Xin giấy phép quảng cáo thực phẩm

Quảng cáo là một công cụ marketing hiệu quả nhất để giới thiệu và quảng bá về sản phẩm thực phẩm. Thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí, tạp chí, các sự kiện bảng biển, tờ rơi, poste người quảng cáo muốn truyền đạt các hình ảnh ấn tượng bắt mắt, các thông tin tổng hợp nổi bật về sản phẩm về tính năng công dụng của sản phẩm. Việc quảng cáo sẽ giúp mọi người biết đến sản phẩm, từ chỗ biết, nghe hoặc nhìn quen sẽ dẫn đến tin tưởng từ đó kích cầu sức mua của người tiêu dùng đối với các sản phẩm và nâng cao giá trị thương hiệu của Nhà sản xuất. Vậy nhưng làm thế nào để quảng cáo thực phẩm cho đúng quy định và hạn chế các rủi ro vướng mắc về pháp lý cho người quảng cáo? Các quy định liên quan đến Giấy phép Quảng cáo thực phẩm trong năm 2020 có gì khác biệt sẽ được chúng tôi tổng hợp dưới đây:

1. Quảng cáo thực phẩm có cần xin giấy phép không?

Theo Luật quảng cáo hiện hành, không phải mọi sản phẩm thực phẩm khi quảng cáo đều phải xin Giấy phép quảng cáo mà chỉ một số sản phẩm thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người mới phải xin Giấy phép quảng cáo trước khi thực hiện việc Quảng cáo. Cụ thể các sản phẩm thực phẩm dưới đây trước khi quảng cáo phải xin Giấy phép quảng cáo:

–  Quảng cáo các Thực phẩm bảo vệ sức khỏe hoặc

– Quảng cáo Thực phẩm chức năng (tên gọi trước đây)

– Quảng cáo các Thực phẩm dinh dưỡng y học (Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng)

– Quảng cáo các Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt thuộc nhóm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ  sung vi chất dinh dưỡng.

– Quảng cáo các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo như  sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ.

2. Các hình thức và phương tiện quảng cáo thực phẩm phổ biến

2.1 Các hình thức quảng cáo thực phẩm:

Hiện nay, việc quảng cáo thực phẩm được thực hiện chủ yếu bằng các hình thức sau:

+ Quảng cáo thực phẩm bằng Maket cứng, bài viết:

+ Quảng cáo thực phẩm bằng  video hay TVC thể hiện hành ảnh và âm thanh

+ Quảng cáo thực phẩm bằng âm thanh.

Lưu ý: Ứng với một hình thức quảng cáo là một Giấy phép quảng cáo riêng biệt.

2.2 Các phương tiện quảng cáo truyền tải nội dung quảng cáo thực phẩm:

Việc truyền tải nội dung quảng cáo được thực hiện qua các phương tiện chủ yếu sau:

– Quảng cáo trên các báo điện tử: Như Dân trí; Vietnamnet; Dantri; Vnexpress ..hay các Tạp chí chuyên ngành…

– Quảng cáo trên các trang thông tin điện tử, diễn đàn, mạng xã hội: Như Facebook, Google, Youtube, Zalo;

– Quảng cáo trên website của doanh nghiệp và các website kết nối khác.

– Quảng cáo trên các trang thông tin điện tử, diễn đàn, mạng xã hội: Như Facebook, google, Youtube, Zalo;

– Quảng cáo trên đài truyền hình mà cụ thể là các chuyên mục Quảng cáo, các phóng sự, chuyên đề, các kênh chuyên về giới thiệu sản phẩm như: Hãy chọn giá đúng; tv Home Shopping …

– Quảng cáo trên các đài truyền thanh: Như VOV giao thông, đài tiếng nói việt nam..

– Quảng cáo thể hiện bằng các tờ rơi, poste chủ yếu tại được thực hiện tại các nơi tập trung đông người, nơi sinh hoạt cộng đồng như Quảng trường, Sân vận động, Sân bay, nhà ga, Bến cảng, Chợ, Câu lạc bộ, Nhà văn hóa, các điểm bán sản phẩm.

– Quảng cáo thể hiện bằng màn hình điện tử, bảng biển khổ lớn tại các vị trí tập trung đông người hoặc các tuyến đường giao thông trọng điểm.

– Quảng cáo bằng các Pano, áp phích, bảng, biển, băng rôn thể hiện tại các nơi tập trung đông người, dễ quan sát, dễ gây chú ý.

– Quảng cáo bằng việc tổ chức các hội  thảo, hộ nghị chuyên đề để giới thiệu sản phẩm;

– Quảng cáo trên các phương tiện giao thông: Như xe buýt, nhà chờ xe buýt, taxi, xe tải..

– Quảng cáo bằng việc tổ chức đoàn người đi mang theo cờ , khẩu hiệu, biểu trưng.

Lưu ý:

+ Tương ứng với mỗi hình thức quảng cáo, Quý vị sẽ lựa chọn một hay một vài hình thức truyền tải nội dung quảng cáo tương ứng và phù hợp.

+ Đối với việc quảng cáo bằng Bảng biển, Pano, Áp phích khổ lớn, ngoài giấy phép quảng cáo của cơ quan quản lý Nhà nước về An toàn thực phẩm thì phải phù hợp với Quy hoạch quảng cáo ngoài trời và phải được sự cho phép bằng văn bản của cơ quan quản lý chuyên ngành (Sở Văn hóa thể thao; hoặc Sở Giao thông vận tải đối với quảng cáo trên phương tiện giao thông) về việc cho phép đặt bảng biển quảng cáo.

3. Hồ sơ xin cấp Giấy phép quảng cáo thực phẩm như thế nào

Để xin Giấy phép quảng cáo, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:

– Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu do Luật Bạch Minh soạn thảo;

– Bản sao Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

–  Mẫu nhãn sản phẩm có xác nhận của tổ chức, cá nhân quảng cáo;

– Bản sao Giấy Chứng nhận ĐKKD của doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập VPĐD của thương nhân nước ngoài;

– Mẫu nội dung Quảng cáo thể hiện dưới dạng sau:

+ Nếu quảng cáo bằng hình thức Ma két, Maket quảng cáo phải in trên giấy A4 kèm theo file mềm chứa maket quảng cáo.

+ Nếu quảng cáo bằng video (TVC) hay âm thanh (Radio), nội dung quảng cáo được coppy ra Đĩa hoặc USB kèm theo là Kịch bản quảng cáo được thể hiện bằng bản giấy.

+ Nếu quảng cáo thông qua Hội thảo, Hội nghị, Tổ chức sự kiện: Nội dung quảng cáo được thể hiện ở Mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực (trong trường hợp mẫu quảng cáo đã được duyệt nội dung), Ngoài ra phải ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức chương trình hội thảo, hội nghị,  tài liệu, báo cáo trình bày trong hội nghị, hội thảo, các tài liệu phát cho người tham dự; bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên.

– Nếu đơn vị đứng tên trên hồ sơ đề nghị xin Giấy phép quảng cáo là đơn vị được ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền hợp lệ và tài liệu chứng minh tư cách của bên ủy quyền và bên được ủy quyền.

– Đối với các quảng cáo thực phẩm có các tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt và kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng nước ngoài. Bản dịch tiếng Việt phải được công chứng theo quy định của pháp luật.

–  Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm ghi trong bản công bố sản phẩm thì phải có tài liệu khoa học chứng minh (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

– Văn bản thỏa thuận về việc sử dụng hình ảnh nhân vật (diễn viên) nếu trong Maket xuất hiện hình ảnh nhân vật hoặc diễn viên;

– Văn bản, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng Nhãn hiệu nếu trong Maket có xuất hiện hình ảnh Logo, Nhãn hiệu hàng hóa.

–  Văn bản tiếp nhận đăng ký nội dung khuyến mại của cơ quan nhà nước về thương mại nếu trong nội dung quảng cáo có thể hiện việc khuyến mại

4. Các lưu ý khi tiến hành quảng cáo thực phẩm sau khi được cấp phép

Theo quy định, việc quảng cáo thực phẩm phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật quảng cáo và giấy phép quảng cáo được cơ quan quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm đã phê duyệt. Tuy nhiên thực tế dù cho đã được cấp giấy phép quảng cáo nhưng Người quảng cáo vẫn có các vi phạm sau:

– Quảng cáo không đúng với nội dung giấy phép quảng cáo đã được phê duyệt.

Ví dụ: Sản phẩm chỉ xin cấp Giấy xác nhận quảng cáo dưới hình thức Maket cứng, nhưng khi triển khai đã quảng cáo bằng video trên báo chí, trên trang thông tin điện tử, trên facebook. Hoặc

– Trên giấy phép quảng cáo bằng Video, thời lượng quảng cáo là 30 giây, nhưng khi triển khai quảng cáo để cắt giảm chi phí quảng cáo mà người quảng cáo đã yêu cầu Nhà Đài cắt giảm thời lượng quảng cáo chỉ còn 5 hoặc 10 giây. Với thời lượng cắt giảm quá ngắn thì video quảng cáo sẽ không đủ để thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc phải có trong Quảng cáo thực phẩm. 

+ Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

+ Nội dung khuyến cáo: “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”  không được thể hiện rõ đối với quảng cáo bằng hình thức tờ rơi, poste, bảng biển hoặc không đọc rõ ràng nội dung khuyến cáo khi quảng cáo trên báo nói, báo hình.

+ Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “số một” như: “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định.

+ Quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phù hợp với các thông tin trong hồ sơ công bố cụ  thể: Tên sản phẩm quảng cáo không đúng tên sản phẩm trong hồ sơ công bố, Chỉ tiêu thành phần chính của sản phẩm, về công dụng hoặc tác dụng của sản phẩm.

Ví dụ sai phạm:

Thông tin trên hồ sơ Công bố: Một sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, có tên là: Thực phẩm Bảo vệ sức khỏe ABC, có công dụng giúp cho người đang điều trị tiểu đường có thể sức đề kháng, tăng cường sức khỏe bằng các bổ sung thêm một số vitamin có lợi.

Nhưng khi quảng cáo trên báo chí có nội dung sau:

Tên sản phẩm là: Thuốc trị tiểu đường ABC.

Công dụng của sản phẩm là: Giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường 

Như vậy việc quảng cáo nói trên đã có sai phạm về tên sản phẩm và sai phạm về công dụng sản phẩm.

+ Quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe thiếu tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;

+ Quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nội dung so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác;

+ Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

+ Trong nội dung quảng cáo, có xuất hiện hình ảnh, biểu tượng, logo, nhãn hiệu là đối tượng thuộc sở hữu của người khác theo Luật Bản quyền tác giả, Luật Sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại).

+ Quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe dưới hình thức các bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các đơn vị y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ví dụ: Sử dụng biểu tượng của ngành y Dấu thập đỏ trong quảng cáo; Sử dụng hình ảnh nhân vật mặc áo Blu trắng, áo bệnh nhân của bộ bệnh viện nào đó để quảng cáo sản phẩm.

5. Xử lý đối với trường hợp quảng cáo thực phẩm sai giấy phép:

Thông thường, chỉ khi nào nhận được thông báo của các cơ quan quản lý Nhà nước về vi phạm phạm pháp luật quảng cáo thì Người quảng cáo mới quan tâm, để ý. Nội dung thông báo thường sẽ nêu lý do như “ trên một số website, trên báo trí, trên mạng xã hội xuất hiện các quảng cáo sản phẩm thực phẩm vi phạm pháp luật quảng cáo”  và yêu cầu lãnh đạo doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo giải trình. Vậy khi nhận được Thông báo vi phạm pháp luật quảng cáo Doanh nghiệp cần làm gì:

+ Thu thập xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang quảng cáo bị cho là vi phạm, cụ thể:

+ Tìm hiểu các quy định của pháp luật về quảng cáo và các mức xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến quảng cáo:

+ Xác định chính xác từng hành vi vi phạm pháp luật quảng cáo và mức xử phạt vi phạm hành chính: Tự khắc phục đối với các quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm:

+ Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và nội dung giải trình lên làm việc với Cơ quan triệu tập theo đúng thời gian trong Thông báo.

+ Thông thường, trong mỗi Thông báo vi phạm, cơ quan thông báo đã ghi rõ các hồ sơ tài liệu mà Quý vị cần chuẩn bị. Do đó khi nhận được Thông báo Quý vị hãy xem và đọc thật kỹ về danh mục các tài liệu mà họ yêu cầu.

Xem thêm Làm gì khi được thông báo vi phạm pháp luật quảng cáo thực phẩm chức năng?

6. Quảng cáo thực phẩm sai phép bị xử phạt thế nào:

Căn cứ vào các quy định của pháp luật, hành vi vi phạm pháp luật Quảng cáo đối với việc Quảng cáo thực phẩm sẽ bị xử xử phạt vi phạm hành chính bằng Tiền cụ thể:

+ Mức xử phạt bằng tiền đối với Cá nhân vi phạm tối đa là 100 triệu đồng một hành vi vi phạm, 

+ Mức xử phạt bằng tiền đối với  Tổ chức tối đa là 200 triệu đồng một hành vi vi phạm pháp luật quảng cáo.

Ngoài việc xử phạt hành chính bằng tiền, Tổ chức cá nhân vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả dưới đây:

+ Buộc thu hồi lại và tiêu hủy các tài liệu, ấn phẩm quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm như tờ rơi, tạp chí chuyên ngành vi phạm;

+  Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;

+ Buộc xin lỗi công khai tổ chức, cá nhân mà người quảng cáo đã vi phạm khi sử dụng hình ảnh không được phép, so sánh trực tiếp..

+  Buộc tháo dỡ các bảng biển quảng cáo ngoài trời, buộc gỡ hoặc xóa các bài quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên báo chí, trên mạng internet, trên mạng xã hội và các website vi phạm.

+ Buộc đăng tin cải chính công khai trên báo chí về các công tin không chính xác về sản phẩm.

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm quảng cáo thực phẩm không tự nguyện thực hiện việc xử phạt, không thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả thì  tương ứng với từng hành vi vi phạm cơ quan quản lý nhà nước sẽ đề nghị các cơ quan liên quan phối hợp xử lý vi phạm cụ thể:

– Phối với với UBND và cơ quan Công an nơi cá nhân cư trú hoặc nơi tổ chức có trụ sở chỉnh để tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các khoản phạt bằng tiền.

– Đăng tải công khai trên website của Cục ATTP và trao đổi cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí để kịp thời phản ảnh về Thông tin sản phẩm vi phạm quảng cáo, thông tin về doanh nghiệp, địa chỉ website đang quảng cáo vi phạm.

– Đề nghị Bộ Thông tin truyền thông kiểm tra tên miền có đăng tải bài viết vi phạm pháp luật quảng cáo để gỡ bài hoặc đóng tên miền.

– Thu hồi Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã cấp, thu hồi Bản công bố sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được Cục ATTP cấp.

Xem thêm Quảng cáo thực phẩm vi phạm thì bị phạt bao nhiêu tiền

7. Dịch vụ tư vấn xin giấy phép quảng cáo thực phẩm của Luật Bạch Minh

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn hồ sơ, thủ tục và xin Giấy phép quảng cáo. Hãy gọi ngay cho chúng tôi nếu Quý Khách có nhu cầu xin giấy phép quảng cáo hoặc khi cần giải đáp vướng mắc về hồ sơ, thủ tục hoặc nhận được thông báo vi phạm pháp luật về quảng cáo

Mọi thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn liên quan đến giấy phép quảng cáo xin liên hệ

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28

Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Emailluatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay