Chỉ cần biết được 5 bước mở địa điểm kinh doanh của Luật Bạch Minh hướng dẫn thì thủ tục mở địa điểm kinh doanh đối với công ty trở lên rất đơn giản. Mời mọi người cùng tìm hiểu các bước mở địa điểm kinh doanh nhanh nhất dưới đây của chúng tôi.
Mục lục bài viết
Bước 1. Chuẩn bị thông tin mở địa điểm kinh doanh
Trước khi tiến hành thủ tục mở địa điểm kinh doanh, công ty phải lập các thông tin liên quan đến địa điểm kinh doanh dự kiến mở như sau:
1. Tên của địa điểm kinh doanh
Ví dụ: Địa điểm kinh doanh Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Việt Nam
2. Địa chỉ của địa điểm kinh doanh
Ví dụ: Số nhà 01 ngõ 68 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
3. Thông tin người đứng đầu địa điểm kinh doanh
Thông tin cần chuẩn bị của người đứng đầu địa điểm kinh doanh bao gồm:
- Họ và tên
- Quốc tịch
- Dân tộc
- Ngày sinh
- Địa chỉ thường trú
- Địa chỉ liên lạc
- Số Căn cước công dân
- Ngày cấp
- Nơi cấp
4. Ngành nghề đăng ký kinh doanh khi mở địa điểm kinh doanh
Ngành nghề địa điểm kinh doanh được lựa chọn từ danh sách ngành nghề của công ty mẹ, cách ghi ngành nghề khi mở địa điểm kinh doanh như sau:
– Dịch vụ lưu trú ngắn ngày – mã ngành 5510
– Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên – mã ngành 7211
– Dịch vụ hỗ trợ tổng hợp – mã ngành 8110
Một số ngành nghề kinh doanh mà địa điểm kinh doanh không hoạt động được như: Hoạt động xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa kinh doanh.
Bước 2. Soạn hồ sơ mở địa điểm kinh doanh
Bộ hồ sơ mở địa điểm kinh doanh theo quy định Luật doanh nghiệp bao gồm:
1. Bản sao công chứng căn cước công dân của người đứng dầu địa điểm
2. Thông báo mở địa điểm kinh doanh (thông báo được Luật Bạch Minh soạn thảo đầy đủ theo quy định, công ty có thể liên hệ đến Luật Bạch Minh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ mở địa điểm kinh doanh nhanh nhất).
3. Bản sao giấy căn cước công dân của người đại diện công ty nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh
Lưu ý:
– Hồ sơ mở địa điểm kinh doanh nộp đúng và đủ số lượng không nộp thừa hồ sơ
– Thời hạn giấy căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người nhận ủy quyền tiến hành thủ tục mở địa điểm hoặc của người đại diện theo pháp luật phải còn hạn hiệu lực.
– Thời hạn giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu địa điểm kinh doanh phải còn hạn hiệu lực.
Bước 3. Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ mở địa điểm kinh doanh là Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh nơi đặt trụ sở chính của địa điểm kinh doanh.
Một số tỉnh có Khu hành chính công của tỉnh thì công ty đến trực tiếp bộ phận một cửa khu hành chính của tỉnh tại cửa tiếp nhận hồ sơ phòng đăng ký kinh doanh
Ngoài ra, công ty có thể tạo tài khoản trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh và nộp hồ sơ thông qua hệ thống sẽ chuyển hồ sơ về tỉnh thành nơi đặt địa điểm kinh doanh của công ty.
Để tiết kiệm chi phí và thời gian, công ty có thể lựa chọn hình thức nộp trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia đăng ký doanh nghiệp. Tránh phải đi lại nhiều nếu có trường hợp hồ sơ bị sửa đổi nhiều lần.
Bước 4. Nộp lệ phí và nhận Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh
Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh được nộp tại bộ phận một cửa nơi tiếp nhận và trao gửi kết quả cho công ty.
Lệ phí được nộp sau khi có thông báo cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
Bước 5. Thủ tục nộp tờ khai thuế môn bài
Công ty tiến hành nộp tờ khai thuế môn bài tại chi cục thuế quản lý địa điểm kinh doanh
Công ty kê khai thuế môn bài của địa điểm theo thông tin và dùng chữ ky số của công ty nộp trên hệ thống thuế điện tử của Tổng cục thuế.
Lệ phí nộp thuế môn bài theo quy định là 1.000.000 đồng/năm. Trong trường họp công ty mở địa điểm kinh doanh từ 01/07 trở đi thì tiền thuế môn bài của năm đầu tiên là: 500.000 đồng.
Bạn có biết Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh gồm những thông tin gì không, mục dưới đây dành cho những ai chưa mở địa điểm kinh doanh và muốn biết địa điểm kinh doanh chứa những thông tin gì.
Nội dung giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh bao gồm:
1. Tên địa điểm kinh doanh
Tên địa điểm kinh doanh băng tiếng nước ngoài
Tên địa điểm kinh doanh viết tắt
2. Địa chỉ, điện thoại, Email, Fax và Website
3. Thông tin về người đứng đầu địa điểm kinh doanh
4. Hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp/chi nhánh
Qua bài viết trên công ty có thể đã hiểu khái quát về các bước tiến hành để mở địa điểm kinh doanh tại tỉnh đặt trụ sở chính công ty hoặc tại tỉnh khác tỉnh đặt trụ sở chính của công ty. Nếu bạn cần một tổ chức cung cấp dịch vụ về mở địa điểm kinh doanh, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Văn phòng Luật sư Bạch Minh theo thông tin liên hệ sau:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH
Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao – Hà Đông – T.P Hà Nội
VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21 Lâm Văn Bền – Quận 7 – T.P Hồ Chí Minh
Điện thoại/ Zalo/viber: 0904 152 023 – 0865.28.58.28
Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Email: luatbachminh@gmail.com