Thủ tục thành lập Hộ kinh doanh tại Hà Nội

Văn phòng luật sư Bạch Minh tư vấn và hướng dẫn thủ tục thành lập Hộ kinh doanh tại Hà Nội

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Thủ tục thành lập Hộ kinh doanh tại Hà Nội

Trường hợp không phải đăng ký kinh doanh

– Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối

– Người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động

– Người làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Quy định về Hộ kinh doanh

1. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh

  • Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh.
  • Cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.
  • Cá nhân được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
  • Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân.
  • Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh đồng thời là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khi được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
  • Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định

2. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh

3. Đặt tên hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:

  • Loại hình “Hộ kinh doanh”
  • Tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

Quy định cấm đối với tên Hộ kinh doanh

  • Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
  • Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.

Thủ tục thành lập Hộ kinh doanh tại thành phố Hà Nội

Bước 1. Cá nhân, nhóm cá nhân họp để lựa chọn các thông tin đăng ký Hộ kinh doanh và quyết định về lĩnh vực kinh doanh của Hộ kinh doanh.

Bước 2. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

  • Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh;
  • Số vốn kinh doanh
  •  Số lao động;
  • Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Ngoài hồ sơ theo quy định, cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ như: Hợp đồng thuê nhà.

Bước 3. Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến Bộ phần một cửa Ủy ban nhân dân Quận/ Huyện để nhận kết quả: Giấy chứng nhận Đăng ký Hộ kinh doanh

Bước 4. Sau khi nhận Giấy chứng nhận Đăng ký Hộ kinh doanh, Chủ Hộ kinh doanh đến Cơ quan thuế để làm thủ tục xin cấp mã số thuế và nộp lệ phí môn bài.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Hộ kinh doanh

  • Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
  • Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Văn phòng luật sư Bạch Minh tư vấn đăng ký thành lập Hộ kinh doanh tại thành phố Hà Nội. Ngoài ra, Luật Bạch Minh cung cấp dịch vụ thành lập Hộ kinh doanh tại thành phố Hà Nội đối với khách hàng có nhu cầu. Để được tư vấn hoặc cung cấp dịch vụ của Luật Bạch Minh, quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

– Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao – Hà Đông – T.P Hà Nội

– VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21 Lâm Văn Bền – Quận 7 – T.P Hồ Chí Minh

– Điện thoại/ Zalo/ Viber: 0904.152.023 – 0865.28.58.28

Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Emailluatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay