Hướng dẫn thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Với mong muốn mở rộng thị trường, tiếp cận nhanh nhất trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý của nước ngoài nhằm xây dựng quảng bá thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt nam thì việc đầu tư, kinh doanh ra nước ngoài đang là xu hướng mà nhiều Nhà đầu tư Việt Nam lựa chọn.

Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động đầu tư và hạn chế các rắc rối pháp lý, ngoài việc khảo sát nghiên cứu thị trường, nghiên cứu công nghệ của nước ngoài, trước khi quyết định đầu tư ra nước ngoài nhà đầu tư cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Tìm hiểu quy định của pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư:

Việc tìm hiểu các quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư là một việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi lẽ. Khi đầu tư tại nước ngoài Nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định pháp luật của nước ngoài có liên quan đến hoạt động đầu tư và đặc biệt Nhà đầu tư Việt Nam phải nắm bắt được cụ thể để trả lời các câu hỏi:

– Thứ nhất: Loại hình đầu tư mà Nhà đầu tư Việt Nam dự kiến đấu tư có bị cấm hoặc hạn chế đầu tư ở nước ngoài hay không?

– Thứ hai: Lĩnh vực đầu tư có được phép hay không, có điều kiện hay không? Nếu có thì các điều kiện là gì?

– Thứ ba: Hoạt động đầu tư ở nước ngoài của Nhà đầu tư Việt Nam có nhận được sự đảm bảo hay cam kết của các cơ quan chính phủ nước ngoài hay không? Các đảm bảo đó là gì?

– Thứ tư: Về nghĩa vụ thuế mà Nhà đầu tư phải nộp ở nước ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư được quy định thế nào? Căn cứ tính thuế và Thuế suất là bao nhiêu phần trăm (%), Nhà đầu tư có nhận được ưu đãi, miễn giảm hay không? Các điều kiện để được miễn giảm thuế.

– Thứ năm: Giữa nước ngoài mà Nhà đầu tư Việt Nam dự kiến đầu tư với Chính phủ Việt Nam có cùng tham gia các Nghị định, Hiệp định liên quan đến hoạt động đầu tư hoặc Hiệp định tránh đánh thuế hai lần hay không?

– Thứ sáu: Về thủ tục chuyển vốn và lợi nhuận đầu tư về Việt Nam như thế nào?

Thủ tục đầu tư ra nước ngoài
Thủ tục đầu tư ra nước ngoài

2. Tìm hiểu các quy định của Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài:

2.1 Vì sau cần phải tìm hiểu các quy định của Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài:

Ngoài việc tìm hiểu pháp luật và quy định của nước ngoài, Nhà đầu tư cũng phải tìm hiểu các quy định của Pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài, bởi lẽ:

– Khi thực hiện hoạt động đầu tư, chắc chắn Nhà đầu tư cần chuyển vốn, tài sản đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài? Nếu không tuân thủ pháp luật về đầu tư ra nước ngoài thì việc chuyển vốn và tài sản đầu tư ra nước ngoài của Nhà đầu tư sẽ bị coi là bất hợp pháp.

– Lợi nhuận đầu tư chính là kết quả, công sức của Nhà đầu tư đã tạo lập: Nếu muốn chuyển về lợi nhuận đầu tư từ nước ngoài về Việt Nam một cách hợp pháp và là nguồn tiền sạch thì Nhà đầu tư cần tuân thủ đúng pháp luật về đầu tư ra nước ngoài.

2.2 Các vấn đề cần tìm hiểu pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài:

Vậy, Nhà đầu tư cần tìm hiểu những vấn đề gì liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.

– Thứ nhất: Các văn bản pháp luật cần tìm đọc liên quan đến hoạt động đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài:

– Các quy định về đầu tư nước ngoài tại Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

– Các quy định về Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020

– Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

– Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/04/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quy định Mẫu Văn bản báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, Đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.

– Thông tư số 12/2016/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Thứ hai: Về các hình thức đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài:

Theo quy định Luật Đầu tư, các dự án đầu tư ra nước ngoài mà nhà đầu tư phải phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gồm:

+ Đầu tư thành lập Công ty ở nước ngoài;

+ Thành lập chi nhánh Công ty Việt Nam tại nước ngoài;

+ Đầu tư góp vốn để thực hiện hợp đồng Hợp tác kinh doanh, hợp đồng hợp tác đầu tư với đối tác ở nước ngoài;

+ Mua cổ phần, phần vốn góp của Công ty nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài.

Thứ ba: Về những ngành nghề cấm đầu tư ra nước ngoài:

– Trước khi thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài, Nhà đầu tư cần tìm hiểu pháp luật đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư đặc biệt là các ngành nghề, các lĩnh vực mà nước tiếp nhận đầu tư cấm đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng tránh đầu tư các ngành nghề cấm đầu tư theo Quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó Nhà đầu tư Việt Nam không được đầu tư ra nước ngoài để kinh doanh các ngành nghề cấm được quy định tại Điều 6 Luật đầu tư như: Kinh doanh các chất Ma tuý, Mua bán người, bộ phận cơ thể người, Kinh doanh mại dâm, hoá chất cấm, pháo nổ, dịch vụ đòi nợ…

Thứ tư: Về những ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: Ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán báo chí, phát thanh, truyền hình, kinh doanh bất động sản, nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện trước khi xin phép đầu tư ra nước ngoài.

3. Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài:

Để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

–  Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo mẫu

– Giấy phép kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đối với Nhà đầu tư là tổ chức hoặc Hộ chiếu/CCCD nếu Nhà đầu tư là cá nhân.

– Quyết định đầu tư ra nước ngoài của Nhà đầu tư.

– Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài nếu đầu tư theo Hợp đồng hoặc mua cổ phần, mua phần vốn góp như: Hợp đồng, Văn bản thoả thuận góp vốn với đối tác nước ngoài về việc hợp tác đầu tư theo hợp đồng hoặc mua cổ phần, mua phần vốn góp kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của đối tác nước ngoài.

– Tài liệu về nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài như:

+ Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ đầu tư kèm theo Xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của tổ chức tín dụng hoặc

+ Văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép theo quy định.

– Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

– Các tài liệu khác tuỳ thuộc vào quy mô đầu tư hoặc ngành nghề đầu tư như:

+ Tài liệu chứng minh Nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện đầu tư (nếu đầu tư các ngành nghề kinh doanh có điều kiện)

+ Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước quản lý lĩnh vực Ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán nếu đầu tư vào lĩnh vực Ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán .

+ Văn bản chấp thuận của Ngân hàng nhà nước đối với các Dự án có yêu cầu chuyển vốn bằng ngoại tệ ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên

+ Văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với dự án đầu tư ra nước ngoài là ngành nghề báo chí, phát thanh, truyền hình.

+ Tài liệu xác định địa điểm đầu tư đối với các dự án phải xin Chủ trương đầu tư (Quốc hội hoặc Thủ tướng chính phủ) và các dự án trong lĩnh vực: Năng lượng; Chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản; Khảo sát thăm dò chế biến khoáng sản; Dự án có xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo; Dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng cơ sở hạ tầng; Dự án đầu tư kinh doanh bất động sản (ngoại trừ môi giới, tư vấn, quản lý Bất động sản).

4. Về Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan duy nhất tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư cần lưu ý: Ngoài việc chuẩn bị hồ sơ nộp trực tiếp hoặc nộp qua Bưu điện khi nộp hồ sơ Nhà đầu tư đồng thời đăng ký kê khai trực tuyến thông tin đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

5. Dịch vụ tư vấn thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Với mong muốn hỗ trợ các Nhà đầu tư thực hiện thành công, hiệu quả Dự án đầu tư ra nước ngoài. Luật Bạch Minh mong muốn được chia sẽ các kiến thức và kinh nghiệm trên đây. Nội dung bài viết này mang tính tổng hợp các vấn đề mà Nhà đầu tư cần lưu ý. Trong trường hợp Nhà đầu tư vấn tư vấn, giải đáp pháp luật đối với lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài cụ thể, Nhà đầu tư có thể gửi thông tin Dự án hoặc gọi cho luật sư của Chúng tôi theo thông tư dưới đây:

PHÒNG TƯ VẤN ĐẦU TƯ – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28

Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Emailluatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại TP Hà Nội

Mobile: 0904152023

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh

Mobile: 0865 285828

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Chat với Luật Sư
Chat ngay