Thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Để mở rộng và phát triển thị trường kinh doanh, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp có quy mô quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, nhiều Nhà đầu tư trong nước đã đầu tư tiền, máy móc thiết bị, công nghệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

1. Vậy Nhà đầu tư Việt Nam là ai ?: Là Tổ chức, doanh nghiệp và Cá nhân Việt Nam.

2. Các hình thức đầu tư ra nước ngoài:

Theo Luật Đầu tư, Nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức:

– Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

– Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;

– Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;

– Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài.

– Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Thu tuc dau tu ra nuoc ngoai

3. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

–  Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc đầu tư ra nước ngoài của Luật Đầu tư.

–  Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh sau đây:

+ Kinh doanh các chất ma túy (danh mục các chất ma túy được Quy định tai Phụ lục 1 của Luật đầu tư 2014);

+ Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật cấm (danh mục các hóa chất, khoáng vật cấm được Quy định tai Phụ lục 2 của Luật đầu tư 2014);

+  Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật đầu tư;

+  Kinh doanh mại dâm;

+ Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

+  Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

– Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài;

– Ngân hàng nhà nước có văn bản chấp thuận chuyển vốn bằng ngoại tệ ra nước ngoài  trong trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên.

–  Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.

4. Thủ tục đầu tư nước ngoài:

4.1 Để hoạt động đầu tư hiệu quả và an toàn về mặt pháp lý trước tiên, Nhà đầu tư cần nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật về chính sách đầu tư của Quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư liên quan đến ngành, lĩnh vực mà Nhà đầu tư quan tâm. Tiếp theo Nhà đầu tư cần tìm hiểu về quy trình, thủ tục cấp phép đầu tư của nước ngoài, về loại hình đầu tư và các điều kiện và/ hoặc các ưu đãi đầu tư của nước ngoài nếu có.

4.1 Mặt khác, Nhà đầu tư Việt Nam tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư ra nước ngoài, Về lĩnh vực đầu tư, điều kiện đầu tư chúng tôi đã có đề cập, Về Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài chúng tôi sẽ hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Xin Giấy chứng nhận Đăng ký đầu tư ra nước ngoài:

A. Đối với các Dự án đầu tư ra nước ngoài thông thường:

Nhà đầu tư cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm các tài liệu sau:

– Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài (Theo Mẫu);

– Bản sao CMND, thẻ Căn cước hoặc Hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; Bản sao ĐKKD, Quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương khác nếu Nhà đầu tư là tổ chức;

– Quyết định đầu tư ra nước ngoài của Nhà đầu tư;

–  Văn bản cam kết tự cân đối thu xếp nguồn ngoại tệ hoặc Văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

– Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.

Lưu ý:

+ Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực Ngân hàng, Chứng khoán, Bảo hiểm, Khoa học và Công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.

+ Đối với trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

B. Đối với các Dự án đầu tư ra nước ngoài đặc biệt cần Quốc hội, Thủ tướng chính phủ cấp Quyết định Chủ trương đầu tư trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Cụ thể:

Quốc hội Quyết định chủ trương đầu tư đối với:

–  Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;

– Dự án có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Thủ tướng chính phủ Quyết định chủ trương đầu tư đối với:

– Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;

– Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

– Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;

– Các Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

Hồ sơ trình Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ xin phê duyệt Chủ trương đầu tư ra nước ngoài:

Nhà đầu tư cần chuẩn bị Bộ hồ sơ gồm:

–  Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

–  Bản sao CMND/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân. Hoặc bản sao Giấy chứng nhận thành lập, ĐKKD để xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

– Đề xuất dự án đầu tư gồm: Mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;

– Bản sao một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư như:

+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;

+ Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

–  Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;

– Quyết định đầu tư ra nước ngoài của Nhà đầu tư;

–  Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực Ngân hàng, Chứng khoán, Bảo hiểm, Khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.

Quốc hội và Thủ tướng Chính Phủ sẽ xem xét và Quyết định Chủ trương đầu tư ra nước ngoại nếu dự án đầu tư là cần thiết, là phù hợp và đáp ứng các Điều kiện về đầu tư

Bước 2: Triển khai hoạt động đầu tư ở nước ngoài bao gồm:

A. Mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài

Giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải được thực hiện thông qua một tài khoản vốn riêng mở tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam và phải đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

B. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

– Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;

– Có tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài.

Lưu ý:

+ Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan

+ Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài trước khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.

Dịch vụ tư vấn xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài của Luật Bạch Minh

Để hoạt động đầu tư hiệu quả và an toàn về mặt pháp lý, Nhà đầu tư Việt Nam ngoài việc tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật Việt Nam thì cần tìm hiểu nghiên cứu các Quy định về pháp luật liên quan đến đầu tư của Quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.

Mọi thông tin tư vấn và giải đáp về thủ tục đầu tư xin Quý Khách liên hệ:

PHÒNG TƯ VẤN ĐẦU TƯ – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28

Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Emailluatbachminh@gmail.com

Xem thêm:

Trình tự thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận Đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Điều kiện chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài 

Hồ sơ mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay