Quy định chuyển nhượng cổ phần

Chuyển nhượng cổ phần là hình thức cổ đông trong công ty cổ phần chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ cổ phần cho cổ đông khác hoặc cho người ngoài công ty. Theo quy định mới, kể từ ngày 10/10/2018 cổ đông chuyển nhượng cổ phần không cần phải tiến hành thông báo lên Cơ quan đăng ký kinh doanh. Vậy, khi trong công ty có cổ đông chuyển nhượng cổ phần thì công ty phải làm gi?, quy định  chuyển nhượng cổ phần thế nào?. Văn phòng Luật sư Bạch Minh sau đây sẽ hướng dẫn quy định chuyển nhượng cổ phần như sau:

Hướng dẫn quy định chuyển nhượng cổ phần năm 2020
Quy định chuyển nhượng cổ phần

I/ Quy định chuyển nhượng cổ phần 

1. Theo quy định về sửa đổi một số điều về đăng ký doanh nghiệp. Công ty chỉ tiến  hành thủ tục thay đổi thông tin cổ đông sáng lập trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua.

2. Chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán.

  • Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký.
  • Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

3. Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho người khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Trường hợp này, người được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ là cổ đông của công ty

4. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

5. Sau 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông khác hoặc cho người ngoài công ty.

6. Cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty được tự do chuyển nhượng không phụ thuộc hay hạn chế bởi công ty.

7. Người nhận cổ phần chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của người nhận chuyển nhượng được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.

II/ Quy trình chuyển nhượng cổ phần

1. Chuyển nhượng cổ phần trong trường hợp công ty hoạt động chưa đủ 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập trong công ty

Bước 1. Cổ đông chuyển nhượng và cổ đông nhận chuyển nhượng tiến hành ký hợp đồng chuyển nhượng và thanh toán tiền nhận chuyển nhượng cổ phần.

Bước 2. Tiến hành nộp thuế Thu nhập cá nhân đối với Người chuyển nhượng cổ phần tại Cơ quan thuế quản lý nơi đặt trụ sở chính của công ty

Bước 3. Công ty ghi nhận thông tin của cổ đông sáng lập nhận chuyển nhượng vào sổ đăng ký cổ đông.

Chuyển nhượng cho cho người không phải là cổ đông sáng lập

Bước 1. Công ty tiến hành họp Đại hội đồng cổ đong hộp về việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập cho người ngoài công ty.

Bước 2. Các cổ đông biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần và cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

Bước 3. Trường hợp các Đại hội đồng cổ đông nhất trí thông qua cho việc chuyển nhượng cổ phần, Công ty tiến hành  kê khai và nộp thuế Thu nhập cá nhân cho Cổ đông chuyển nhượng cổ phần tại Cơ quan thuế quản lý nơi đặt trụ sở chính của công ty.

Bước 4. Công ty ghi nhận thông tin của người nhận chuyển nhượng vào sổ đăng ký cổ đông.

2. Chuyển nhượng cổ phần trong trường hợp công ty hoạt động đủ 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 1. Cổ đông chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng tiến hành ký hợp đồng chuyển nhượng và thanh toán tiền nhận chuyển nhượng cổ phần.

Bước 2. Tiến hành nộp thuế Thu nhập cá nhân đối với cổ đông chuyển nhượng cổ phần tại Cơ quan thuế quản lý nơi đặt trụ sở chính của công ty

Bước 3. Công ty ghi nhận thông tin của cổ đông nhận chuyển nhượng vào sổ đăng ký cổ đông.

III/ Bộ hồ sơ chuyển nhượng cổ phần 

1. Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông của công ty về việc chuyển nhượng cổ phần

2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông của công ty về việc chuyển nhượng cổ phần

3. Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

4. Biên bản thanh lý Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

5. Bản sao công chứng Giấy tờ chứng thực cá nhân của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng

6. Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần của bên chuyển nhượng

IV/ Quy định về thuế liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần

1. Đối với hoạt động chuyển nhượng cổ phần của Công ty cổ phần chưa niêm yết thì thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng từng lần x 0,1 %

Giá chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật về kế toán trước thời điểm chuyển nhượng.

2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân thuộc diện trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế chậm nhất là 10 (mười) ngày kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực theo quy định của pháp luật

3. Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì thời điểm nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là trước khi làm thủ tục thay đổi danh sách cổ đông theo quy định của pháp luật.

V/ Bộ hồ sơ tiến hành thủ tục Kê khai thuế Thu nhập cá nhân

1. Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

2. Biên bản thanh lý Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

3. Bản sao công chứng Giấy tờ chứng thực cá nhân của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng

4. Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng

5. Bản sao sổ sách kế toán liên quan đến việc hoạt động của công ty

6. Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp

VI/ Quy định xử phạt hành vi vi phạm về Thuế đối với trường hợp Chuyển nhượng cổ phần

Điều 9 Thông tư số 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt hành chính về Thuế. Quy định như sau:

Điều 9. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.

2. Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).

3. Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.

4. Phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.

5. Phạt tiền 2.800.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.

6. Phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày.

b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 13 Thông tư này.

c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế).

d) Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.”

VII. Một số thắc mắc thường gặp trong việc chuyển nhượng cổ phần

1. Về Giá chuyển nhượng cổ phần. Có quy định nào về việc áp đặt giá chuyển nhượng không?

 Theo quy định luật Dân sự, Chuyển nhượng cổ phần là thỏa thuận giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.

Vì vậy giá chuyển nhượng cổ phần là thỏa thuận giữa 2 bên . Hiện nay cũng chưa có văn bản nào quy định về giá thấp nhất và cao nhất về giá chuyển nhượng cổ phần.

Nhưng khi tiến hành thủ tục nộp thuế Thu nhập cá nhân cho người chuyển nhượng, Cơ quan thuế sẽ yêu cầu công ty bổ sung thêm một số hồ sơ, giấy tờ như sau:

– Sổ sách kế toán về tình hình hoạt động của công ty, để tránh việc để giá chuyển nhượng thấp để giảm tiền nộp thuế.

– Báo cáo tài chính đến thời điểm chuyển nhượng (nếu có)

2. Về nộp thuế Thu nhập cá nhân. Trường hợp người chuyển nhượng không nộp thuê thu nhập cá nhân, công ty có ảnh hưởng gì không?

Tuy trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân là đối với cá nhân chuyển nhượng cổ phần, nhưng trường hợp cổ đông chuyển nhượng không tiến hành nộp thuế Thu nhập cá nhân thì công ty sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm về việc nộp và ke khai thuế thu nhập cá nhân của cổ đông chuyển nhượng.

3. Theo quy định hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần không cần thông báo lên Cơ quan đăng ký kinh doanh, liệu việc này các cổ đông tự chuyển nhượng có là căn cứ để xử lý tranh chấp?.

Về việc chuyển nhượng cổ phần hiện nay các cổ đông tự lập Hợp đồng ký và thanh toán với nhau, tại Hợp đồng và Biên bản thanh lý hợp đồng có sự xác nhận của Công ty nơi cổ đông sở hữu cổ phần.

Như vậy bằng việc hai bên tự nguyên ký vào Hợp đồng và Biên bản thanh lý được xem như căn cứ  để giải quyết tranh chấp sau này nếu xảy ra giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.

VIII. Dịch vụ Văn phòng Luật sư Bạch Minh về chuyển nhượng cổ phần 

1. Tư vấn quy định chuyển nhượng cổ phần 

2. Tư vấn quy định về thuế phải nộp đối với việc chuyển nhượng cổ phần

3. Soạn thảo các Hợp đồng và Giấy tờ có liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần

4. Rà soát các rủi ro nếu có của bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng khi tiến hành chuyển nhượng cổ phầm

5. Hoàn thiện bộ hồ sơ sau chuyển nhượng của người nhận chuyển nhượng và công ty

6. Hướng dẫn thủ tục công ty tiến hành nộp thuế thu nhập cá nhân cho cổ đông chuyển nhượng cổ phần

Quy định chuyển nhượng cổ phần 

IX/ Dịch vụ đăng ký doanh nghiệp Văn phòng Luật sư Bạch Minh

1. Thành lập công ty

2. Thành lập Chi nhánh – Văn phòng đại diện – Địa điểm kinh doanh

3. Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

4. Giải thể công ty

5. Chấm dứt hoạt động Chi nhánh – Văn phòng đại diện – Địa điểm kinh doanh

4. Đăng ký bảo hộ Thương hiệu độc quyền (Nhãn hiệu)

Văn phòng Luật sư Bạch Minh cam kết tư vấn pháp luật về doanh nghiệp MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ với chất lượng dịch vụ TỐT NHẤT.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

– Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao – Hà Đông – T.P Hà Nội

– VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21 Lâm Văn Bền – Quận 7 – T.P Hồ Chí Minh

– Điện thoại/ Zalo/ Viber: 0904.152.023 – 0865.28.58.28

Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Emailluatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay