Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh là một trong thủ tục thành lập đơn vị trực thuộc đơn giản hơn các thủ tục thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện. Địa điểm kinh doanh theo quy định là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể mở địa điểm kinh doanh với số lượng không giới hạn tùy thuộc vào quy mô hoạt động. Hiện nay, doanh nghiệp được mở địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh hoặc ngoài nơi đặt trụ sở chính, chi nhánh công ty.

Doanh nghiệp có trách nhiệm phải thông báo lên Phòng đăng ký kinh doanh về việc mở địa điểm kinh doanh của công ty. Trường hợp công ty không thông báo sẽ bị  xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

I. Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh 

1. Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh

Nội dung thông báo gồm:

a) Mã số doanh nghiệp/ Mã số thuế/ Số đăng ký kinh doanh

b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);

c) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

d) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;

đ) Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

2. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu địa điểm kinh doanh. (Người đứng đầu địa điểm kinh doanh có thể là người đại diện theo pháp luật)

3. Hợp đồng lao động của Giám đốc với người đứng đầu địa điểm kinh doanh (trường hợp người đứng đầu địa điểm kinh doanh không phải là người đại điện theo pháp luật hay thành viên/cổ đông trong công ty)

4. Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

5. Văn bản ủy quyền.

Trường hợp người nộp hồ sơ không phải người đại diện theo pháp luật của công ty, kèm theo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh phải có Văn bản ủy quyền đại diện công ty thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp và bản sao hợp lệ giấy tờ cá nhân của người đi nộp hồ sơ.

II. Quy trình thành lập địa điểm kinh doanh

Cách 1. Công ty nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt địa chỉ địa điểm kinh doanh.

Phòng ĐKKD xem xét hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh trong 3 ngày làm việc.

  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ. Công ty đến bộ phận 1 cửa nhận Thông báo yêu cầu sửa đổi hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ. Công ty đến bộ phận 1 cửa nhận Kết quả – Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động Địa điểm kinh doanh.

Cách 2. Nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo các bước sau:

Bước 1. Đại diện công ty kê khai thông tin tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài Khoản đăng ký kinh doanh

Bước 2.  Đại diện công ty sử dụng Tài Khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 3. Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, Đại diện công ty sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử

Bước 4. Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét, gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp. Trong 2 trường hợp:

– Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ.

– Thông báo hồ sơ về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh trong trường hợp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh hợp lệ.

Bước 5. Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh. Đại diện công ty nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Hình thức nộp hồ sơ:

– Nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

– Nộp qua đường bưu điện

Bước 6. Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử.

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.

Thông báo yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ bằng bản giấy và hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử là không thống nhất.

III. Thủ tục về Thuế sau khi thành lập địa điểm kinh doanh

Sau khi công ty nhận Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động Địa điểm kinh doanh, công ty tiến hành thủ tục liên quan đến thuế đối với địa điểm kinh doanh.

Theo quy định địa điểm kinh doanh phải kê khai thuế phụ thuộc công ty mẹ. Vì vậy, sau khi thành lập địa điểm kinh doanh, công ty chỉ cần tiến hành thủ tục kê khai thuế môn bài và nộp lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh là 1.000.000 đồng/năm và 500.000 đồng đối với công ty nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh từ 1/7 – 31/12 trong năm.

IV. Những ưu điểm và nhược điểm của địa điểm kinh doanh

Ưu điểm của địa điểm kinh doanh

  • Không phải kê khai thuế
  • Hạch toán, kê khai thuế phụ thuộc vào công ty mẹ
  • Thủ tục thành lập và thay đổi

Nhược điểm của địa điểm kinh doanh

  • Hạn chế một số ngành nghề kinh doanh như: xuất, nhập khẩu hàng hóa
  • Không có quyền đăng ký con dấu riêng

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

– Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao – Hà Đông – T.P Hà Nội

– VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21 Lâm Văn Bền – Quận 7 – T.P Hồ Chí Minh

– Điện thoại/ Zalo/ Viber: 0904.152.023 – 0865.28.58.28

Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Emailluatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại TP Hà Nội

Mobile: 0904152023

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh

Mobile: 0865 285828

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Chat với Luật Sư
Chat ngay