Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là tài liệu không thể thiếu khi xin giấy phép quảng cáo. Tương ứng với mỗi hình thức quảng cáo khác nhau mà hồ sơ có các yêu cầu khác nhau. Luật Bạch Minh sẽ chia sẻ ở bài viết dưới đây:

1. Quy định chung về hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

– Nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng phải thể hiện bằng tiếng Việt, trừ nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt.

– Các tài liệu trong hồ sơ được in rõ ràng, sắp xếp theo trình tự quy định;

– Các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phải còn hiệu lực, là bản sao chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo. Các tài liệu trong hồ sơ phải có dấu, dấu giáp lai của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;

– Mẫu nội dung quảng cáo được trình bày trên khổ giấy A4.

Trích Quy định của Nghị định 181/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo

Điều 5. Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm

1. Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

2. Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có các nội dung sau đây:

a) Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm;

b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

3. Quảng cáo thực phẩm chức năng phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này và các nội dung sau đây:

a) Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có);

b) Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

4. Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

5. Quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

2. Hồ sơ quảng cáo thực phẩm chức năng trên truyền hình

Theo quy định tại Nghị định 15/2018 của Chính phủ, hồ sơ xin Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng trên truyền hình bao gồm:

+ Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu

+ Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

+ Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

+ Kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung video dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh;

+ Tài liệu khoa học chứng minh công dụng, tính năng của sản phẩm ngoài tính năng công dụng ghi trong bản công bố sản phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

3. Hồ sơ quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo mạng, bảng biển

Theo quy định tại Nghị định 15/2018 của Chính phủ, hồ sơ xin Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng không phải là báo nói, báo hình bao gồm:

+ Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu

+ Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

+ Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

+ Ma ket chứa nội dung dự kiến quảng cáo đóng dấu treo xác nhận của tổ chức, cá nhân;

+ Tài liệu khoa học chứng minh công dụng, tính năng của sản phẩm ngoài tính năng công dụng ghi trong bản công bố sản phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

4. Yêu cầu về nội dung xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

4.1 Yêu cầu đối với Maket quảng cáo thực phẩm chức năng:

Đối với quảng cáo Thực phẩm chức năng bằng Maket/Poste, nội dung Maket quảng cáo bắt buộc phải có các thông tin sau:

– Tên sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe ghi theo tên trên đăng ký công bố;

– Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có)

– Các khuyến cáo khi sử dụng

– Các đối tượng sử dụng (nếu sản phẩm lưu ý về đối tượng sử dụng);

– Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

– Nội dung khuyến cáo: “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền;

– Ngoài ra, trên Maket quảng cáo có thể có thêm các nội dung:

+ Hình ảnh bao bì sản phẩm thực phẩm chức năng quảng cáo: (Lưu ý là hình ảnh thể hiện trên nhãn sản phẩm kèm theo Hồ sơ đăng ký công bố đã được cấp số tiếp nhận);

+ Hình ảnh logo, nhãn hiệu của nhà sản xuất, của đơn vị phân phối nếu có tài liệu chứng minh quyền sử dụng hình ảnh là hợp pháp;

+ Hình ảnh các dấu hiệu chứng nhận của sản phẩm thực phẩm chức năng như Chứng nhận GMP; Iso…; Chứng nhận Hala; Chứng nhận Kosher nếu sản phẩm quảng cáo đạt các chứng nhận này.

+ Hình ảnh nhân vật, diễn viên nếu có văn bản thoả thuận về việc sử dụng hình ảnh nhân vật là hợp pháp.

– Nếu Maket quảng cáo có nhiều trang, thì các trang phải đánh số thứ tự và đóng dấu giáp lai.

4.2 Yêu cầu đối với kịch bản quảng cáo thực phẩm chức năng trên truyền hình:

Đối với hồ sơ quảng cáo thực phẩm chức năng trên truyên hình, hồ sơ quảng cáo gồm

+ Kịch bản dự kiến quảng cáo và

+ File mềm chứa nội dung video quảng cáo;

Ngoài các yêu cầu như về nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng bằng Maket/Poste như đã trình bày ở trên. Đối với quảng cáo trên truyền hình, nội dung quảng cáo có các yêu cầu cụ thể như sau:

– Đối với Kịch bản quảng cáo thực phẩm chức năng:

+ Kịch bản quảng cáo được làm ra khổ giấy A4.

+ Tiêu đề kịch bản quảng cáo phải ghi rõ tên sản phẩm thực phẩm chức năng được quảng cáo và thời lượng quảng cáo: 5 giây; 10 giây…..60 giây..;

+ Kịch bản quảng cáo phải thể hiện rõ nội dung hình ảnh và âm thanh, lời thoạt của từng hoạt cảnh quảng cáo;

+ Nếu kịch bản quảng cáo nhiều trang thì phải đánh số thứ tự các trang kịch bản quảng cáo.

+ Phải thể hiện rõ nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh trong kịch bản quảng cáo.

– Đối với nội dung Video quảng cáo thực phẩm chức năng:

+ Video phải thể hiện đúng như nội dung thứ tự, thời lượng kịch bản quảng cáo;

+ Phải đọc Tên sản phẩm quảng cáo; Công dụng và các nội dung khuyến cáo khi sử dụng sản phẩm (nếu có);

+ Đối với các video quảng cáo có thời lượng trên 15 giây phải đọc nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Đối với các video quảng cáo ngắn dưới có thời lượng 15 giây thì không phải đọc “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, nhưng phải thể hiện dòng chữ khuyến cáo trong video quảng cáo.

Mọi yêu cầu tư vấn, giải đáp pháp luật liên quan đến việc lập hồ sơ xin giấy phép  quảng cáo thực phẩm chức năng. Quý khách vui lòng liên hệ :

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28

Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua địa chỉ

Emailluatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại TP Hà Nội

Mobile: 0904152023

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh

Mobile: 0865 285828

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Chat với Luật Sư
Chat ngay