Nên lập địa điểm kinh doanh hay Văn Phòng đại diện

Ngoài trụ sở chính, doanh nghiệp có thể thành lập nên các đơn vị trực thuộc để đáp ứng như cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Về mặt  pháp lý, Luật Doanh nghiệp quy định  doanh nghiệp có thể mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh và đây là 3 loại hình đơn vị phụ thuộc của Doanh nghiệp.

Thực tiễn, khi mở rộng hoạt động quy mô sản xuất thì các doanh nghiệp thường lựa chọn mở các cửa hàng, kho hàng, nhà xưởng, điểm giao dịch, văn phòng giao dịch còn nếu chỉ đơn thuần là đại diện để quản lý công việc, xúc tiến các hoạt động thương mại, phát triển quảng bá thương hiệu Doanh nghiệp thường mở Văn phòng đại diện trực thuộc công ty.

Để giúp Quý khách sớm lựa chọn cho mình một mô hình đơn vị phụ thuộc phù hợp với nhu cầu thực tiễn, Chúng tôi xin nêu ra một vài điểm khác biệt chính giữa Địa điểm kinh doanh và Văn phòng đại diện  theo quy định hiện hành.

Nên lập địa điểm kinh doanh hay lập Văn phòng đại diện???

Về mặt khái niệm pháp lý: 

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

 Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Từ khái niệm trên chúng ta thấy  Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp với chức năng đại diện theo ủy quyền, Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh nên không có ngành nghề kinh doanh tại Văn phòng đại diện. Ngược lại, địa điểm kinh doanh là nơi diễn ra toàn bộ hoặc một phần các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp nhưng địa điểm kinh doanh không là đơn vị phụ thuộc hay độc lập.

Về Tên gọi hay cách đặt tên Địa điểm kinh doanh/Văn phòng đại diện:

Mặc dù tên Văn phòng đại diện và tên gọi Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp cùng phải  được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Nhưng khác biệt ở chỗ:

Tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ  cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện.

Ví dụ: Văn phòng đại diện Công ty ABC

Còn địa điểm kinh doanh, Luật Doanh nghiệp không quy định, vì vậy trên thực tế tên Địa điểm kinh doanh thường là:  ‘Địa điểm kinh doanh” ; “Cửa hàng”; “Nhà hàng” ; ‘Kho hàng” “Nhà xưởng”; “Văn phòng giao dịch” cộng với tên Doanh nghiệp

Địa điểm kinh doanh của Công ty ABC lập tại quận Đống đa- Hà Nội có thể đặt các tên sau

+ Địa điểm kinh doanh số 1 Công ty ABC

+ Văn phòng giao dịch số 1 Công ty ABC

+ Cửa hàng số 1 Công ty ABC

Về Mã số thuế:

Văn phòng đại diện có mã số thuế của đơn vị phụ thuộc: Bao gồm dãy số mã số thuế của Công ty và mã số thuế của văn phòng đại diện

Ngược lại, địa điểm kinh doanh không có Mã số thuế, mà chỉ có Mã địa điểm gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999

Về con dấu Văn phòng đại diện:

Văn phòng đại diện được phép đăng ký và sử dụng con dấu cho hoạt động của văn phòng đại diện. Ngược lại, Địa điểm kinh doanh không được đăng ký và sử dụng con dấu.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

– Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao – Hà Đông – T.P Hà Nội

– VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21 Lâm Văn Bền – Quận 7 – T.P Hồ Chí Minh

– Điện thoại/ Zalo/ Viber: 0904.152.023 – 0865.28.58.28

Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Emailluatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay