Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực trong 10 năm kể từ ngày nộp đơn, hết thời hạn 10 năm chủ sở hữu văn bằng bảo hộ có thể tiến hành đăng ký gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhiều lần, mỗi lần gia hạn bảo hộ thêm 10 năm. Khi gia hạn chủ sở hữu phải nộp lệ phí gia hạn, phí sử dụng văn bằng bảo hộ.
Mục lục bài viết
I. Về thời gian gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Theo Quy định, Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm và để duy trì hiệu lực Chủ Văn bằng cần nộp hồ sơ và lệ phí gia hạn trong vòng 06 tháng tính đến ngày Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu hết hiệu lực. Chủ văn bằng có thể gia hạn muộn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực.
Lưu ý đặc biệt: Hết thời gian gia hạn hiệu lực (bao gồm cả thời gian được phép gia hạn muộn là 6 tháng tính đến ngày Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu hết hiệu lực) nếu Chủ Chủ Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu không gia hạn sẽ mất quyền gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu. Nếu muốn được bảo hộ Nhãn hiệu thì chỉ còn cách là nộp đơn đăng ký Nhãn hiệu lại từ đầu.
II. Về hồ sơ gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Bộ hồ sơ gia hạn văn bằng bảo hộ nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ bao gồm:
– Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu soạn thảo theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục II theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 23 tháng 8 năm 2023.
– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí trong trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.
– Phí, lệ phí đăng ký gia hạn trong trường hợp nộp phí tại Cục sở hữu trí tuệ
– Văn bản Uỷ quyền cho Luật Bạch Minh thực hiện thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ;
Lưu ý:
Do thời hạn bảo hộ nhãn hiệu khá dài (10 năm), nên trong thời gian này rất nhiều Chủ đơn đã làm thất lạc Văn bằng bảo hộ gốc hoặc Thông tin chủ đơn có sự thay đổi tên, địa chỉ so với thông tin của Chủ văn bằng bảo hộ trên Chủ văn bằng gốc. Vì vậy song song với việc gia hạn văn bằng bảo hộ thì Chủ đơn có thể tiến hành các thủ tục sau:
– Xin cấp lại Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu (nếu làm mất Bản gốc Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu):
Trường hợp Bản gốc Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị hỏng, mất hoặc thất lạc, nếu có yêu cầu Cục Sở hữu cấp lại Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thì Chủ Văn bằng cần nộp hồ sơ xin cấp lại Văn bằng bảo hộ, hồ sơ gồm Tờ khai, Mẫu Nhãn hiệu và phí lệ phí xin cấp lại Văn bằng bảo hộ. Chủ Văn bằng có thể nộp hồ sơ cấp lại Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trước khi tiến hành thủ tục gia hạn hiệu lực hoặc có thể nộp hồ sơ đồng thời yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện song song hai thủ tục.
– Sửa đổi thông tin Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu (nếu có thay đổi thông tin Văn bằng Nhãn hiệu):
Với thời gian bảo hộ 10 năm là khá dài và trong khoảng thời gian này có thể có nhiều thay đổi về tên, địa chỉ của Chủ Văn bằng. Để đảm bảo sự thống nhất thông của Chủ Văn bằng thì song song với việc gia hạn hiệu lực Chủ Văn bằng nên kiểm tra các thông tin ghi nhận trên Chủ Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu có còn chính xác nữa hay không? Cụ thể:
– Nếu Chủ Văn bằng là Cá nhân: Các thông tin về Tên, địa chỉ của cá nhân Chủ Văn bằng đã ghi nhận trên Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu có còn khớp với thông tin về tên, địa chỉ trên Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hiện tại không?
– Nếu Chủ Văn bằng là Tổ chức: Các thông tin về Tên, địa chỉ của Tổ chức đã ghi nhận trên Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu có còn khớp với thông tin về tên, địa chỉ trên Gấy phép kinh doanh/Giấy phép đầu tư hiện tại hay không?
Trường hợp nếu có sự thay đổi thông tin về tên, địa chỉ của Chủ Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu thì tương tự với việc cấp lại Văn bằng, Chủ Văn bằng có thể tiến hành đồng thời các thủ tục gia hạn, cấp lại, sửa đổi thông tin Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu để Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận cập nhật các thông tin cho chính xác đầy đủ.
