Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là cái mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống đó có thể là đơn giản chỉ là một bao thư, một cuốn lịch, trang bìa của sách, báo, tạp chí, một chiếc áo có thiết kế kiểu dáng khác lạ hay đơn giản hơn là cách trang trí trên một đồ vật…và cũng có thể là một bộ nhận dạng thương hiệu bao gồm tập hợp các hình ảnh logo, nhãn hiệu kết hợp với màu sắc, slogan mang phong cách riêng biệt.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định số 17/2023 Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp bao gồm: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm; hình thức thể hiện của nhân vật); thiết kế thời trang; thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại thất mang tính mỹ thuật. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng và không bao gồm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm bắt buộc phải có để thực hiện chức năng của sản phẩm.
Ví dụ: Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Ví dụ 2: Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là đối tượng bảo hộ bản quyền tác giả và cũng là đối tượng bảo hộ của Kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm Đèn:
Bộ đèn đan vẩy rồng, mây đan của tác giả Nguyễn Văn Tĩnh đạt giải Nhất sản phẩm ứng dụng trong Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 4 (2014 – 2019)
Ví dụ 3: Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thể hiện dưới dang Bộ nhận diện thương hiệu
Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là việc tác giả, chủ sở hữu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng nộp đơn đăng ký bản quyền và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Cục Bản quyền tác giả để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả.
Mục lục bài viết
1. Sự cần thiết đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Mặc dù quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Thế nhưng, việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bước ghi nhận quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tác phẩm của chính tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Khi tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp xảy ra. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bằng chứng mặc nhiên xác nhận tư cách và quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng đã đăng ký. Nếu tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không đăng ký quyền tác giả thì khi có tranh chấp xảy ra các chủ thể này có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm đó, tức là phải tự mình cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm. Thực tế cho thấy việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chứng minh quyền của mình là rất khó, mất nhiều thời gian, công sức và tiền của, thậm chí không thể chứng minh được mình là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm có tranh chấp. Trong khi đó, thủ tục đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng nhanh chóng, không quá phức tạp và chi phí rất nhỏ so với lợi ích nó mang lại.
2. Điều kiện để bảo hộ quyền tác giả tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng muốn được bảo hộ quyền tác giả phải đáp ứng 02 điều kiện sau:
– Điều kiện cần: Được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định;
– Điều kiện đủ: Được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích; được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy.
3. Quy trình đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
– Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả: Cục Bản quyền tác giả – Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch. Vậy nê, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp nộp hồ sơ lên cơ quan này hoặc ủy quyền cho người khác đi nộp đơn theo Giấy ủy quyền.
– Bộ hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả
Lưu ý:
Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng soạn theo mẫu do Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch quy định. Tờ khai phải do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin. Trong nội dung tờ khai ngoài việc thể hiện đầy đủ thông tin của tác giả, người sáng tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả – người sở hữu tác phẩm hay người nộp đơn thì còn phải thể hiện tóm tắt nội dung của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được đăng ký; thời gian, địa điểm, hình thức công bố cuẩ tác phẩm, và lời cam đoan của người nộp đơn về nội dung đã kê khai trong tờ khai đăng ký. Nội dung tờ khai phải bằng tiếng Việt.
+ 02 bản in tác phẩm mỹ thuật ứng dụng cần đăng ký;
+ Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng này là thành quả lao động, là thành quả sáng tác của nhiều người;
+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu quyền tác giả, nếu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng này thuộc về chủ sở hữu chung của nhiều chủ thể;
+ Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu chủ thể nộp đơn không phải là tác giả nhưng được thừa hưởng quyền tác giả của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thông qua thủ tục thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
+ Giấy ủy quyền (Nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền);
+ Giấy tờ tùy thân của người nộp hồ sơ;
– Thời hạn cấp Giấy chứng nhân đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ trong trường hợp từ chối hồ sơ.
4. Dịch vụ tư vấn đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn hồ sơ thủ tục đăng ký xác lập quyền tác giả đối với tác phẩm. Hãy gọi ngay cho chúng tôi nếu Quý vị có nhu cầu đăng ký bản quyền hoặc có các vấn đề tranh chấp liên quan đến Bản quyền tác giả. Chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho Quý vị.
Mọi thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn xin liên hệ
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH
Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội
VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28
Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Email: luatbachminh@gmail.com