Hồ sơ giải quyết vi phạm quảng cáo thực phẩm

Nếu Doanh nghiệp nhận được Thông báo của các cơ quan quản lý Nhà nước về anh toàn thực phẩm thông báo rằng hiện nay trên một số website, trên báo trí, trên mạng xã hội xuất hiện các quảng cáo sản phẩm thực phẩm vi phạm, đồng thời yêu cầu lãnh đạo doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo giải trình. Bạn phải chuẩn bị những gì? Để hạn chế thiếu sót cũng như không mất nhiều thời gian Chúng tôi sẽ hướng dẫn các vị:

1. Cần làm gì khi nhận được thông báo vi phạm quảng cáo thực phẩm:

Thông thường, trong mỗi Thông báo vi phạm, cơ quan thông báo đã ghi rõ các hồ sơ tài liệu mà Quý vị cần chuẩn bị. Do đó khi nhận được Thông báo Quý vị hãy xem và đọc thật kỹ về danh mục các tài liệu mà họ yêu cầu.

2. Các hồ sơ tài liệu khi giải quyết vi phạm hành chính về quảng cáo thực phẩm:

2.1 Các tài liệu bắt buộc khi giải quyết vi phạm hành chính về quảng cáo thực phẩm:

+ Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp (nếu người vi phạm là tổ chức) hoặc Bản sao CMND (nếu người vi phạm là cá nhân)

+ Bản sao Công bố sản phẩm thực phẩm hoặc Bản tự công bố kèm theo Bảng thông tin chi tiết về sản phẩm, mẫu nhãn sản phẩm đã được phê duyệt (nếu có);

+ Bản sao Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được phê duyệt;

+ 01 bộ sản phẩm mẫu (kèm bao bì);

2.2 Các hồ sơ khác khi giải quyết vi phạm về quảng cáo thực phẩm:

+ Nếu nội dung quảng cáo có dấu hiệu vi phạm Bản quyền, Quý vị cần thêm Bản sao Giấy tờ chứng minh sử dụng bản quyền là hợp pháp: Như Giấy chứng nhận quyền tác giả, Văn bản hoặc hợp đồng cho phép sử dụng bản quyền của Chủ sở hữu tác phẩm.

+ Nếu nội dung quảng cáo có dấu hiệu vi phạm logo,Nhãn hiệu: Quý vị cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sử dụng logo nhãn hiệu như: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Hợp đồng lixăng quyền sử dụng nhãn, Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm tờ khai đăng ký nhãn hiệu có dấu xác nhận của cơ quan tiếp nhận đơn.

+ Nếu nội dung quảng cáo có dấu hiệu vi phạm quyền hình ảnh, diễn viên, sử dụng hình ảnh hoạt hình nổi tiếng: Quý vị cần chuẩn bị Văn bản thuê diễn viên hoặc Thư đồng ý cho phép sử dụng hình ảnh nhân vật nổi tiếng trong nội dung quảng cáo

+ Nếu người đi làm việc không phải là Đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp thì phải có giấy ủy quyền hợp lệ kèm theo CMND của người được ủy quyền. Trong Giấy ủy quyền phải ghi rõ họ tên chức danh của người ủy quyền và người được ủy quyền, nội dung là lên làm việc với cơ quan triệu tập liên quan đến vi phạm pháp luật quảng cáo của Doanh nghiệp.

+ Bản giải trình của Doanh nghiệp về các vi phạm trong đó nêu rõ về tình trạng pháp lý hiện có của Doanh nghiệp: Như ĐKKD, Công bố số ngày tháng, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số, ngày tháng, các trang quảng cáo, hình thức quảng cáo. Các trang quảng cáo của Doanh nghiệp và đối tác, phương án tự khắc phục (gỡ bỏ, sửa chữa, tạm đóng website) các vướng mắc liên quan đến các quảng cáo tại các website không phải của Doanh nghiệp và Doanh nghiệp đã cố gắng liên hệ nhưng không gỡ, không xóa, không sửa được. Đồng thời đề nghị Cơ quan xử lý vi phạm xem xét hành vi chủ động khắc phục, sửa sai của Doanh nghiệp, xem xét các khó khăn của doanh nghiệp để  áp dụng mức xử phạt phù hợp thấu tình đạt lý.

Xem thêm Trình tự giải quyết vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng

3. Các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm quảng cáo thực phẩm:

– Quý vị phải tìm các trang quảng cáo, kiểm tra đối chiếu thông tin quảng cáo với các thông tin về sản phẩm trong Hồ sơ công bố, về Giấy phép quảng cáo đã được phê duyệt từ đó xác định được cơ bản hành vi vi phạm

– Từ các hành vi trên, Quý vị tìm hiểu văn bản về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo để xác định mức xử phạt, các văn bản đó là:

+ Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, du lịch và Quảng cáo.

+ Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017 của Chính Phủ Sửa đổi một số điều của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, du lịch và Quảng cáo.

+ Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/09/2019 của Chính Phủ  Quy định xử phạt vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm.

Mọi thắc mắc hoặc các yêu cầu tư vấn về pháp luật quảng cáo, về xin giấy phép quảng cáo thực phẩm về trình tự giải quyết vi phạm pháp luật quảng cáo xin Quý vị liên hệ với Luật sư của chúng tôi:

Điện thoại luật sư tư vấn :  0904 152 023 – 0865 28 58 28


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại TP Hà Nội

Mobile: 0904152023

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh

Mobile: 0865 285828

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Chat với Luật Sư
Chat ngay