Điều kiện chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Điều kiện chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Vốn đầu tư ra nước ngoài

Vốn đầu tư ra nước ngoài thể hiện dưới các hình thức sau:

– Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép hoặc ngoại hối từ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

– Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam.

– Máy móc, thiết bị; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm.

– Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu.

– Các tài sản hợp pháp khác.

Điều kiện để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để:

    • Thành lập tổ chức kinh tế ở nước ngoài;
    • Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;
  • Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;

Trường hợp 1:

Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

1. Mục đích: Nhằm chi trả các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư như:

–  Nghiên cứu thị trường và cơ hội đầu tư;

– Khảo sát thực địa;

– Nghiên cứu tài liệu;

– Thu thập và mua tài liệu, thông tin có liên quan đến lựa chọn dự án đầu tư;

– Tổng hợp, đánh giá, thẩm định, kể cả việc lựa chọn và thuê chuyên gia tư vấn để đánh giá, thẩm định dự án đầu tư;

– Tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học;

– Thành lập và hoạt động của VP liên lạc ở nước ngoài liên quan đến việc hình thành dự án đầu tư;

– Tham gia đấu thầu quốc tế, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên mời thầu, quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư liên quan đến điều kiện tham gia đấu thầu, điều kiện thực hiện dự án đầu tư;

– Tham gia mua bán, sáp nhập công ty, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên bán công ty hoặc theo quy định pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư;

– Đàm phán hợp đồng;

– Mua hoặc thuê tài sản hỗ trợ cho việc hình thành dự án đầu tư ở nước ngoài.

2. Hạn mức và điều kiện:

– Nếu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng ngoại tệ: Số ngoại tệ không vượt quá 5% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài và không quá 300.000 đô la Mỹ, được tính vào tổng vốn đầu tư ra nước ngoài và tuân thủ quy định của pháp luật về ngoại hối

– Nếu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài phải thực hiện thủ tục hải quan và tuân thủ quy định của pháp luật tương ứng liên quan tới xuất khẩu, hải quan, công nghệ.

Trường hợp 2Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Các điều kiện chuyển nhượng vốn đầu tư ra nước ngoài:

Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

    • Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
    • Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
  • Có tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài.

Lưu ý:

+ Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan

+ Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài trước khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.

+ Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên thì phải có ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

+ Trường hợp khoản vốn đầu tư ra nước ngoài là vốn nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Các điều kiện để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí

Theo nghị định 124/2017/NĐ-CP

Trường hợp 1: Chuyển vốn ra nước ngoài trước khi Cấp giấy chứng nhận đầu tư:

Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ từ tài khoản ngoại tệ (chính) của mình, hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội và chuẩn bị đầu tư trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài với điều kiện:

– Hạn mức chuyển ngoại tệ nhỏ hơn hoặc bằng 500.000 (năm trăm nghìn) Đô la Mỹ và được tính vào tổng vốn đầu tư ra nước ngoài, nếu hạn mức chuyển ngoại tệ  lớn hơn 500.000 (năm trăm nghìn) Đô la Mỹ phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận.

– Trường hợp nhà đầu tư là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc công ty con của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, việc thực hiện các giao dịch quy định tại khoản này với giá trị lớn hơn 500.000 (năm trăm nghìn) Đô la Mỹ phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận sau khi có ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu;

–  Đối với các giao dịch có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 500.000 (năm trăm nghìn) Đô la Mỹ do nhà đầu tư là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện hoặc do nhà đầu tư là công ty con do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện thì người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp phải có cam kết bằng văn bản với cơ quan đại diện chủ sở hữu về việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài đúng mục đích và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình;

Nhà đầu tư được chuyển vốn ra nước ngoài trước để tham gia đấu thầu quốc tế hoặc các hình thức bảo đảm khác trước khi tiến hành đàm phán chính thức với đối tác như: Đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác theo yêu cầu của bên mời thầu, nước tiếp nhận đầu tư:

Điều kiện giá trị giao dịch nhỏ hơn hoặc bằng 02 (hai) triệu Đô la Mỹ. Nếu giá trị lớn hơn 02 (hai) triệu Đô la Mỹ phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận;

– Trường hợp nhà đầu tư là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc công ty con của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, việc thực hiện các giao dịch quy định tại khoản này với giá trị lớn hơn 02 (hai) triệu Đô la Mỹ phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận sau khi có ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu;

–  Đối với các giao dịch có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 02 (hai) triệu Đô la Mỹ do nhà đầu tư là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện hoặc do nhà đầu tư là công ty con do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện thì người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp phải có cam kết bằng văn bản với cơ quan đại diện chủ sở hữu về việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài đúng mục đích quy định tại khoản này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình

Trường hợp 2: Chuyển vốn ra nước ngoài sau khi Cấp giấy chứng nhận đầu tư:

Điều kiện chuyển vốn ra nước ngoài sau khi  trước khi Cấp giấy chứng nhận đầu tư:

Một là: Nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Hai là: Dự án dầu khí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;

Ba là: Nhà đầu tư phải có tài khoản vốn theo quy định tại của Luật đầu tư;

Bốn là: Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm đối với việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, đảm bảo đúng mục đích, đúng thời hạn và tuân thủ các quy định của hợp đồng dầu khí, hợp đồng mua bán cổ phần…;

Năm là: Nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài .

Dịch vụ tư vấn soạn thảo Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài của Luật Bạch Minh

Luật Bạch Minh cung cấp dịch vụ tư vấn điều kiện chuyển nhượng vốn đầu tư ra nước ngoài, tư vấn thủ tục đầu tư ra nước ngoài, soạn thảo hồ sơ đầu tư nước ngoài.

Mọi thắc mắc xin Quý khách vui lòng điện thoại theo thông tin dưới đây:

PHÒNG TƯ VẤN ĐẦU TƯ – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28

Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Emailluatbachminh@gmail.com

Xem thêm:


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay