Luật Bạch Minh chia sẻ 5 Bí quyết lập địa điểm kinh doanh nhanh nhất
Sau khi công ty lập địa điểm kinh doanh công ty phải gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang rất lúng túng và mất nhiều thời gian đối với thủ tục hành chính tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Chính vì vậy, Luật Bạch Minh sẽ chia sẻ 5 Bí quyết thành lập địa điểm kinh doanh nhanh nhất để công ty tiết kiệm thời gian và chi phí.
-
- Tìm hiểu các quy định về địa điểm kinh doanh tại văn bản pháp luật
-
- Lựa chọn địa chỉ đặt địa điểm kinh doanh
-
- Chuẩn bị đầy đủ thông tin về địa điểm kinh doanh
-
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ lập địa điểm kinh doanh theo quy định
- Lựa chọn hình thức nộp hồ sơ
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu các quy định về địa điểm kinh doanh tại văn bản pháp luật
Quy định và thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh hiện nay được quy định tại văn bản pháp luật và các văn bản dưới Luật hướng dẫn có quy định chi tiết quy định về thành lập doanh nghiệp như sau:
– Luật doanh nghiệp có quy định về thủ tục lập địa điểm kinh doanh
– Nghị định hướng dẫn hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
2. Lựa chọn địa chỉ đặt địa điểm kinh doanh
Doanh nghiệp phải lựa chọn vị trí đặt địa điểm kinh doanh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh doanh của công ty, nhưng cũng phải đúng với quy định pháp luật. Tránh trường hợp, doanh nghiệp tiến hành ký hợp đồng và thanh toán tiền thuê nhà nơi đặt địa điểm kinh doanh dự kiến, đến khi tiến hành thủ tục lập địa điểm kinh doanh lại không được cơ quan đăng ký kinh doanh chấp thuận vì địa chỉ địa điểm kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật.
3. Chuẩn bị đầy đủ thông tin về địa điểm kinh doanh
Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ thông tin về địa điểm kinh doanh để thuận tiện trong quá trình tiến hành soạn thảo hồ sơ.
Thông tin về địa điểm kinh doanh cụ thể như sau:
– Tên tiếng việt địa điểm kinh doanh, Tên tiếng anh hoặc tên viết tắt (nếu có)
– Địa chỉ địa điểm kinh doanh. Địa chỉ đầy đủ thông tin từ số nhà/ngõ, đường, thôn/tổ, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
– Số điện thoại của địa điểm kinh doanh. Địa chỉ Email; Website (nếu có)
– Lĩnh vực kinh doanh. Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh. Doanh nghiệp lựa chọn 1 hoặc 1 số ngành nghề của công ty mẹ để kinh doanh tại địa điểm kinh doanh
– Thông tin về người đứng đầu địa điểm kinh doanh. Người đứng đầu địa điểm kinh doanh có thể là người đại diện theo pháp luật.
Đối với thông tin người đứng đầu địa điểm kinh doanh theo Chứng minh nhân dân quy định có thời hạn 15 năm, vì vậy, nên xem lại thời hạn của Chứng minh nhân dân cũng như thẻ căn cước công dân và hộ chiếu
– Thông tin về thuế của địa điểm kinh doanh bao gồm: nơi nhận thông báo thuế; số lao động; ngành nghề kinh doanh chính; các loại thuế phải nộp.
4. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ lập địa điểm kinh doanh theo quy định
Hiện nay Luật doanh nghiệp quy định doanh nghiệp sau khi lập địa điểm kinh doanh, công ty gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh. Nhưng thực tế hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh đầy đủ bao gồm:
– Thông báo lập địa điểm kinh doanh
– Bản sao Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu địa điểm kinh doanh
– Bản sao công chứng người tiến hành nộp hồ sơ
– Bản sao Sổ đỏ hoặc Giấy phép xây dựng – Đối với trường hợp địa điểm kinh doanh đặt tại tòa nhà chung cư hỗn hợp
– Văn bản ủy quyền theo quy định pháp luật – Trường hợp doanh nghiệp ủy quyền người khác đại diện tiến hành thủ tục thì phải kèm theo.
5. Lựa chọn hình thức nộp hồ sơ.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn 2 hình thức nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.
– Nộp trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
– Nộp trực tiếp tại bộ phận 1 cửa Phòng đăng ký kinh doanh
Cơ quan đăng ký kinh doanh tại các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương quy định về hình thức nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh khác nhau.Cụ thể như tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành thủ tục nộp hồ so thành lập địa điểm kinh doanh được áp dụng bắt buộc theo hình thức nộp trực tuyến
Lưu ý. Hiện nay mọi người hay gọi tên là: Xưởng sản xuất, kho hàng, văn phòng giao dịch. Theo quy định các tên gọi tên không phải tên gọi của loại hình trực thuộc doanh nghiệp. Xưởng sản xuất; kho hàng; văn phòng giao dịch chỉ là một trong các tên của địa điểm kinh doanh.
Trên đây là 5 bí quyết Luật Bạch Minh chia sẻ cho doanh nghiệp về thành lập địa điểm kinh doanh nhanh nhất, giúp doanh nghiệp tiến hành thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh một cách dễ dành và tiết kiệm chi phí nhất. Nếu bạn cần Tư vấn hay sử dụng Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh . Bạn xin vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH
– Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao – Hà Đông – T.P Hà Nội
– VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21 Lâm Văn Bền – Quận 7 – T.P Hồ Chí Minh
– Điện thoại/ Zalo/ Viber: 0904.152.023 – 0865.28.58.28
Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Email: luatbachminh@gmail.com