Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là một dạng tranh chấp khá phức tạp, kéo dài và diễn ra phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành tại Việt Nam hiện nay. Các nguyên nhân chủ yếu là do:
Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai của Việt Nam khá nhiều và đôi khi có sự chồng chéo dẫn đến cách hiểu và áp dụng luật chưa thống nhất
Giá trị tranh chấp đất đai thường lớn hơn sơ với các tranh chấp thông thường
Tâm lý của người dân là khi có tranh chấp phải nhờ Toà án xem xét giải quyết.
Việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong một số trường hợp cụ thể chưa rõ ràng, thống nhất giữa cơ quan hành chính là UBND và cơ quan tư pháp là Toà án nên dẫn đến việc hồ sơ tranh chấp thường bị kéo dài hoặc chuyển qua lại giưa các cơ quan
Tại Điều 136, Luật đất đai năm 2003 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:
a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;
b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.
Cũng theo quy định tại Điều 33 và 35 Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/03/2011 Sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì
(i) Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp tranh chấp về dân sự, hôn nhân
(ii) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.
Để biết thêm chi tiết xin liên hệ
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH
Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội
VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28
Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Email: luatbachminh@gmail.com