Thủ tục chi tiết đăng ký nhãn hiệu thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng cũng là một loại thực phẩm, nhưng khác thực phẩm thường ở chỗ ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng thì thực phẩm chức năng còn có các lợi ích vượt trội về dinh dưỡng như: bổ sung thêm các vitamin, tăng cường các chức năng của cơ thể con người, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh như giúp giảm cholesterol, giảm HA, chống táo bón, cải thiện hệ tiêu hóa…Theo quy định, Thực phẩm chức năng là một trong những hàng hóa đặc biệt chịu sự quản lý của Nhà nước khi Công bố sản phẩm và khi xin giấy phép quảng cáo người Công bố, người xin giấy phép quảng cáo phải cung cấp tài liệu chứng minh quyền sử dụng nhãn hiệu của sản phẩm thực phẩm chức năng.

Vậy việc đăng ký bảo hộ sản phẩm Thực phẩm chức năng được tiến hành như thế nào, cách phân nhóm đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm thực phẩm chức năng, hồ sơ đăng ký và thủ tục xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu đối với Thực phẩm chức năng. Chúng tôi sẽ hướng dẫn dưới đây:

I. Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu các sản phẩm Thực phẩm chức năng:

Trên thực tế, tên gọi của các sản phẩm thực phẩm chức năng hiện nay là THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE với nhiều tên gọi khác nhau.

Do có cùng tính chất với các sản phẩm Dược phẩm và Thuốc nên theo Bảng phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2020 áp dụng để phân loại hàng hóa đăng ký nhãn hiệu thì sản phẩm Thực phẩm chức năng, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng được phân cùng một nhóm. Cụ thể:

Nhóm 05: Thực phẩm và chất dinh dưỡng phù hợp cho việc sử dụng trong y tế hoặc thú y, thực phẩm cho em bé; Chất bổ sung ăn kiêng cho người như các Collagen dùng cho mục đích y tế; Chất bổ sung ăn kiêng

Nhóm 35: Dịch vụ Mua bán, dịch vụ Xuất nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng.

Đây là 2 nhóm chính để đăng ký nhãn hiệu các sản phẩm Thực phẩm chức năng, trong đó Nhóm 05 là nhóm nhãn hiệu cho chính sản phẩm Thực phẩm chức năng  ví dụ: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ABC, Còn nhóm 35 là nhóm nhãn hiệu cho dịch vụ mua bán, xuất nhập khẩu và nhãn hiệu này khá nhỏ so với Nhãn hiệu sản phẩm và thường được thể hiện ở bao bì sản phẩm kèm theo dòng chữ: “Sản phẩm này được nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi Công ty D”.

Do có sự khác nhau về giá trị sử dụng nên Quý vị lưu ý:

Nếu Quý vị nhập khẩu sản phẩm các sản phẩm Thực phẩm chức năng đã có Nhãn hiệu và Nhãn hiệu này đã được Nhà sản xuất bảo hộ tại Việt Nam thì chỉ cần đăng ký bảo hộ thêm nhóm 35 đối với Dịch vụ Mua bán, dịch vụ Xuất nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng.

Ngược lại, nếu nhãn hiệu Thực phẩm chức năng nhập khẩu chưa được Đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, Nếu hợp đồng mua bán Thực phẩm chức năng không có điều khoản cho phép người Nhập khẩu được quyền đăng ký nhãn hiệu thì Quý vị phải xin ý kiến của Nhà sản xuất nước ngoài về việc cho Phép Quý vị được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Thực phẩm chức năng và chỉ sau khi được sự chấp thuận đồng ý thể hiện tại Hợp đồng hoặc đòng ý bằng văn bản của Nhà sản xuất Quý vị mới có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Thực phẩm chức năng tại Việt Nam cho cả 2 nhóm cụ thể Nhóm 03 cho các sản phẩm Thực phẩm chức năng  và Nhóm 35 dịch vụ mua bán, xuất nhập khẩu Thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng.

II. Về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đối với các sản phẩm Thực phẩm chức năng:

Bộ hồ sơ có sự khác biệt giữa việc Quý vị nộp hồ sơ trực tiếp và nộp hồ sơ thông qua tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp:

1. Bộ hồ sơ nếu Quý vị trực tiếp đăng ký nhãn hiệu Thực phẩm chức năng gồm:

(i) 02 tờ khai đăng ký nhãn hiệu:

Các yêu cầu Tờ khai đăng ký nhãn hiệu:

+ Tờ khai phải được đánh máy và làm theo mẫu in trên khổ giấy A4, không được tẩy xóa;

+ Nhãn hiệu được dán, in trực tiếp vào mục Nhãn trên tờ khai;

+ Phần mô tả nhãn hiệu trên tờ khai phải mô tả đúng màu sắc, thành phần, ý nghĩa của Nhãn hiệu;

+ Phải tính đúng đầy đủ các loại phí lệ phí đăng ký nhãn hiệu theo Quy định của Bộ Tài chính;

+ Phải phân nhóm sản phẩm, dịch vụ liên quan đến sản phẩm Thực phẩm chức năng theo đúng chính xác Bảng phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2020.

Lưu ý: Nếu Quý vị có bất kỳ sai sót nào trong Tờ khai, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo Dự định Từ chối chấp nhận đơn hợp lệ và ấn định một thời hạn để Quý vị sửa chữa sai sót, việc sửa chữa này sẽ kéo dài thêm thời gian thẩm định đơn đăng ký của Quý vị đó là chưa kể trường hợp nếu Quý vị sửa chữa không đạt yêu cầu thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ về hình thức và chấm dứt xử lý đơn.

(ii) 10 mẫu nhãn hiệu kèm theo

Lưu ý về mẫu nhãn hiệu:

+ Mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt với mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả kích thước, màu sắc;

+ Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu;

(iii) Chứng từ nộp phí và lệ phí

(iv) Bản sao Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh/Quyết định đầu tư hoặc CMND, CCCD đối với cá nhân đăng ký.

2. Về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thông qua tổ chức Đại diện SHCN gồm:

(i) File mềm mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký kèm theo danh mục tên sản phẩm Thực phẩm chức năng cần đăng ký;

(ii) Giấy ủy quyền (Trong trường hợp ủy quyền cho Luật Bạch Minh nộp đơn đăng ký nhãn hiệu)

(iii) Bản sao Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh/Quyết định đầu tư hoặc CMND, CCCD đối với cá nhân Ủy quyền.

(iv) Phí và lệ phí.

III. Quy trình đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu Thực phẩm Chức năng:

Bước 1 : Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Thực phẩm Chức năng:

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, Người nộp đơn có thể trực tiếp hoặc Ủy quyền cho Luật Bạch Minh đại diện nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục SHTT.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu:

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành đánh giá tính hợp lệ của đơn đăng ký nhãn hiệu. Thời gian thẩm định hình thức là 30 ngày kể từ ngày nộp đơn.

Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu về hình thức như: Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

Ngược lại, nếu đơn đăng ký nhãn hiệu có thiếu sót: Cục sẽ ra Thông báo dự định từ chối và yêu cầu khắc phục các thiếu sót đó.

Bước 3: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu thực phẩm chức năng:

Đơn đăng ký nhãn hiệu nếu được chấp thuận hợp lệ về hình thức sẽ được Cục SHTT công bố trên Công báo SHCN trong thời gian 2 tháng. Kể từ thời điểm công bố bên thứ ba sẽ biết được thông tin về đơn đăng ký nhãn hiệu và có quyền có ý kiến phản đối cấp gửi Cục SHTT xem xét.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu thực phẩm chức năng:

Đây chính là việc Cục SHTT xem xét đánh giá nhãn hiệu có khả năng bảo hộ hay không dựa theo các điều kiện bảo hộ.

Thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn. Kết thúc việc Thẩm định nội dung, Cục SHTT sẽ có

Thông báo Dự định cấp văn bằng bảo hộ và thông báo nộp phí cấp Văn bằng bản hộ hoặc

Thông báo Dự định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ, Người nộp đơn có quyền có ý kiến bằng văn bản gửi Cục SHTT xem xét dự định từ chối. và thực hiện quyền khiếu nại sau khi Cục SHTT ra Quyết định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Bước 5: Nhận Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thực phẩm chức năng:

Các Đơn đăng ký Nhãn hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cấp văn bằng và Người nộp đơn đã nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ.

Thông thường, sau 02 – 03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn. Kể từ thời điểm Nhãn hiệu được cấp Văn bằng, Người nộp đơn chính thức trở thành Chủ sở hữu nhãn hiệu.

IV. Dịch vụ Đại diện đăng ký Nhãn hiệu Thực phẩm chức năng tại Luật Bạch Minh 

Nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và phần chi phí không cần thiết cho việc đăng ký nhãn hiệu, Luật Bạch Minh cung cấp dịch vụ đại diện chủ đơn trong việc đăng ký nhãn hiệu. Chúng tôi sẽ, tư vấn sơ bộ hoàn toàn miễn phí cho quý khách hàng về hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu Thực phẩm chức năng đồng thời thực hiện các công việc sau:

+ Tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ cho nhãn hiệu của khách hàng. Đề xuất ý kiến chỉnh sửa, bổ sung trong trường hợp nhãn hiệu của khách hàng có khả năng trùng hoặc gây nhầm lẫn để giúp Nhãn hiệu đăng ký đạt được khả năng cấp Văn bằng cao nhất.

+ Đại diện Quý vị thực hiện toàn bộ công việc liên quan đến đăng ký Nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ như Soạn và ký hồ sơ, nộp hồ sơ và lệ phí, theo dõi quá trình xử lý, nhận các thông báo về việc xử lý đơn của Cục SHTT, nhận và gửi Quý Vị Văn bằng bảo hộ.

+ Tư vấn cho Chủ sở hữu Nhãn hiệu cách sử dụng và khai thác nhãn hiệu hiệu quả và các biện pháp chống các hành vi xâm phạm quyền.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Phòng Đăng ký Nhãn hiệu – Văn phòng luật sư Bạch Minh

Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay