Phân loại hàng hóa đăng ký nhãn hiệu

Kể từ ngày 01/01/2023, việc phân loại các hàng hóa, dịch vụ khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu được áp dụng theo bản tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 12-2023 được Cục Sở hữu trí tuệ dịch từ bản tiếng Anh do WIPO công bố. Nếu người nộp đơn không phân loại chính xác theo bản tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 12-2023, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện việc phân loại lại trong quá trình xử lý đơn và người nộp đơn phải bổ sung phí phân loại theo quy định.

Đây là thông báo mới nhất của Cục Sở hữu trí tuệ liên quan đến việc phân loại hàng hóa dịch vụ khi đăng ký Nhãn hiệu tại Việt Nam. Vậy tại sao phải phân loại hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu, cách phân loại thế nào chúng tôi sẽ hướng dẫn dưới đây:

1. Vì sao phải phân loại hàng hóa khi đăng ký Nhãn hiệu:

Với bản chất của Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức cá nhân khác. Do đó Nhãn hiệu sẽ gắn với hàng hóa, dịch vụ cụ thể chứ không thể là Dấu hiệu chung chung mà không xác định hàng hóa, dịch vụ nào.

Phải phân nhóm hàng hóa dịch vụ để xác định các khoản phí, lệ phí mà Chủ nhãn hiệu phải nộp bởi lẽ khi đăng ký Nhãn hiệu, Người nộp đơn phải nộp các khoản phí lệ phí nộp đơn và đến khi Nhãn hiệu được cấp Văn bằng bảo hộ thì người nộp đơn phải nộp lệ phí cấp văn bằng. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần mỗi lần 10 năm với điều kiện Chủ văn bằng phải nộp phí, lệ phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ. Như vậy trong suốt quá trình từ việc đăng ký xác lập quyền đối với Nhãn hiệu, cấp văn bằng và duy trì hiệu lực văn bằng mức phí, lệ phí đều căn cứ vào số lượng Nhóm hàng hóa dịch vụ mà nhãn hiệu được bảo hộ để tính.

2. Căn cứ phân loại hàng hóa dịch vụ khi đăng ký Nhãn hiệu:

Trước ngày 01/01/2023, việc phân loại hàng hóa, dịch vụ khi nộp đơn Đăng ký Nhãn hiệu được thực hiện theo Bảng Phân loại Quốc tế về Hàng hóa dịch vụ Ni-xơ Phiên bản 11-2020 Bản Tiếng Anh được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố và Cục Sở hữu trí tuệ dịch sang Tiếng Việt.

Cuối năm 2022, Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) đã chỉnh sửa và công bố Bảng Phân loại Quốc tế về Hàng hóa dịch vụ Ni-xơ Phiên bản 12-2023 Bản Tiếng Anh được và Bản phân loại đã được Cục Sở hữu trí tuệ dịch sang Tiếng Việt và chính thức áp dụng cho việc phân loại hàng hóa, dịch vụ cho các Đơn Đăng ký Nhãn hiệu từ ngày 01/01/2023.

Về kết cấu của Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ khi đăng ký Nhãn hiệu:

Về cơ bản hàng hóa dịch vụ theo Bảng phân loại Ni-xơ 12-2023 vẫn chia thành 45 nhóm trong đó 35 nhóm (từ nhóm 01 đến nhóm 34) là các hàng hóa và 10 nhóm (từ nhóm 35 đến nhóm 45) là các nhóm dịch vụ.

Về hàng hóa: Căn cứ vào thành phần, tính chất, công dụng và mục đích sử dụng của các hàng hóa giống hoặc tương tự nhau thì sẽ được phân vào một nhóm:

Ví dụ tại Nhóm 1: Chủ yếu yếu gồm các sản phẩm hoá học dùng trong công nghiệp, khoa học và nông nghiệp. Nhóm 03: Là các sản phẩm Mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh không chứa thuốc, Nước hoa, tinh dầu; Chế phẩm tẩy trắng và các chất khác dùng để giặt; Chế phẩm để tẩy rửa, đánh bóng, tẩy dầu mỡ và mài mòn và Nhóm 05 là các sản phẩm Dược, Thuốc chữa bệnh, Thực phẩm chức năng, Chế phẩm vệ sinh dùng cho mục đích y tế.

Về dịch vụ: Căn cứ vào bản chất, tính chất các dịch vụ giống hoặc tương tự nhau sẽ cùng được phân vào một nhóm.

Ví dụ tại Nhóm 36: là các dịch vụ bảo hiểm, tài chính, tiền tệ, kinh doanh bất động sản đây là các dịch vụ tương tự hoặc có liên quan đến nhau. Nhóm 37: gồm các dịch vụ xây dựng, sửa chữa, lắp đặt. Nhóm 39: gồm các dịch vụ Du lịch, vận tải, đóng gói và lưu giữ hàng hóa cũng là các dịch vụ liên quan đến nhau.

3. Cách phân loại hàng hóa dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu:

Khi đăng ký Nhãn hiệu, một yêu cầu đặt ra là Người nộp đơn phải phân loại hàng hóa, dịch vụ chính xác. Đối với các Nhãn hiệu cho các hàng hóa, dịch vụ cụ thể thì sẽ không khó khi phân loại đăng ký Nhãn hiệu.

Ví dụ phân loại hàng hóa:

Công ty A chỉ kinh doanh Mỹ phẩm, muốn đăng ký Nhãn : “A” cho sản phẩm Mỹ phẩm thì sẽ dễ dàng Phân loại Nhãn hiệu “A” trong đơn Đăng ký cho sản phẩm Mỹ phẩm thuộc Nhóm 03 – Bảng Phân loại Quốc tế về Hàng hóa dịch vụ Ni-xơ Phiên bản 12-2023.

Công ty B chỉ kinh doanh Bất động sản thì cũng dễ dàng tìm và Phân loại Nhãn hiệu “B” trong đơn Đăng ký cho các dịch vụ Kinh doanh Bất động sản thuộc Nhóm 36 – Bảng Phân loại Quốc tế về Hàng hóa dịch vụ Ni-xơ Phiên bản 12-2023.

Tuy nhiên, đối với các Nhãn hiệu chung của một Doanh nghiệp và Doanh nghiệp này lại đăng ký kinh doanh rất nhiều các ngành nghề thì việc phân loại hàng hóa dịch vụ khi đăng ký Nhãn hiệu là một thách thức không hề nhỏ bởi lẽ hiện nay các ngành nghề kinh doanh trên Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp được áp mã ngành cấp 4 theo Quy định của Chính phủ trong đó có rất nhiều ngành nghề kinh doanh nếu phân nhóm Đăng ký Nhãn hiệu thì sẽ nằm rải rác ở nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ

4. Phân biệt Nhãn hiệu hàng hóa và Nhãn hiệu dịch vụ:

Nhãn hiệu hàng hóa hiểu theo cách đơn giản nhất thì đó chính là Dấu hiệu gắn lên hàng hóa, dấu hiệu đó có thể là tên thương mại, tên riêng tự đặt của sản phẩm, logo, biểu tượng, bao bì hoặc là sự kết hợp giữa các yếu tố trên để giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hóa của người này với hàng hóa cùng loại của người khác. Còn Nhãn hiệu Dịch vụ là Nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ mua bán, tư vấn, đấu giá và thường Nhãn hiệu dịch vụ thường gắn với mỗi tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân cụ thể.

Ví dụ: Nhãn hiệu “CoopMark” là nhãn hiệu dịch vụ Siêu thị; Nhãn hiệu “Novaland”  là nhãn hiệu dịch vụ kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghỉ dưỡng lưu trú, dịch vụ du lịch..

Trong một số trường hợp, để tăng phạm vi bảo hộ, hạn chế các hành vi trục lợi về Nhãn hiệu thì một Nhãn hiệu sản phẩm có thể đồng thời đăng ký là Nhãn hiệu dịch vụ

Ví dụ: Nhãn hiệu A là Nhãn hiệu cho sản phẩm Quần áo, giày dép, đồ đội đầu thuộc nhóm 25, những cũng có thể đăng ký làm Nhãn hiệu cho các dịch vụ: Gia công may đo quần áo, giày dép thuộc Nhóm 40 và Dịch vụ mua bán, xuất nhập khẩu quần áo, giày dép, đồ đội đầu thuộc Nhóm 35.

5. Lệ phí phân loại lại hàng hóa dịch vụ trong đơn đăng ký Nhãn hiệu đã nộp:

Trường hợp người nộp đơn phân loại hàng hóa, dịch vụ không chính xác. Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối Đơn hợp lệ vì lý do phân loại không chính xác đồng thời Cục Sở hữu trí tuệ cũng hướng dẫn người nộp đơn Phân loại lại hàng hóa dịch vụ và các khoản phí lệ phí phát sinh từ việc phân loại lại hàng hóa dịch vụ. Sau khi nhận được Thông báo Người nộp đơn có quyền đồng ý hoặc Phản đối ý kiến của Cục sở hữu trí tuệ, nếu đồng ý thì người nộp đơn phải nộp bổ sung các khoản Phí lệ phí sau:

+ Phí lệ phí phân loại hàng hóa dịch vụ do Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện là: 100.000 đồng cho mỗi nhóm phân loại lại.

+ Phí lệ phí phát sinh Nhóm sản phẩm, dịch vụ hoặc sau Phí lệ phí cho sản phẩm thứ 7 trở lên trong mỗi nhóm nếu sau khi phân loại lại trong nhóm có thêm sản phẩm thứ 7 trở lệ theo Bảng phí lệ phí ban hành kèm theo Thông tư số 263 năm 2016 của Bộ Tài Chính.

6. Dịch vụ Đăng ký Nhãn hiệu:

Như vậy, việc xác định và phân loại hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký Nhãn hiệu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác lập quyền đối với Nhãn hiệu sau này. Nếu Phân loại hàng hóa dịch vụ sai Đơn đăng ký Nhãn hiệu sẽ bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối hình thức và muốn khắc phục thì Chủ đơn phải nộp thêm các khoản phí và lệ phí phát sinh kéo theo đó là Thời gian thẩm định sẽ kéo dài.

Mặt khác, sau khi nộp đơn nếu Chủ Đơn đăng ký Nhãn hiệu muốn bổ sung thêm các hàng hóa dịch vụ khác thì sẽ khác giữa việc bổ sung ngành nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp, thủ tục bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh diễn ra rất thuận lợi, nhanh chóng  nhưng nếu nếu muốn bổ sung thêm các hàng hóa, dịch vụ cho đơn Đăng ký Nhãn hiệu thì người Nộp đơn chỉ có thể thông qua duy nhất một thủ tục Đăng ký mới Nhãn hiệu và Đơn Đăng ký Nhãn hiệu bổ sung vẫn phải trải qua đầy đủ quy trình thẩm định hình thức và thẩm định nội dung  để đánh giá khả năng bảo hộ, và theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên thì chủ thể trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện bảo hộ sẽ được cấp văn bằng bảo hộ thì trong thời gian bổ sung bất kỳ ai cũng có quyền nộp đơn đăng ký Nhãn hiệu cho các hàng hóa, dịch vụ mà Chủ đơn muốn bổ sung sau này và nếu Nhãn hiệu của họ đáp ứng các điều kiện bảo hộ thì họ sẽ được bảo hộ chứ không phải là người nộp đơn bổ sung.

Là một trong các tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp với 12 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn đăng ký Nhãn hiệu, Đăng ký kiểu dáng bao bì sản phẩm chúng tôi đã  tư vấn và đăng ký thành công rất nhiều Nhãn hiệu cho nhiều khách hàng, Luật  Bạch Minh hy vọng sẽ tư vấn và cung cấp dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu một cách nhanh, chính xác và hiệu quả.

Mọi yêu cầu tư vấn phân loại và Đăng ký Nhãn hiệu xin liên hệ

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Email: luatbachminh@gmail.com

Điện thoại tư vấn: 0904 152 023 hoặc 0865 28 58 28


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay