Đăng ký nhãn hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh

1. Vài nét đặc trưng về đăng ký nhãn hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh

Vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đã và đang được nhiều doanh nghiệp kinh doanh coi trọng nhất là với thị trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt như thành phố Hồ Chí Minh. Đây là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã và sẽ là nơi tập trung giao thương kinh tế, là điểm thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy làm thế nào để xây dựng và đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu như thế nào chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể dưới đây:

2. Đăng ký nhãn hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh như thế nào:

Để đăng ký nhãn hiệu, trước tiên Người nộp đơn cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo Mẫu và nộp đơn trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Người nộp đơn có thể ủy quyền cho Tổ chức Đại diện SHCN nộp đơn trực tiếp tại Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hà Nội.

3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Bộ hồ sơ được lập thành 02 bản gồm:

– Tờ khai Đăng ký nhãn hiệu theo mẫu: Trên tờ khai có Dán/in mẫu nhãn hiệu đăng ký, Mô tả nhãn hiệu đăng ký và Danh mục các hàng hóa dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

Lưu ý: Danh mục hàng hóa dịch vụ đăng ký nhãn hiệu phải được phân nhóm chính xác theo Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ (Nixơ 12-2023 đã được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới Công bố và được Cục Sở hữu trí tuệ dịch tiếng Việt);

– 05 Mẫu nhãn hiệu giống nhãn hiệu dán/in trên tờ khai về kích thước, màu sắc;

– Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, Nhãn hiệu chứng nhận phải có:

+ Quy chế sử dụng Nhãn hiệu Tập thể hoặc Nhãn hiệu chứng nhận;

+ Bản thuyết minh về tính chất, đặc trưng của sản phẩm mang nhãn hiệu;

+ Bản đồ khu vực địa lý;

+ Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu mang chỉ dẫn địa lý;

– Giấy ủy quyền đại diện nếu nộp đơn thông qua Tổ chức đại diện Luật Bạch Minh;

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.

4. Quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh được xử lý như các đơn đăng ký nhãn hiệu và qua các bước sau:

– Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người nộp đơn tiến hành nộp đơn đến Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện của Cục SHTT tại Thành phố Hồ Chí Minh.

– Đơn được tiếp nhận sẽ tiến hành thẩm định hình thức: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nộp đơn.

Lưu ý:

+ Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu là việc kiểm tra xem xét về tính hợp lệ của đơn so với các yêu cầu, quy định của Luật SHTT: Như Đơn có đảm bảo tính thống nhất về chủ thể hay không, Người nộp đơn đăng ký có quyền đăng ký nhãn hiệu hay không? Nhãn hiệu có thuộc các trường hợp vi phạm pháp luật hoặc trật tự xã hội hay không, Người nộp đơn có tích đúng vào loại nhãn hiệu yêu cầu đăng ký hay không? Phần mô tả màu sắc nhãn hiệu chính xác không? Các khoản phí, lệ phí được tính đúng và đầy đủ chưa và việc Phân nhóm sản phẩm/dịch vụ đúng, chính xác theo bảng phân loại hay không;

+ Ý nghĩa của thẩm định hình thức đơn đăng ký: Đây không phải là giai đoạn để Cục SHTT xem xét, đánh giá khả năng bảo hộ của Nhãn hiệu đăng ký với các điều kiện bảo hộ (ngoại trừ các dấu hiệu chắc chắn không được bảo hộ do không đủ điều kiện để coi là nhãn hiệu như Nhãn hiệu không nhìn thấy, Nhãn hiệu trái pháp luật và đạo đức xã hội).

+ Trường hợp nếu có sai sót, thiếu sót về hình thức, Cục SHTT sẽ ra Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ và yêu cầu Người nộp đơn sửa chữa thiếu sót trong thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót; sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu; không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

+ Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng các yêu cầu về hình thức. Cục SHTT sẽ ra Quyết định chấp nhận đơn Hợp lệ.

– Đơn đăng ký nhãn hiệu được Quyết định lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

– Bước tiếp theo là thẩm định nội dung đơn. Đây là bước đánh giá khả năng bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

– Bước cuối cùng là ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

4. Vì sao nên chọn Đăng ký nhãn hiệu qua Luật Bạch Minh.

Mặc dù hồ sơ, thủ tục và quy trình theo đuổi đơn đăng ký nhãn hiệu đã được Chúng tôi hướng dẫn chi tiết nói trên nhưng trên thực tế Nhiều chủ đon đơn đăng ký nhãn hiệu vẫn có nhiều sai sót từ các nguyên nhân và sẽ dẫn đến hậu quả sau:

+ Nhãn hiệu đăng ký là dấu hiệu không được coi là Nhãn hiệu, không được bảo hộ theo quy định của pháp luật. Như vậy chắc chắn việc đăng ký nhãn hiệu sẽ không có kết quả. Ví dụ: Nhãn hiệu là Tên anh hùng dân tộc, danh nhân Văn hóa Việt Nam và thế giới như: Lê Nin; Nguyễn Ái Quốc; Hồ Chí Minh..

+ Nhãn hiệu chỉ là dấu hiệu, hình ảnh tên gọi hoặc có nghĩa mô tả về hàng hóa, dịch vụ đăng ký thì cũng không được bảo hộ.

+ Đơn có các sai sót về mẫu nhãn hiệu, về màu sắc nhãn hiệu về loại Nhãn hiệu. Trong trường hợp này Cục SHTT sẽ yêu cầu người nộp đơn khắc phục sai sót trong quá trình thẩm định hình thức. Nếu không khắc phục được đơn sẽ bị từ chối về mặt hình thức.

+ Việc phân nhóm sản phẩm dịch vụ trong đơn đăng ký không đúng, Cục SHTT sẽ tiến hành phân nhóm lại và thông báo cho người nộp đơn. Nếu người nộp đơn chấp thuận thì phải làm Công văn trả lời kèm theo là Lệ phí phân nhóm phát sinh.

+ Việc Phân nhóm hàng hóa/dịch vụ không đúng với Bản chất, mong muốn kinh doanh của Người đăng ký. Đây có thể là sai sót nghiêm trọng nhất vì Bản chất và giá trị sử dụng trên thực tế của Nhãn hiệu sản phẩm và Nhãn hiệu dịch vụ là khác nhau. Cùng một loại hàng hóa có thể đăng ký cho Nhãn hiệu sản phẩm cụ thể và cũng có thể đăng ký cho Dịch vụ mua bán sản phẩm đó.

Hơn nữa với thời hạn và quy trình theo đuổi đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam hiện nay kéo dài từ 20 đến 24 tháng nêu việc theo dõi cập nhật tình trạng đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ mất thời gian.

Để khắc phục các hạn chế nói trên, Luật Bạch Minh sẽ tư vấn và hỗ trợ Khách hàng trong việc xác lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu với thủ tục đơn giải nhất. Cụ thể Quý khách chỉ cần gửi Mẫu nhãn và danh mục sản phẩm hiện đang và sẽ kinh doanh. Chúng tôi sẽ tiến hành phân nhóm nhãn hiệu, tra cứu, đánh giá sơ bộ để kết luận về khả năng bảo hộ nhãn hiệu.

Nếu Nhãn hiệu có khả năng bảo hộ, Quý khách chỉ cần ký 01 Giấy ủy quyền duy nhất để Luật Bạch Minh soạn thảo hồ sơ, đại diện Khách hàng nộp và theo dõi quá tình xử lý tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách hàng việc sử dụng nhãn hiệu sau khi được bảo hộ. Thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện các hành vi xâm phạm quyền đối với Nhãn hiệu để thông báo cho Khách hàng có phương án ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Mọi thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn xin liên hệ

PHÒNG BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU – VPLS BẠCH MINH

Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại TP Hà Nội

Mobile: 0904152023

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh

Mobile: 0865 285828

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Chat với Luật Sư
Chat ngay