III. Lệ phí gia hạn văn bằng bảo hộ
Theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC, Phí, lệ phí gia hạn và phí sử dụng Văn bằng bảo hộ trong 10 năm được tính như sau:
3.1 Đối tượng tính phí: Tính theo Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
3.2 Nguyên tắc tính phí: Tính theo số lượng nhóm sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ.
Cụ thể Khi yêu cầu gia hạn hiệu lực, Chủ sở hữu Nhãn hiệu phải nộp các khoản phí, lệ phí nhà nước cụ thể như sau:
Các khoản Phí, lệ phí (Phí Nhà nước) khi yêu cầu Gia hạn hiệu lực VBBH Nhãn hiệu | Mức thu
(VNĐ) |
Phí thẩm định yêu cầu gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ | 160,000/ Văn bằng bảo hộ |
Lệ phí gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu | 100,000/ Nhóm sản phẩm/dịch vụ |
Lệ phí gia hạn hiệu lực muộn | 10% lệ phí gia hạn/tháng nộp muộn |
Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ | 700,000/ Nhóm sản phẩm/dịch vụ |
Phí đăng bạ quyết định gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ | 120,000/ Văn bằng bảo hộ |
Phí công bố quyết định gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ | 120,000/Quyết định |
Phí dịch vụ đại diện (Nếu Chủ đơn Ủy quyền cho Tổ chức Đại diện Sở hữu Công nghiệp nộp đơn gia hạn hiệu lực VBBH Nhãn hiệu) | Theo thỏa thuận giữa Chủ Văn bằng với Tổ chức Đại diện SHCN |
– Trường hợp nộp hồ sơ gia hạn văn bằng bảo hộ muộn (nhưng không quá 06 tháng kể từ khi Văn bằng hết hiệu lực) thì ngoài khoản lệ phí gia hạn nói trên Chủ đơn còn phải nộp thêm 10% lệ phí cho mỗi tháng nộp muộn
Ví dụ về cách tính lệ phí gia hạn Văn bằng bảo hộ:
Nhãn hiệu “Luật Bạch Minh” được cấp Văn bằng bảo hộ đối với 03 Nhóm Sản phẩm/Dịch vụ là:+ Nhóm 35: Dịch vụ kế toán; Tư vấn quản lý kinh doanh; Tư vấn quản lý nhân sự;
+ Nhóm 42: Thiết kế đồ hoạ nghệ thuật; Tư vấn bảo mật internet; + Nhóm 45: Dịch vụ pháp lý; Dịch vụ luật sư tranh tụng; Dịch vụ li-xăng sở hữu trí tuệ |
Lệ phí gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được tính như sau:
- Nhóm 35 lệ phí gia hạn là 1.200.000 đồng.
- Đối với các nhóm: 42 và 45 lệ phí gia hạn là: 800.000 x 2 = 1.600.000 đồng
- Nếu nộp hồ sơ gia hạn văn bằng bảo hộ quá hạn, thì Luật Bạch Minh phải nộp thêm 10% lệ phí gia hạn muộn.
IV. Quy trình giải quyết gia hạn văn bằng bảo hộ
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu gia hạn, Cục sở hữu trí tuệ xem xét hồ sơ và thực hiện các thủ tục sau đây:
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ, ra quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào văn bằng bảo hộ (nếu có yêu cầu), đăng bạ và công bố quyết định gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định;
– Ra thông báo dự định từ chối gia hạn, có nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(i) Hồ sơ yêu cầu gia hạn không hợp lệ hoặc được nộp không đúng thủ tục quy định;
(ii) Người yêu cầu gia hạn không phải là chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng.
Nếu kết thúc thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Lưu ý:
+ Trong trường hợp khi yêu cầu gia hạn Chủ Văn bằng không yêu cầu ghi nhận việc gia hạn hiệu lực trên Bản gốc Văn bằng bảo hộ và Cục Sở hữu trí tuệ đã hoàn tất thủ tục gia hạn hiệu lực. Sau đó chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu muốn Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận quyết định gia hạn hiệu lực vào văn bằng bảo hộ, chủ văn bằng bảo hộ phải thực hiện thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ và nộp phí, lệ phí sửa đổi thông tin Văn bằng bảo hộ theo quy định.
+ Đây là thời gian giải quyết yêu cầu gia hạn theo Quy định, trên thực tế thời gian giải quyết yêu cầu gia hạn tại Cục sở hữu trí tuệ sẽ kéo dài hơn sơ với thời gian theo quy định.
V. Dịch vụ gia hạn văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu của Luật Bạch Minh
– Tư vấn hồ sơ, thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
– Thay mặt Chủ đơn soạn thảo hồ sơ gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
– Thừa ủy quyền của Chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ, lệ phí và các thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ tại Cục SHTT
– Nhận kết quả là Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đã gia hạn.