Sau khi xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm tại cơ quan chức năng, thì công ty cần phải lưu ý gì khi triển khai quảng cáo thực tế. Để tránh vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo mỹ phẩm, mọi người tham khảo bài viết các lưu ý khi quảng cáo mỹ phẩm dưới đây của Luật Bạch Minh.
Mục lục bài viết
- 1. Các trường hợp được coi là Quảng cáo mỹ phẩm
- 2. Các phương tiện quảng cáo mỹ phẩm
- 3. Mẫu quảng cáo mỹ phẩm nổi bật hiện nay
- 4. Hành vi vi phạm về quảng cáo mỹ phẩm
- 5. Mức phạt vi phạm quảng cáo mỹ phẩm
- 6. Cơ sở pháp lý quy định về quảng cáo mỹ phẩm
- 7. Dịch vụ tư vấn pháp lý của Văn phòng luật sư Bạch Minh
1. Các trường hợp được coi là Quảng cáo mỹ phẩm
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Quảng cáo mỹ phẩm là gì?
Theo quy định pháp luật, Quảng cáo mỹ phẩm là các hoạt động giới thiệu, quảng bá mỹ phẩm nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất, bán, sử dụng mỹ phẩm. Được hiểu một cách thực tế là quảng cáo mỹ phẩm là hoạt động các tổ chức đưa thông tin, truyền thông tin sản phẩm mỹ phẩm đến với người tiêu dùng bằng các phương tiện và hình thức quảng cáo khác nhau có thể bằng hình ảnh hoặc bằng lời nói.
Những hoạt động được xem là quảng cáo mỹ phẩm
– Đăng bài, chia sẻ thông tin sản phẩm mỹ phẩm trên các trang thương mại điện tử như Lazada, Sendo…; trang mạng xã hội như Facebook, Titok…; truyền hình hay các trang báo điện tử được xem là hoạt động quảng cáo mỹ phẩm.
– Đăng thông tin sản phẩm mỹ phẩm của công ty trên trang website của công ty, đây là hoạt động nhằm cung cấp thông tin sản phẩm mỹ phẩm thông qua trang website chính thức của công ty.
– In thông tin sản phẩm mỹ phẩm trên các phương tiện giao thông, hoặc in dán trên các vật dũng hay sản phẩm khác.
– Cung cấp thông tin sản phẩm qua lời thoại trên các đài truyền hình
– Tổ chức hội nghị hội thảo, triển lãm sản phẩm giới thiệu sản phẩm mỹ phẩm
Những hoạt động không phải quảng cáo mỹ phẩm
– Thông tin sản phẩm mỹ phẩm được đăng, xuất hiện trên tin thời sự trên truyền hình; chương trình chính sách xã hội.
– Hoạt động trưng bày sản phẩm mỹ phẩm tại các siêu thị, cửa hàng kinh doanh
2. Các phương tiện quảng cáo mỹ phẩm
Có rất nhiều phương tiện quảng cáo để đưa thông tin sản phẩm mỹ phẩm đến với người tiêu dùng, từ quảng cáo bằng video trên các trang mạng xã hội, quảng cáo trên các bảng biển đặt trên tuyến đường hay tòa nhà cao tầng, hay có thể quảng cáo bằng áp phích dán/ treo tại các điểm trung chuyển xe…Đối với thực tế hiện nay việc quảng cáo không còn xa lạ gì nữa, phương tiện quảng cáo cũng lựa chọn phù hợp với chi phí đặt ra của công ty, kế hoạch quảng cáo và lứa tuổi hướng đến quảng cáo.
Hiện nay quảng cáo mỹ phẩm thường được chia thành 03 hình thức: (i) quảng cáo mỹ phẩm bằng video có hình động và lời thoại thường được sử dụng trên trang mạng xã hội, truyền hình hay các phương tiện điện tử khác; (ii) quảng cáo mỹ phẩm bằng lời thoại, phương tiện nay được áp dụng qua kênh đài, radio; (iii) quảng cáo mỹ phẩm bằng Maket cứng, được áp dụng phổ biến trên các tờ rơi, áp phich hay tại nhà chờ xe hoặc phương tiện giao thông.
Một số phương tiện quảng cáo hiện nay mọi người dễ nhận thấy nhất là:
– Quảng cáo trên truyền hình. Quảng cáo trên truyền hình là phương tiện dễ đưa sản phẩm mỹ phẩm đến mọi người nhất, video quảng cáo mỹ phẩm thương xuất hiện trong những khung cảnh “phần dành cho quảng cáo” trong các bộ phim hay kênh truyền hình trực tiếp. Đấy chính là phương tiện quảng cáo hàng ngày mọi người tiếp cận.
– Quảng cáo trên truyền thanh bằng hình thức nói/lời thoại. Đây là hình thức quảng cáo qua các kênh đài tiếng nói ( không hình ), cụ thể như Đài VOV giao thông, hay các kênh đài khác.
– Quảng cáo trên các trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông.
– Quảng cáo trên sách, báo, tạp chí, tờ rơi, pano, áp phích, vật thể trên không, vật thể dưới nước
– Quảng cáo tại hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.
– Công ty đứng tên trên giấy đăng ký công bố có thể tự quảng cáo trên các website, mạng xã hội hay tại trụ sở, văn phòng của công ty hoặc có thể thuê các đơn vị quảng cáo để thực hiện tối ưu quảng cáo đưa thông tin sản phẩm mỹ phẩm đến với người tiêu dùng nhanh nhất và hiệu quả nhất.
3. Mẫu quảng cáo mỹ phẩm nổi bật hiện nay
Mẫu quảng cáo như nào thì sẽ phụ thuộc vào kế hoạch maketing của công ty, có rất nhiều mẫu quảng cáo từ Tvc đến maket cứng… Luật Bạch Minh sẽ gửi đến các bạn mẫu maket mà được mọi người hay dùng nhất.
Nội dung quảng cáo chủ yếu đề cập các thông tin sau :
– Tên mỹ phẩm
– Công dụng của mỹ phẩm
– Thành phần của mỹ phẩm, thành phần có thể ghi đầy đủ tất cả các thành phần hoặc có thể ghi 1 số thành phần chính cấu tạo nên mỹ phẩm
– Tên và địa chỉ của tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường chính là tổ chức đứng tên trên phiếu đăng ký công bố mỹ phẩm do Sở Y tế/ Cục quản lý dược cấp cho công ty.
Một số mẫu cụ thể về Maket quảng cáo mỹ phẩm sau đây:
4. Hành vi vi phạm về quảng cáo mỹ phẩm
Có rất nhiều công ty bị xử lý vi phạm mỹ phẩm do không tìm hiểu rõ quy định pháp luật hoặc biết nhưng cố tình vi phạm quy định về quảng cáo mỹ phẩm. Để chỉ rõ hơn về các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo mỹ phẩm các bạn cùng tham khảo dưới đây:
– Quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm là thuốc, đây là hành vi vi phạm quy định về quảng cáo nghiệm trọng, có hoạt động lừa dối người tiêu dùng và gây người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm mỹ phẩm đó là thuốc điều trị bệnh.
– Quảng cáo mỹ phẩm khi chưa xin giấy phép quảng cáo tại Sở Y tế mà công ty đã quảng cáo mỹ phẩm trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội và các phương tiện khác.
– Quảng cáo mỹ phẩm sai với thông tin tại giấy xác nhận nội dung quảng cáo do Sở Y tế cấp phép. Trường hợp này rất rất nhiều công ty vi phạm nhiều khi vi phạm mà không biết, theo quy định công ty chỉ được phép quảng cáo đúng với thông tin và nội dung đã được Sở Y tế cấp xác nhận quảng cáo, khi công ty có thay đổi về thông tin sản phẩm như: thêm thông tin về công dụng, nội dung thành phần, cách dùng hay một số nội dung nào khác thì công ty phải tiến hành thủ tục xin giấy phép quảng cáo mỹ thẩm theo nội dung thay đổi đó để được Sở Y tế chấp thuận thì công ty mới được phép quảng cáo.
– Không trực tiếp quảng cáo nhưng các đơn vị nhà phân phối sản phẩm mỹ phẩm của công ty tự ý quảng cáo hoặc quảng cáo sai nội dung được cấp phép, đối với trường hợp này công ty không trực tiếp vi phạm nhưng có thể phải lên giải trình vs các cơ quan chức năng về hành vi vi phạm của các đại lý của công ty. Nên công ty nên sát sao các hoạt động quảng cáo của các nhà phân phối, đại lý phân phối sản phẩm mỹ phẩm do công ty đứng tên công bố và chịu trách nhiệm.
– Quảng cáo mỹ phẩm có sử dụng hình ảnh cá nhân hay tác phẩm nghệ thuật của người khác mà chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm, hình ảnh đó. Trường hợp nay ngoài việc bị xử lý hành chính về vi phạm quy định quảng cáo, công ty còn có thể sẽ phải bồi thường thiệt hay liên quan đến việc sử dụng hình ảnh của người khác.
– Quảng cáo thiếu nội dung bắt buộc phải có như: tên tổ chức chịu trách nhiệm về sản phẩm trên thị trường, công dụng mỹ phẩm, tên mỹ phẩm..
– Quảng cáo thiếu nội dung so với giấy xác nhận nội dung quảng cáo của Sở Y tế cấp.
– Cung cấp sai thông tin của sản phẩm mỹ phẩm khi quảng cáo mỹ phẩm.
– Chèn các thông tin hoặc tên của các cơ quan nhà nước lên trên nội dung quảng cáo mỹ phẩm.
– Quảng cáo thiếu thông tin mỹ phẩm so với nội dung tại giấy phép quảng cáo mỹ phảm.
– Hành vi không đọc rõ ràng một trong các thông tin: tên mỹ phẩm, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và các cảnh báo theo quy định khi quảng cáo trên báo nói, báo hình.
5. Mức phạt vi phạm quảng cáo mỹ phẩm
Mỹ phẩm được sử dụng lên da, tiếp xúc trực tiếp đến cơ thể con người, và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Chính vì vậy, mỹ phẩm thuộc sản phẩm đặc biệt do Bộ Y tế quản lý, nên đối với các hành vi vi phạm quảng cáo mỹ phẩm bị xử lý mức phạt rất cao.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo mỹ phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy tiếp nhận nhưng khi quảng cáo ở địa phương khác mà không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi quảng cáo biết.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng một trong các thông tin: tên mỹ phẩm, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và các cảnh báo theo quy định khi quảng cáo trên báo nói, báo hình.
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng không phù hợp với công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm;
+ Quảng cáo mỹ phẩm chưa được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hoặc số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết thời hạn;
+ Quảng cáo mỹ phẩm thiếu một trong các nội dung sau: tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng chủ yếu của mỹ phẩm trừ trường hợp tính năng, công dụng đã được thể hiện trên tên của sản phẩm; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; các cảnh báo theo quy định.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng như thuốc gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định về quảng cáo mỹ phẩm
+ Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, sản phẩm quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi vi phạm quy định về quảng cáo mỹ phẩm
6. Cơ sở pháp lý quy định về quảng cáo mỹ phẩm
– Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012
– Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo.
– Thông tư số 09/2015/TT-BYT ngày 25 tháng 05 năm 2015 của Bộ Y tế Quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế;
– Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế Quy định về quản lý Mỹ phẩm
– Nghị định 38/2021/NĐ-CP gày 29 tháng 3 năm 2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
– Nghị định 128/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022
7. Dịch vụ tư vấn pháp lý của Văn phòng luật sư Bạch Minh
Tư vấn và hỗ trợ xin giấy phép quảng cáo
– Giấy phép quảng cáo mỹ phẩm
– Giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe
– Giấy phép quảng cáo thuốc
– Giấy phép quảng cáo trang thiết bị y tế
– Giấy phép quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh
Dịch vụ Sở hữu trí tuệ
– Tư vấn và đại diện Sở hữu công nghiệp bảo hộ nhãn hiệu
– Tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ độc quyền của thương hiệu công ty
– Lên kế hoạch đăng ký bộ nhận dạng thương hiệu
– Tư vấn và đại diện Sở hữu công nghiệp liên quan đến việc Đăng ký bản quyền tác giả
Đăng ký doanh nghiệp
– Tư vấn pháp lý và hỗ trợ thủ tục thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp.
– Tư vấn pháp lý và hỗ trợ thủ tục thay đổi các nội dung hoạt động của công ty
– Tư vấn pháp lý về xử lý tranh chấp nội bộ trong công ty
– Soạn thảo các quy chế hoạt động, hợp đồng thương mại, hợp đồng kinh tế …
– Tư vấn và theo dõi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH
– Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao – Hà Đông – T.P Hà Nội
– VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21 Lâm Văn Bền – Quận 7 – T.P Hồ Chí Minh
– Điện thoại/ Zalo/ Viber: 0904.152.023 – 0865.28.58.28
Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Email: luatbachminh@gmail.com