gồm phần chữ, phần hình) phải đáp ứng ít nhất 02 điều kiện sau:

Điều kiện thứ nhất: Nhãn hiệu thức ăn chăn nuôi không thuộc các trường hợp không được bảo hộ làm Nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ như:

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

Ví dụ: Các cụm từ có chứa tên các tổ chức quốc tế như: Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc tế – ILRI), Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO); Tổ chức thương mại thế giới (WTO)….sẽ bị từ chối đăng ký làm nhãn hiệu

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

Ví dụ: Nguyễn Trãi, NEWTON..

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

Ví dụ: Nhãn ISO 9001; ISO 2000…

– Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Ví dụ: Thức ăn chăn nuôi của Hoa kỳ (nhưng thực tế sản phẩm không có bất kỳ liên quan đến Hoa kỳ)

Điều kiện thứ hai: Nhãn hiệu bảo bì sản phẩm (bao gồm phần hình phần chữ) đăng ký phải có khả năng phân biệt với các nhãn hiệu khác đang được bảo hộ tại Việt nam hoặc đã nộp đơn đăng ký tại Việt Nam có cùng hàng hóa/dịch vụ hoặc tương tự về hàng hóa dịch vụ

Phân tích một vài trường hợp trùng và tương tự gây nhầm lẫn về nhãn hiệu và hàng hóa nên nhãn hiệu sau không được cấp văn bằng bảo hộ thông qua 1 bao bì sản phẩm thức ăn cho động vật cụ thể dưới đây:

Nhãn hiệu bao bì thức ăn cho động vật (như hình minh họa) đã có trước (Đã được cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam), cho sản phẩm Thức ăn cho động vật (nhóm 31)

 – Ví dụ về 02 Nhãn hiệu trùng, sản phẩm trùng: Nhãn hiệu đăng ký sau không được bảo hộ

TT Nhãn hiệu dự kiến Nhãn hiệu của người khác

(Nhãn hiệu có trước)

Kết luận/Đánh giá
Nhãn hiệu Me-O Me-O Nhãn hiệu trùng
Sản phẩm Dự định đăng ký cho sản phẩm thức ăn cho động vật Đã được bảo hộ làm Nhãn hiệu cho sản phẩm thức ăn cho động vật Hàng hóa trùng

– Ví dụ về 02 Nhãn hiệu trùng, sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự: Nhãn hiệu đăng ký sau không được bảo hộ

TT Nhãn hiệu dự kiến Nhãn hiệu của người khác

(Nhãn hiệu có trước)

Kết luận/Đánh giá
Nhãn hiệu Me-O Me-O Nhãn hiệu trùng
Sản phẩm Dự định đăng ký cho sản phẩm cám hỗn hợp cho cá Đã được bảo hộ làm Nhãn hiệu cho sản phẩm đồ uống cho mèo Hàng hóa tương tự

– Ví dụ về 02 Nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn, sản phẩm dịch vụ trùng: Nhãn hiệu đăng ký sau không được bảo hộ

TT Nhãn hiệu dự kiến Nhãn hiệu của người khác

(Nhãn hiệu có trước)

Kết luận/Đánh giá
Nhãn hiệu Me-OO Me-O Nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn
Sản phẩm Dự định đăng ký cho sản phẩm thức ăn cho động vật Đã được bảo hộ làm Nhãn hiệu cho sản phẩm thức ăn cho động vật Hàng hóa trùng

2.4 Hồ sơ Đăng ký Nhãn hiệu thức ăn chăn nuôi:

Để đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu, người nộp đơn cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:

– Tờ khai Đăng ký nhãn hiệu theo Mẫu:

– Mẫu nhãn sản phẩm kèm theo (kích thước không quá 8x8cm) bao gồm 02 mẫu dán/in trên tờ khai và 05 mẫu nhãn hiệu cũng kích thước màu sắc đi kèm.

– Bản sao Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc CMND, CCCD đối với cá nhân đăng ký.

– Giấy ủy quyền Đại diện nếu người nộp đơn Ủy quyền cho Luật Bạch Minh.

– Chứng từ nộp phí và lệ phí đăng ký Nhãn hiệu;

2.5 Thời gian thẩm định hồ sơ đăng ký Nhãn hiệu:

Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hồ sơ đăng ký Nhãn hiệu trong thời hạn từ 22-24 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Kết thúc thẩm định, nếu Nhãn hiệu đáp ứng điều kiện bảo hộ (tiêu chuẩn bảo hộ), Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo dự định cấp Văn bằng và đề nghị người nộp đơn nộp lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu

Ngược lại, nếu Nhãn hiệu không đáp ứng điều kiện cấp văn bằng bảo hộ (tiêu chuẩn bảo hộ) Cục sở hữu trí tuệ sẽ thông báo Dự định từ chối cấp Văn bằng để người nộp đơn biết. Người nộp đơn có quyền phản đối dự định từ chối cấp Văn bằng và lập thành Văn bản phản đối gửi Cục Sở hữu trí tuệ xem xét.

2.6 Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu:

– Hiệu lực về không gian: Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Hiệu lực về thời gian: Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn hiệu lực nhiều lần với mỗi lần 10 năm.

2.7 Quyền của Chủ sở hữu Nhãn hiệu:

Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu đối với Nhãn sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Chủ sở hữu Nhãn hiệu sản phẩm sẽ có các quyền sau:

– Có quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu được bao hộ cho sản phẩm thức ăn chăn nuôi

– Cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu sản phẩm, chuyển giao chuyển nhượng Nhãn hiệu sản phẩm cho người khác.

– Được quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước (Công an, quản lý thị trưởng, Hải quan cửa khẩu..) ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyền của Người thứ ba thông qua việc sử dụng Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn;

– Được thực hiện các hoạt động Quảng bá, Maketing giới thiệu sản phẩm mang Nhãn hiệu cho người tiêu dùng.

– Có quyền Phản đối cấp văn bằng bảo hộ cho các Nhãn hiệu đăng ký sau của Bên thứ ba nếu Nhãn hiệu đó trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu thức ăn chăn nuôi đã được cấp văn bằng bảo hộ trùng hoặc tương tự với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Lưu ý: Sử dụng Nhãn hiệu là việc thực hiện một trong các hành vi sau:

+ Gắn nhãn hiệu sản phẩm thức ăn chăn nuôi đang được bảo hộ lên các sản phẩm thức ăn cho động vật, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

+ Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán các sản phẩm thức ăn chăn nuôi gắn nhãn hiệu đang được bảo hộ;

+ Nhập khẩu các sản phẩm thức ăn chăn nuôi mang nhãn hiệu sản phẩm được bảo hộ.

3. Đăng ký bản quyền đối với hình ảnh bao bì sản phẩm thức ăn chăn nuôi:

3.1 Loại hình tác phẩm xin bảo hộ quyền tác giả:

Hình ảnh thiết kế Bao bì sản phẩm thức ăn chăn nuôi sẽ được Bảo hộ dưới loại hình ‘Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng”

3.2 Điều kiện bảo hộ bản quyền tác giả:

Hình ảnh bao bì sản phẩm thức ăn chăn nuôi phải có tính sáng tạo độc lập. Điều này có nghĩa là tác giả phải sáng tạo ra tác phẩm bằng hoạt động lao động trí tuệ của chính mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

3.3 Hồ sơ Đăng ký quyền tác giả đối với bản thiết kế bao bì sản phẩm:

– Tờ khai đăng ký bản quyền logo: Yêu cầu khai đúng thông tin của tác giả, của chủ sở hữu tác phẩm, tác phẩm phải được phân loại và mô tả chính xác đóng thời nêu rõ thời gian công bố tác phẩm logo.

– Mẫu Nhãn bao bì sản phẩm cần đăng ký bảo hộ;

– Bản sao công chứng Giấy phép kinh doanh nếu Công ty/ Hộ kinh doanh là chủ sở hữu Nhãn bao bì sản phẩm kèm theo Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của tác giả được giao nhiệm vụ hoặc được thuê thiết kế sáng tạo bao bì sản phẩm, hoặc

– Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của tác giả đồng thời là Chủ sở hữu tác phẩm.

– Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua Luật Bạch Minh làm tổ chức đại diện đăng ký quyền tác giả);

– Các tài liệu khác nhằm chứng minh quyền nộp Hồ sơ đăng ký quyền tác giả như: Hợp đồng thuê thiết kế bao bì sản phẩm; Quyết định giao việc thiết kế cho tác giả, văn bản thỏa thuận của các tác giả, Bản cam đoan, Bản tuyên bố về Quyền tác giả và chủ sở hữu tác phẩm.

– Phí lệ phí đăng ký Quyền tác giả.

3.4 Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận Đăng ký bản quyền tác giả:

Cục Bản quyền tác giả tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận Đăng ký quyền tác giả đối với bao bì thức ăn chăn nuôi.

 3.5 Thời gian thẩm định cấp giấy Chứng nhận Đăng ký bản quyền tác giả:

Trong thời gian từ 17-30 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký Quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký và cấp Giấy chứng nhận Đăng ký bản quyền (nếu hồ sơ hợp lệ)

3.6 Giấy chứng nhận đăng ký Quyền tác giả:

Giấy chứng nhận Đăng ký bản quyền tác giả là chứng cứ pháp lý ghi nhận đầy đủ thông tin về Mẫu bao bì sản phẩm như: Ai là Tác giả thiết kế, sáng tạo ra bao bì sản phẩm, ai là Chủ sở hữu tác phẩm bao bì sản phẩm. Đây là cơ sở pháp lý để chống lại các hành vi sao chép và sử dụng trái phép hình ảnh mẫu bao bì sản phẩm được bảo hộ.

Mẫu Giấy chứng nhận Đăng ký Quyền tác giả:

3.7 Quyền của Tác giả thiết kế và Chủ sở hữu hình ảnh thiết kế bao bì sản phẩm:

Tác giả và Chủ sở hữu quyền tác giả hình ảnh thiết kế bao bì sản phẩm có các quyền sau:

– Các quyền nhân thân như: Quyền đặt tên cho tác phẩm thiết kế bao bì, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Các quyền tài sản đối với bao bì sản phẩm như: Sao chép tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.

Các tổ chức, cá nhân khác khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

4. Dịch vụ đăng ký bảo hộ bao bì sản phẩm thức ăn chăn nuôi:

Tại bài viết này, chúng tôi đã hướng dẫn về các hình thức có thể Đăng ký bảo hộ Bao bì sản phẩm thức ăn chăn nuôi, lợi ích của từng hình thức đăng ký, phạm vi và thời gian, kết quả và để Quý vụ có thể lựa chọn một cách tối ưu, toàn diện.

Luật Bạch Minh là một trong các tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn đăng ký Nhãn hiệu, Đăng ký kiểu dáng bao bì sản phẩm và Đăng ký Bản quyền chúng tôi đã tư vấn và đăng ký thành công cho hàng nghìn nhãn hàng. Luật Bạch Minh cung cấp dịch vụ trọn gói tư vấn và tiến hành Đăng ký bảo hộ thương hiệu của Doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm một cách nhanh, hiệu quả và chính xác.

Mọi yêu cầu Tư vấn giải đáp về bảo hộ bao bì sản phẩm xin liên hệ

Phòng Sở hữu Công nghiệp – Văn phòng Luật sư Bạch Minh

Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 hoặc 0865 28 58 28

Email: luatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại TP Hà Nội

Mobile: 0904152023

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh

Mobile: 0865 285828

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Chat với Luật Sư
Chat ngay